Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 3 11, 2025 by ModD Leave a Comment

Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu? 4 phương pháp tầm soát

Tầm soát ung thư vòm họng là cách để có thể phát hiện sớm, và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội để điều trị bệnh từ những giai đoạn sớm. Hơn nữa, các triệu chứng của căn bệnh thường không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn. Vì thế, việc đặt câu hỏi tầm soát ung thư vòm họng ở đâu là điều dễ hiểu.

Tìm hiểu chung về ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp nhất trong các loại ung thư đau cổ. Đến từ sự phát triển bất thường ở các tế bào nằm trong vòm họng có thể gây ra ung thư vòm họng. Căn bệnh này thường có chẩn đoán chậm, vì những triệu chứng giai đoạn đầu không rõ ràng, còn mơ hồ nên có thể gây ra nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính.

Bệnh lý này được chia làm 4 giai đoạn, cụ thể

  • Giai đoạn 1: Giới hạn trong vòm họng
  • Giai đoạn 2: Khối u mở rộng ra ngoài khu vực vòm họng.
  • Giai đoạn 3: Khối u lớn
  • Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)

Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư vòm họng

Để tránh bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn thì ung thư vòm họng cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, khi được điều trị ở những giai đoạn đầu thì chi phí cũng sẽ ít tốt kém hơn và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân cũng sẽ không sa sút đi nhiều. 

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng thường mơ hồ, dễ dẫn đến nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đến khi bước vào giai đoạn 2 hoặc 3 thì các triệu chứng lúc này mới có phần rõ ràng hơn. Giai đoạn khác nhau sẽ yêu cầu các lộ trình, phác đồ điều trị khác nhau, tỷ lệ điều trị thành công cũng sẽ dựa vào đó mà khác nhau.

Khi nào cần tầm soát ung thư vòm họng?

Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu?

Bệnh nhân thường có xu hướng mua thuốc tại nhà để điều trị ung thư vòm họng. Điều này tương đối dễ hiểu vì các triệu chứng của ung thư vòm họng không quá rõ ràng, nên người bệnh thường bị nhầm lẫn và cho rằng đó chỉ là các bệnh lý tai mũi họng thông thường. Tuy nhiên, sẽ có một vài dấu hiệu mách bảo rằng đó có thể là triệu chứng của ung thư, cụ thể:

  • Đau đầu, nửa đầu, cơn đau có thể kéo dài âm ỉ, có thể đau mặt và đau sau vùng hốc mắt.
  • Đau, rát cổ họng, khó nuốt, chán ăn.
  • Suy giảm thính lực, nghe kém, ù tai.
  • Mũi có dịch nhầy, có thể có mủ hoặc máu xen lẫn.
  • Thường xuyên có triệu chứng chảy máu mũi.
  • Cơ thể uể oải, kiệt sức và sụt cân không rõ lý do.

Trên đây là một vài dấu hiệu chưa rõ ràng, tuy nhiên các dấu hiệu muộn hơn sẽ là minh chứng cụ thể hơn cho bệnh lý này, có thể kể đến như:

  • Bắt đầu phát triển nghiêm trọng hơn ở các triệu chứng liên quan tai, mắt, mũi.
  • Liệt mặt đến từ việc dây thần kinh bị chèn ép.
  • Nghẹt mũi một bên kéo dài
  • Giảm thị lực do xâm lấn hốc mắt
  • Đau đầu sau gáy
  • Nổi hạch cổ (thường gặp nhất là nhóm II, III)

Đối tượng cần chú ý tầm soát ung thư vòm họng, gồm:

  • Người nhiễm virus Epstein – Barr.
  • Sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Gia đình có tiền sử mắc ung thư vòm họng.

Những phương pháp tầm soát ung thư vòm họng

Sau đây là một vài phương pháp mà bác sĩ sẽ chỉ định, dựa theo triệu chứng và những nghi ngờ:

Nội soi

Vị trí vòm họng nằm sâu bên trong, khó quan sát bằng mắt thường nên sẽ cần thủ thuật nội soi để bác sĩ có thể quan sát các vùng tổn thương bên trong. Đây là phương pháp sử dụng ống nội soi mềm, được gắn camera và kính chuyên dụng nhằm quan sát và kiểm tra lớp niêm mạc và theo dõi các bất thường ở khu vực này.

Tuy nhiên, đây là phương pháp có mặt hạn chế khi nội soi không thể đánh giá chính xác sự xâm lấn cũng như bỏ sót các vị trí nằm bên dưới niêm mạc. 

Lấy mẫu sinh thiết

Trong trường hợp nội soi và phát hiện khối u, lúc này bệnh nhân sẽ được bác sĩ lấy một mẫu nhỏ để xét nghiệm. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về bệnh lý bạn đang mắc phải.

Ngoài ra, không chỉ đối với trường hợp phát hiện, mà bác sĩ có thể lấy mẫu sinh thiết dựa trên nghi ngờ biểu hiện, dấu hiệu của người bệnh, điều này hạn chế tối thiểu việc bỏ sót.

Chẩn đoán hình ảnh

Những thủ thuật chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ có thể đánh giá chính xác đặc điểm khối u như vị trí, kích cỡ và tính chất xâm lấn. Nhờ vậy mà bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phụ hợp nhất, các thủ thuật chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính – CT.
  • Chụp cộng hưởng từ – MRI.
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron – PET/CT.
  • Trường hợp đánh giá di căn xương có thể sử dụng thủ thuật xạ hình xương.

Những xét nghiệm quan trọng khác có thể được yêu cầu:

  • Xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể kháng EBV(Epstein-Barr)
  • Xét nghiệm DNA EBV trong máu (đo lường nồng độ DNA của virus EBV)
  • Marker u là một chỉ điểm quan trọng, giup nhận biết và theo dõi dấu hiệu bất thường của khối u.

Phòng ngừa căn bệnh ung thư vòm họng như thế nào?

Việc thay đổi lối sống cùng những thói quen khoa học, lành mạnh có thể giảm thiểu khả năng mắc ung thư vòm họng, bạn cần chú ý:

  • Bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin cho cơ thể
  • Tránh dùng quá nhiều các loại thực phẩm ướp muối, muối chua như dưa muối, củ kiệu, cá muối, và các loại thực phẩm lên men có chứa nhiều Nitrosamine.
  • Rèn luyện sức khỏe bằng cách tập luyện thể dục thể thao.
  • Thăm, khám sức khỏe định kỳ ở các cơ sở uy tín.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hạn chế khói bụi.
  • Tránh xa môi trường bị ô nhiễm, có hóa chất độc hại.
  • Hạn chế, tránh xa rượu bia và tuyệt đối không được hút thuốc lá.
  • Tầm soát định kỳ với người có nguy cơ cao.
  • Tiêm vắc-xin EBV (khi có).

Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu uy tín?

Tầm soát ung thư vòm họng ở đâu?

Thông qua bài viết này, bạn có thể thấy việc tầm soát ung thư vòm họng quan trọng nhường nào đến sức khỏe, kiểm soát được tình trạng ngay khi chưa có những triệu chứng rõ ràng. Đây cũng được xem là giải pháp tốt nhất, hạn chế việc các khối u đã xâm lấn và di căn lên những bộ phận khác của cơ thể.

Khi có các dấu hiệu kể trên, và người bệnh thường xuyên có những thói quen đã được bài viết nêu rõ. Hãy thực hiện thăm khám tại những phòng khám, cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ có thể thực hiện nội soi, hay kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường. Từ đó mà có thể kiểm soát và đưa ra phác đồ điều trị ngay khi bệnh lý còn ở giai đoạn sớm.

Để có thể nhận hướng dẫn, tư vấn về bệnh lý này, hay kiểm tra và đánh giá tình trạng căn bệnh, triệu chứng của bệnh nhân. Bạn có thể đến phòng khám tai mũi họng Quang Hiền để bác sĩ có thể quan sát, theo dõi các triệu chứng và đưa ra chẩn đoán, cũng như phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 

Mong rằng bài viết tầm soát ung thư vòm họng ở đâu này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin dành cho bạn đọc về triệu chứng, đối tượng cần đi khám ngay. Chúc bạn một ngày tốt lành và hy vọng các triệu chứng có thể thuyên giảm và bạn có thể lấy lại chất lượng cuộc sống trước kia.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 11, 2025 by ModD Leave a Comment

Đau họng không nên ăn gì? 5 loại thực phẩm nên ăn

Đau họng là một triệu chứng phổ biến, có thể đến từ những nguyên nhân bao gồm bệnh lý hoặc đang viêm nhiễm. Đây là tình trạng thường gặp, xuất hiện ở nhiều độ tuổi, tuy không nguy hiểm nhưng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Vì thế mà nhiều bệnh nhân lo lắng, xuất hiện câu hỏi đau họng không nên ăn gì, và nên ăn gì? 

Nguyên nhân gây nên đau họng

Trước khi tìm hiểu đau họng không nên ăn gì và nên ăn gì, việc tìm hiểu nguyên do gây ra đau họng rất cần thiết. Những nguyên nhân dẫn đến đau họng có thể đến từ 2 nhóm chính gồm viêm nhiễm hoặc do bệnh lý, cụ thể là:

Nhiễm trùng trong đó chia ra làm nhiễm trùng do vi khuẩn, hoặc đến từ virus

  • Vi khuẩn: Gồm có Streptococcus và Haemophilus influenzae thường gặp. Trong đó Streptococcus (liên cầu khuẩn) là tác nhân thường gặp, dẫn đến viêm họng liên cầu và bên cạnh đó là H.influenzae có thể gây ra viêm họng cấp hoặc mạn tính.
  • Virus: Có thể kể đến như Adenovirus, gây ra triệu chứng đau họng, kèm sốt, uể oải; Epstein-Barr Virus (EBV), có mối liên hệ với bệnh tăng bạch cầu đơn nhân, gây ra viêm họng nặng.

Bệnh lýĐau họng không nên ăn gì?

  • Dị ứng và kích ứng: Tác nhân gây dị ứng có thể kể đến như phấn hoa, bụi, nấm mốc hoặc lông động vật.
  • Tiếp xúc với môi trường: Môi trường có hóa chất độc hại, khói thuốc lá, khói bụi hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra đau họng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Nguyên nhân gây đau họng mạn tính, acid trào ngược lên khiến vùng niêm mạc họng bị kích ứng.
  • Bệnh lý tại chỗ (u lành/ác tính): U lành tính có thể đến từ polyp dây thanh hoặc u nang họng. Mặt khác, ung ác tính có thể bao gồm ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.
  • Bệnh hệ thống (bệnh tự miễn, bệnh máu…): Đau họng có thể là một triệu chứng đi kèm khi người bệnh mắc viêm khớp dạng thấp hoặc lupus. Bệnh về máu có thể tổn thương họng gồm bạch cầu cấp hoặc tăng bạch cầu đơn nhân.

Một số bệnh lý có triệu chứng đau họng kèm theo:

  • Lao phổi.
  • Trào ngược dạ dày.
  • Mắc bệnh tuyến giáp.
  • Ung thư đầu cổ.

Triệu chứng đau họng có thể gồm:

  • Cảm giác đau, ngứa ở cổ họng.
  • Đau hơn khi nuốt hoặc nói chuyện.
  • Khó nuốt nước bọt, thức ăn.
  • Sưng tấy ở vùng cổ, cằm, lưỡi gà.
  • Khàn tiếng, có thể ho.

Đau họng không nên ăn gì?

Đau họng không nên ăn gì là câu hỏi được mọi người đặt ra rất thường xuyên. Bởi, đây là căn bệnh xuất hiện ở nhiều độ tuổi và rất dễ dàng gặp phải. Thế nên hãy cùng tìm hiểu đau họng nên tránh các loại thực phẩm nào nhé.

1/ Thực phẩm có tính axit

Khi bị đau họng, người bệnh nên tránh các thực phẩm có vị chua, tính axit có thể gây kích ứng cho vùng niêm mạc cổ họng. Gây ra hiệu ứng đau rát, nóng ở vùng cổ họng và làm trầm trọng hơn các tình trạng đau họng.

Một số thực phẩm mà đau họng không nên ăn như chanh, me, cam, bưởi, đồ muối chua,… Trường hợp cần bổ sung vitamin C thì có thể hướng đến các món như đào, dưa, hoặc kiwi.

2/ Thực phẩm cứng, giòn

Khi đau họng không nên ăn các thực phẩm cứng, giòn, vì triệu chứng điển hình nhất là cảm giác đau khi nuốt nên các thực phẩm này sẽ tăng nguy cơ tổn thương vùng họng. Đặc biệt, sự cọ xát có thể khiến vùng họng sưng tấy, thậm chí gây ra chảy máu. 

Một số loại thức ăn cứng, giòn nên tránh có thể kể đến như bánh mì, bắp, khoai,… Người bệnh có thể ăn những loại thực phẩm loãng, mềm như cháo, canh hoặc súp.

3/ Đồ ăn cay, nóng

Thực phẩm cay, nóng có thể khiến cho cơn ho trầm trọng và kéo dài hơn, dẫn đến sưng, đau vùng họng. Các loại thực phẩm cay nóng điển hình như ớt, tiêu, gừng, súp, canh nóng,… 

4/ Các loại thực phẩm đóng hộp

Các loại thức ăn chế biến sẵn, được đóng hộp hầu hết đều chứa chất bảo quản, hãy hạn chế sử dụng và thay vào đó nên chế biến các món ăn đầy đủ dinh dưỡng.

5/ Thức ăn nhanh, thức ăn nhiều chất béo

Bệnh nhân đang đau họng cần tránh các món ăn chứa nhiều chất béo, hay thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên. Các loại thực phẩm giàu chất béo sẽ tốn rất nhiều thời gian tiêu hóa, gây ra hệ lụy khó tiêu. Song, thực phẩm nhiều chất béo cũng kích thích vùng niêm mạc, khiến tình trạng đau rát trở nên trầm trọng hơn.

6/ Nước tạo màu, có gas

Các loại nước có gas có thể gây kích thích vùng niêm mạc, làm tình trạng đau, rát họng nghiêm trọng hơn.

7/ Thức uống, món ăn lạnh

Họng là một khu vực thuận lợi để vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra các bệnh lý như viêm họng cấp. Đối với ai thường xuyên ăn uống đồ lạnh trong thời gian dài như nước đá, kem,… có thể gây ra tình trạng giảm nhiệt độ ở vùng họng, tăng nguy cơ bỏng lạnh, kích ứng niêm mạc gây ra đau rát cổ họng.

8/ Chất kích thíchĐau họng không nên ăn gì?

Người bệnh cũng cần tránh các loại chất kích thích như rượu bia, khói thuốc lá hay cà phê. Những loại chất này có thể gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, khiến có thể mất nước và dẫn đến tình trạng đau, rát, ho kéo dài, ho có đờm.

Nên tránh những loại thực phẩm kể trên và thay vào đó là sử dụng các thực phẩm lành mạnh, cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu vitamin. 

Đau họng nên ăn gì?

Một số thực phẩm mà bệnh nhân đau họng có thể sử dụng:

  • Các loại thức ăn mềm, lỏng: Các loại thực phẩm mềm được hầm, xay nhuyễn hoặc loãng có thể hạn chế tổn thương nặng hơn, giảm cảm giác khó chịu khi nuốt.
  • Những thực phẩm tươi mát, chứa nhiều nước: Các loại trái cây chứa nhiều nước sẽ giúp cổ họng đỡ khô, hạn chế tình trạng đau, rát và giúp dịu cổ họng.
  • Giàu vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên nên chú ý tránh những thực phẩm chua nhiều, có tính axit cao.

Đau họng không nên ăn gì?Giàu kẽm: Kẽm cũng giúp tăng sức đề kháng, sức khỏe tổng quát được cải thiện.

  • Uống đủ nước: Bổ sung đầy đủ nước cũng là cách để tăng sức đề kháng. Nên chú ý uống các loại nước lọc, nước ép hoặc trà, tránh các loại nước đóng chai, tạo màu.

Khi nào đau họng cần gặp bác sĩ?

Khi các triệu chứng đau họng trở nên nặng hơn, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng thì người bệnh cần được thăm khám để bác sĩ có thể đưa ra biện pháp điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu rõ rệt như:

  • Cơ thể uể oải, lừ đừ.
  • Khó nuốt .
  • Khó thở.
  • Sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Phát ban đỏ.
  • Nổi hạch.
  • Đau nhức khớp.
  • Các triệu chứng đau họng không giảm.
  • Có tiền sử mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Cách phòng ngừa đau họng quay trở lại

  • Giữ ấm cho cơ thể khi trời chuyển lạnh và hạn chế uống nước đá, thực phẩm đông lạnh.
  • Đeo khẩu trang thường xuyên.
  • Tránh xa môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Hạn chế các loại thực phẩm chua, cay nóng.
  • Ăn uống khoa học, chế độ dinh dưỡng phù hợp, và uống đủ nước.
  • Tập thể dục, thể thao điều độ.
  • Thăm khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe cổ họng thường xuyên.
  • Hạn chế rượu bia, tránh hút thuốc, hay ở môi trường nhiều khói thuốc lá.

Đây là những cách phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe vùng họng nhằm tránh tình trạng đau họng quay trở lại. Mong rằng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về vấn đề. Và thay vào đó nên ăn gì và làm gì để giảm cơn đau họng. 

Nếu các triệu chứng trở nên nguy hiểm, bạn nên thực hiện thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng trầm trọng. Bạn có thể tham khảo phòng khám tai mũi họng Quang Hiền, nhận tư vấn, hỗ trợ các bệnh lý, tình trạng gây ra đau họng bằng cách liên hệ thông qua hotline hoặc đến trực tiếp địa chỉ được đặt bên dưới.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 11, 2025 by ModD Leave a Comment

2 phương pháp sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh

Việc nghe kém, mất thính lực có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 tai của trẻ. Các em mắc phải trường hợp nghe kém/giảm thính lực sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập và cả giao tiếp xã hội. Việc sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh sẽ giúp phát hiện và đưa ra giải pháp kịp thời, bảo vệ sức khỏe đôi tai toàn diện hơn. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghe kém, khi nào cần sàng lọc và các dấu hiệu nghi ngờ, phát hiện trẻ đang bị khiếm thính.

Khi nào nên sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh?

Tình trạng nghe kém là khi sức nghe của bé bị suy giảm so với thông thường, lúc này trẻ sẽ không nghe được những âm thanh nhỏ, trong khi ngưỡng nghe được xem là bình thường là  ≤15dB (thính lực đơn âm), trường hợp có con số lớn hơn là nghe kém.

Phân độ nghe kém theo WHO:

  • Trẻ có dấu hiệu bình thường: 0-25 dB.
  • Triệu chứng giảm thính lực nhẹ: 26-40 dB.
  • Trung bình: 41-60 dB.
  • Nặng: 61-80 dB.
  • Suy giảm thính lực rất nặng: >81 dB.
  • Điếc hoàn toàn: Không đáp ứng với âm thanh.

Giảm thính lực được phân chia thành nhiều cấp độ, từ nhẹ – trung bình nhẹ – trung bình nặng – nặng và cuối cùng là điếc. Nghe kém đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm do tai biến sản khoa trong quá trình sinh sản, do nguyên nhân khác sau sinh hoặc do bẩm sinh ở trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh sẽ sàng lọc nghe kém trong thời gian từ 24h – 72h. Sàng lọc thính lực cho trẻ cần được tiến hành muộn nhất trong vòng 1 tháng sau khi được sinh ra. Đối với trường hợp trẻ nghe kém được chẩn đoán trong vòng 3 tháng, sau đó tiến hành can thiệp trong vòng 6 tháng.

Theo khuyến cáo của AAP (American Academy of Pediatrics), trẻ cần thực hiện các khâu sàng lọc dựa theo:

  • Sàng lọc trước khi xuất viện (thường là 24-48h sau sinh)
  • Hoàn thành sàng lọc trước 1 tháng tuổi
  • Chẩn đoán xác định trước 3 tháng tuổi
  • Can thiệp trước 6 tháng tuổi

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ nghe kém, mất thính lực

Nguyên nhân bẩm sinh

  • Yếu tố di truyền: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, khi bố mẹ có khả năng nghe kém thì trẻ cũng có nguy cơ nghe kém so với những bé có bố mẹ sở hữu sức khỏe đôi tai khỏe mạnh.
  • Đến từ thời kỳ mang thai: Trong trường hợp người mẹ mắc các bệnh lý như Rubella, herpes hoặc giang mai thì trẻ có khả năng bị nghe kém, hoặc thậm chí là điếc. Hoặc mẹ mang thai đang sử dụng các loại thuốc như điều trị sốt rét, lợi tiểu có thể tác động lên sức khỏe đôi tai của trẻ. Bên cạnh đó có thể đến từ nhiễm trùng ối, một số dị tật khác ở những vị trí như tim, mắt, ống tai, vành tai,…

Tai biến sản khoa trong khi sinh 

  • Sinh non có cân nặng thấp: Trường hợp trẻ sinh non và có cân nặng dưới 1kg5 thì sẽ đối mặt với nguy cơ nghe kém hơn so với những bé đủ tháng. 
  • Vàng da sau sinh: Đối với những trẻ gặp tình trạng vàng da nặng có thể gây ra vấn đề nghe kém vì tổn thương thần kinh nghe. Điều này đến từ việc tăng bilirubin một cách tự do, gây tổn thương thần kinh thính giác thân não.
  • Trẻ bị thiếu oxy khi sinh: Khi không có đủ oxy thì khả năng của ốc tai sẽ không được đảm bảo. Đối với những trẻ khi sinh bị ngạt, thiếu oxy có thể tổn thương các tế bào hạch ốc tai. Đặc biệt, nếu trẻ thiếu oxy nặng có thể dẫn đến ốc tai bị tổn thương trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng nghe của bé/

Do nguyên nhân khác sau sinh

  • Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn có thể kể đến 2 trường hợp là viêm tai mạn tính và viêm màng não. Viêm tai sẽ có thể gây ra nghe kém dẫn truyền, ở mức độ nhẹ đến trung bình. Mặt khác, viêm màng não sẽ có di chứng giảm thính lực ở cấp độ khác nhau. Đặc biệt lưu ý với trường hợp viêm màng não mủ, gây ra nguy cơ điếc cao, thậm chí có thể điếc vài ngày sau khi mắc bệnh.
  • Chấn thương: Các chấn thương nằm ở vùng đầu, và tai là một trong những yếu tố gây nên giảm thính lực. Điều này có thể dẫn đến nghe kém tạm thời hoặc vĩnh viễn, vì các cấu trúc của tai bị ảnh hưởng bởi các chấn thương vùng đầu.
  • Dùng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh như gentamicin, hoặc tobramycin,… Có thể gây ảnh hưởng lên bộ phận ốc tai, hoặc xâm nhập và phá huỷ tế bào thân kinh/tế bào ốc tai gây ra nghe kém.
  • Tiếng ồn lớn: Tiếng ồn trên 115dB có thể gây ra nghe kém hoặc điếc dù chỉ tiếp xúc 1 lần trong quãng thời gian ngắn (3-15 phút). Tuy nhiên, khả năng nghe của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng dù chỉ tiếp xúc với âm thanh có cường độ trên 100dB.

Bên cạnh đó có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm: quai bị, sởi, nút ráy tai, dị vật trong tai, động kinh,…

Dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị khiếm thính

Sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh

Thủ thuật sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh 

Trẻ có khả năng nghe kém từ khi còn nhỏ mà không được điều trị kịp thời có thể không phục hồi ngôn ngữ như bao đứa trẻ khác. Chưa kể đến việc này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học tập của bé. Vì thế mà các phương pháp sàng lọc và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con em:

Đo lường âm thanh truyền ra từ ốc tai

Khi âm thanh truyền vào ốc tai, tín hiệu sẽ được đưa tới não, lúc này sẽ có thêm 1 âm thanh khác (riêng biệt) truyền từ ốc tai vào trở lại ống tai, đây là âm thanh “truyền ra” từ ốc tai. Sau đó, âm thanh sẽ được bác sĩ ghi vào qua micro và trở thành hình ảnh trên Tv, phương pháp này thường kéo dài khoảng 5-8 phút. 

Trường hợp có âm thanh được truyền ra, bao gồm những âm thanh quan trọng cho sự phát triển khả năng nghe sau này thì trẻ được xem là đã vượt qua bài test.

Quan sát đáp ứng âm của cuống não

Đo lường các xung điện được truyền từ tai đến não khi phản ứng với âm thanh, đồng thời đo lường sự gắn bó của hệ thống nghe. Âm thanh truyền tới não sẽ được các điện cực ghi lại và trình chiếu lên màn hình. Phương pháp này kéo dài trong khoảng 5-10 phút.

Đây là 2 phương pháp có độ chính xác cao, không gây ra đau đớn và là thủ thuật không xâm lấn. Đo lường âm thanh truyền từ ốc tai thường đơn giản và có giá rẻ hơn nhưng sẽ có tỷ lệ dương tính “giả” cao hơn so với phương pháp còn lại.

Việc sàng lọc nghe kém ở trẻ là vô cùng quan trọng

Đối với các trẻ em nghe kém, hoặc thậm chí mất thính lực thì hành trình khôi phục lại sức khỏe đôi tai để con em có thể nghe, nói sẽ yêu cầu nhiều công sức và sự kiên nhẫn đến từ bậc phụ huynh và bác sĩ. 

Vì thế mà việc sàng lọc nghe kém ở trẻ rất cần thiết, nhằm phát hiện và đưa ra những giải pháp kịp thời nhất. Những trường hợp trẻ bị khiếm thính cần xác định và điều trị trước 6 tháng sau sinh.

Biện pháp phòng ngừa nghe kém ở trẻ

Để có thể bảo vệ sức khỏe đôi tai con em toàn diện, hãy chú ý những biện pháp ngăn ngừa nghe kém này:

  • Mẹ mang thai cần nghỉ ngơi điều độ, chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đủ vitamin.
  • Mẹ cần tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng ngăn ngừa các bệnh nghe kém ở trẻ.
  • Phòng tránh những căn bệnh nhiễm trùng sau sinh.
  • Theo dõi và điều trị các bệnh lý tai mũi họng.
  • Điều trị sớm các trường hợp vàng da.
  • Khám thai định kỳ: Kiểm soát, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
  • Tránh các thuốc độc với tai trong khi mang thai: Không tự ý sử dụng các loại thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Tiêm phòng đầy đủ (đặc biệt là rubella): Tiêm phòng theo khuyến nghị để ngăn ngừa khả năng có dị tật tai bẩm sinh, làm giảm khả năng nghe của trẻ.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý trong thai kỳ: Các bệnh lý như đái tháo đường, cao huyết áp,… cần được theo dõi sát sao trong quá trình mang thai.
  • Theo dõi sát các yếu tố nguy cơ cao: Những yếu tố có nguy cơ cao bao gồm những bé sinh non, nhẹ cần hoặc tiền sử gia đình có người bị khiếm thính.

Con người học hỏi và giao tiếp bằng cách nghe, điều này cho thấy thính lực quan trọng như thế nào trong khả năng đọc hiểu của con em. Vì thế, việc sàng lọc và thăm khám ngay khi trẻ có các dấu hiệu trên là điều cần thiết. 

Nếu con em có các dấu hiệu trên, hoặc bạn cần sàng lọc nghe kém ở trẻ sơ sinh để phòng tránh, ngăn ngừa các khả năng trẻ bị mất thính lực, hoặc suy giảm thính lực. Thì bạn có thể liên hệ với phòng khám tai mũi họng Quang Hiền, tại hotline hoặc địa chỉ bên dưới đây. Chúc mẹ và bé có nhiều sức khỏe tổng quát nói chung và đôi tai nói riêng.

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Website: https://taimuihongdanang.com
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 21
  • 22
  • 23
  • 24
  • 25
  • …
  • 65
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: Top 5 Địa Chỉ Massage Xông Hơi Cho Nam Tại Phan Thiết: Giảm 71% Chỉ 299K – Giải Ngay Nhức Mỏi!
  • Bảo vệ: Top 10 Địa Chỉ Massage Phan Thiết Uy Tín – Kết Hợp Hoàn Hảo Du Lịch & Thư Giãn
  • Bảo vệ: Mua Hộ Hàng Mỹ Uy Tín: Bí Quyết Tránh Hàng Giả & Giải Pháp Tiết Kiệm 100% Rủi Ro
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in