Rating là một chỉ số xếp hạng mà chúng ta thường thấy nó được nhắc đến ở các bộ phim, các chương trình truyền hình… Vậy rating là gì? Tầm quan trọng của rating trong ngành truyền thông như thế nào?
Rating là gì?
Rating có nghĩa là xếp hạng, là đơn vị đo lường được sử dụng trong ngành truyền thông để xác định quy mô khán giả cho một nội dung truyền thông cụ thể, chẳng hạn như: chương trình truyền hình, quảng cáo hoặc tập phim. Rating cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về mức độ phổ biến và phạm vi tiếp cận của một phần nội dung cụ thể.
Đơn vị dùng để biểu thị rating
Có 2 đơn vị thường được sử dụng để biểu thị rating:
Tỷ lệ phần trăm tương đối (%): Tỷ lệ phần trăm tương đối biểu thị tỷ lệ trong tổng số khán giả đã xem một chương trình hoặc tập cụ thể.
Số tuyệt đối (000): Con số tuyệt đối biểu thị số lượng người xem thực tế tính bằng nghìn.
Ví dụ: Ở Đà Nẵng, chương trình truyền hình “2 ngày 1 đêm” có rating 10% hay 100 000, nghĩa là ở Đà Nẵng, trung bình một phút, có 20 nghìn khán giả đã xem chương trình 2 ngày 1 đêm, tương ứng với 10% dân số Đà Nẵng.
Cách xác định phim/chương trình có rating cao hay không?
Việc tìm ra chỉ số rating chính xác của một bộ phim hoặc chương trình có thể là một thách thức vì thông tin này thường chỉ được các đài, công ty sản xuất và cơ quan truyền thông cung cấp. Tuy nhiên, có một số chỉ số có thể giúp xác định phim hoặc chương trình có xếp hạng cao hay không. Cụ thể:
Số lượng quảng cáo
Một cách để đánh giá mức độ phổ biến của một bộ phim hoặc chương trình là quan sát số lượng quảng cáo được chèn vào.
Nếu bạn nhận thấy một lượng lớn quảng cáo xen kẽ trong phim hoặc chương trình, điều đó cho thấy rằng bộ phim hoặc chương trình đó đang thu hút một lượng lớn khán giả.
Các nhà quảng cáo đưa ra quyết định về nơi đặt quảng cáo sản phẩm của họ hoặc trở thành nhà tài trợ dựa trên chỉ số rating được tổng hợp cho bộ phim hoặc chương trình.
Thời gian phát sóng
Chú ý đến thời gian phát sóng có thể cung cấp thông tin chi tiết về rating tiềm năng của phim hoặc chương trình.
Các khung giờ chính, chẳng hạn như các giờ từ 8 giờ tối đến 10 giờ tối thường được coi là giờ xem chính với lượng khán giả lớn hơn. Phân tích từ các hệ thống đo lường khán giả như vietnam-TAM, xác nhận rằng phim hoặc chương trình chiếu trong những khung giờ này có cơ hội đạt rating cao hơn so với các khung giờ khác.
Tương tác trên mạng xã hội
Mức độ quan tâm và tương tác trên các nền tảng mạng xã hội cũng có thể đóng vai trò là chỉ báo về mức độ phổ biến của một bộ phim hoặc chương trình.
Nếu bạn thấy có nhiều cuộc thảo luận, bài viết, video và tương tác xung quanh nội dung của phim hoặc chương trình trên các nền tảng như trang người hâm mộ Facebook, TikTok hoặc Instagram, điều đó có thể phản ánh mức độ quan tâm và lượng người xem phim hoặc chương trình.
Mặc dù các chỉ số xếp hạng chính thức thường chỉ có các chuyên gia trong ngành mới có thể tiếp cận được. Nhưng việc xem xét các yếu tố này cũng có thể cung cấp những manh mối về mức độ phổ biến của một bộ phim hoặc chương trình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến rating
Việc đánh giá rating chính xác đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau như:
Nhóm đối tượng mục tiêu.
Vị trí địa lý và khoảng thời gian cụ thể.
Ví dụ: Một chương trình có xếp hạng cao đối với thanh thiếu niên có thể không có xếp hạng cao đối với người lớn. Tương tự, các khu vực có thể tác động đáng kể đến xếp hạng. Một chương trình có thể rất nổi tiếng ở quốc gia này nhưng lại không nổi tiếng ở quốc gia khác do sự khác biệt về văn hóa.
Khoảng thời gian cụ thể khi phân tích xếp hạng
Ví dụ: Xếp hạng của một chương trình truyền hình cho một tập cụ thể, một tuần hoặc thậm chí cả mùa có thể có sự thay đổi rõ rệt. Tỷ suất tăng đột biến trong các tập đầu tiên hoặc tập cuối là điều bình thường và điều cần thiết là phải xem xét xu hướng chung thay vì các tập riêng lẻ.
Thị hiếu của khán giả
Mặc dù rating cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về sở thích của khán giả nhưng chúng không nên được coi là yếu tố quyết định duy nhất về chất lượng hoặc sự thích thú của nội dung truyền thông. Các cá nhân khác nhau có thị hiếu và sở thích khác nhau, điều này có thể không phải lúc nào cũng phù hợp với xếp hạng chung.
Ví dụ: Một bộ phim được giới phê bình đánh giá cao có thể có xếp hạng thấp hơn nếu thể loại hoặc chủ đề của nó không phục vụ được nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nó vẫn có thể chứa đựng giá trị nghệ thuật hoặc văn hóa to lớn.
Sở thích, văn hóa khu vực, quốc gia
Sở thích cũng đóng một vai trò quan trọng trong xếp hạng. Một số thể loại hoặc chủ đề có thể cộng hưởng với các nền văn hóa hoặc quốc gia dẫn đến rating cao hơn ở những khu vực đó.
Sự đa dạng về các yếu tố ảnh hưởng đến rating có thể giúp chúng ta hiểu được bối cảnh đằng sau xếp hạng và tôn trọng thị hiếu cá nhân.
Các công cụ đo rating là gì?
Việc đo lường rating thường sử dụng phương pháp cũng như công nghệ chuyên nghiệp và được các công ty chuyên đo lường xếp hạng sử dụng.
People Meter
Một trong những công nghệ phổ biến nhất được sử dụng để đo lường xếp hạng là People Meter. Nó là một thiết bị được lắp đặt tại các hộ gia đình được chọn để thu thập dữ liệu về lượng người xem. Nó có thể ghi lại các thông tin như lựa chọn kênh, thời lượng xem và chi tiết nhân khẩu học của người xem.
Bằng cách sử dụng dữ liệu này, các công ty đo lường rating sẽ ngoại suy số lượng người xem để thể hiện chính xác lượng người xem. Họ xem xét các yếu tố như độ tuổi, giới tính và vị trí địa lý – là dữ liệu đại diện cho đối tượng mục tiêu.
Đo lường trực tiếp
Các nhà nghiên cứu có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp ở những nơi đông người để đo lường xếp hạng thông qua phương pháp trực tuyến. Bằng cách thu thập thông tin phỏng vấn, nhà sản xuất tính toán tỷ lệ người có câu trả lời giống hệt nhau cao nhất để đưa ra chỉ số đánh giá chính xác. Ngoài ra, các phương pháp thống kê được sử dụng bằng cách sử dụng dữ liệu có nguồn gốc ngẫu nhiên.
Đo lường bằng tương tác của khán giả
Một phương pháp khác liên quan đến việc đo lường chỉ số xếp hạng dựa trên tương tác của khán giả thông qua các nền tảng tiếp thị kỹ thuật số như Google, Facebook và YouTube.
Điều này thường được thực hiện thông qua các buổi phát trực tiếp hoặc phát sóng trực tuyến các chương trình trên các nền tảng này. Cách này cung cấp cho nhà sản xuất những thông tin về tỷ lệ người xem trong quá trình phát sóng trực tuyến.
Tầm quan trọng của rating trong ngành truyền thông
Rating đóng một vai trò quan trọng trong ngành truyền thông, nó cung cấp thông tin chi tiết về sở thích và hành vi của khán giả.
Chúng đóng vai trò là chỉ số chính cho các nhà quảng cáo và người sáng tạo nội dung để đánh giá tính hiệu quả của chiến lược tiếp thị và chương trình của họ.
Đối với các ngành truyền hình, rating giúp xác định sự thành công và mức độ phổ biến của chương trình. Ratting cao hơn cho thấy mức độ tương tác của khán giả lớn hơn, điều này có thể dẫn đến tăng doanh thu quảng cáo, tài trợ và khả năng gia hạn cho các mùa trong tương lai.
Các nhà quảng cáo chủ yếu dựa vào rating để đưa ra quyết định phân bổ ngân sách quảng cáo của họ ở đâu. Bằng cách phân tích xếp hạng, họ có thể xác định các chương trình hoặc khung giờ có lượng người xem cao, đảm bảo quảng cáo của họ tiếp cận được lượng khán giả lớn và phù hợp.
Hơn nữa, rating đóng vai trò là chuẩn mực cho sự cạnh tranh giữa các nền tảng phát trực tuyến. Cuộc chiến giành ưu thế về xếp hạng thường dẫn đến việc tạo ra nội dung sáng tạo và hấp dẫn để thu hút và giữ chân người xem.
LỜI KẾT
Hiểu rating là gì rất quan trọng đối với tất cả các bên liên quan trong ngành truyền thông. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về chỉ số rating và hiểu được rating chương trình A 5% là như thế nào.
Đừng ngại và đừng tự ti vào bản thân mình, hãy cho mình những cơ hội mà bản thân cảm thấy phù hợp rồi tự tin mà bước tiếp. Hãy dành một ít thời gian để cho bản thân mình được thư giãn cũng như hãy xem những bộ phim bổ ích nếu muốn học hỏi. Dưới đây là top 6 bộ phim kinh điển truyền cảm hứng trong kinh doanh mà bạn nên xem. Biết đâu được bạn rút ra cho bản thân một ý tưởng kinh doanh nào đó thì sao ?
Kinh doanh là một việc không hề đơn giản đối với chúng ta. Một người có đam mê với kinh doanh sẽ không ngừng học hỏi, tìm kiếm con đường phù hợp cho bản thân họ. Nhưng trong hành trình đó không phải lúc nào cũng gặp nhiều điều may mắn tốt đẹp. Sẽ có những lúc bạn cảm thấy chông chênh, không biết bắt đầu từ đâu, học hỏi từ những người nào thì tốt.
Thiếu niên bạc tỷ
Bộ phim được sản xuất vào năm 2011 với sự góp mặt của Phud Phochon, Piak Poster.
Dựa theo một câu chuyện có thật về một cậu nhóc người Thái. Từ một cậu bé nghiện game online, cậu đã nhanh chóng trở thành tỷ phú. Bí mật nào đã giúp cậu tạo nên điều kì diệu đó?
Ở tuổi cậu, liệu chúng ta có thể làm được thế này chăng?
16 tuổi: kiếm được 400,000 baht/tháng nhờ game online
17 tuổi: sẵn sàng bỏ học để bán hạt dẻ với doanh thu 2,000 baht
18 tuổi: Gia đình phá sản để lại số nợ lên đến 40 triệu baht
19 tuổi: Kinh doanh rong biển sấy “Tao Kae Noi” tại hơn 3,000 chi nhánh của hệ thống 7-Eleven
26 tuổi: một doanh nhân thành đạt với 85% thị phần, thu về 800 triệu Baht/ năm, cùng nhà máy với hơn 2,000 nhân viên
Không ai biết, cậu từng là một con nghiện game online, một thiếu niên cấp 3 mà cả thầy cô lẫn phụ huynh đều lo lắng sau khi tốt nghiệp sẽ không thể kiếm nổi tiền nuôi thân, bỗng trở thành thiếu niên bạc tỷ như ngày hôm nay.
Xuyên suốt bộ phim là cả một hành trình đầy rẫy những khó khăn mà Top phải trải qua. Nhưng cho dù có khó khăn đến mấy thì cậu cũng không bao giờ từ bỏ ước mơ mà mình đang theo đuổi.
Đừng bỏ lỡ bộ phim này nhé ! Nó là một bộ phim rất đáng xem, giúp bạn có thêm động lực bước tiếp trên con đường kinh doanh của mình.
Sói già phố Wall
Sói Già Phố Wall là một bộ phim thuộc thể loại tiểu sử hài kịch. Kịch bản được viết bởi Terence Winter được chuyển thể từ cuốn hồi ký cùng tên bởi Jordan Belfort kể lại bằng nhân vật Belfort trong sự nghiệp của mình, một môi giới chứng khoán tại Thành phố New York và làm thế nào mà công ty của ông Stratton Oakmont tham gia vào tham nhũng tràn lan và gian lận trên Phố Wall mà cuối cùng dẫn đến sự thất bại của ông.
Phim được phóng tác dựa trên kịch bản chuyển thể từ cuốn hồi ký nổi tiếng ăn khách của Jordan Belfort, một tay buôn bán cổ phiếu khét tiếng trên sàn chứng khoán phố Wall. Khi kiếm được hàng tỷ USD bằng việc lừa gạt khách hàng và đốt sạch số tiền vào những thói chơi xa xỉ như mua xế hộp đắt tiền, dinh thự sang trọng, du thuyền, rượu mạnh, gái và chất gây nghiện..
Sau đó, hắn bị vào tù 20 tháng từ chối hợp tác với cảnh sát điều tra trong vụ bê bối chứng khoán giả mạo. Vụ bê bối này đã suýt nữa làm sụp đổ cả phố Wall vào thập niên 90, dính líu đến giới ngân hàng và cả các băng đảng mafia.
The Wolf of Wall Street đã phản ánh sự thăng trầm của thế giới tài chính Wall Street cùng với những cuộc tiệc tùng chơi bời ngập trong ma túy và rượu chè, cuối cùng đã làm đảo lộn cuộc sống của những con người đắm chìm trong nó…
Nội dung và hình ảnh của bộ phim đã gây một số tranh cãi, nhưng vẫn là một bộ phim đáng xem. Bài học của Sói già phố Wall là nhà đầu tư cần có sự quyết đoán trong các quyết định đầu tư của mình. Đây là một đức tính rất cần thiết khi bạn tham gia vào cuộc chơi trên thị trường chứng khoán.
Thực tập sinh ( The intern )
The Intern là một phim hài Mỹ 2013 được đạo diễn bởi Shawn Levy, biên kịch Vince Vaughn và Jared Stern, và được sản xuất bởi Vaughn và Levy. Vince Vaughn và Owen Wilson vào vai hai người bán hàng mới mất việc phải cạnh tranh với những người trẻ hơn và nhiều hiểu biết công nghệ hơn để có được công việc tại Google.
The internship Billy (Vince Vaughn) và Nick (Owen Wilson) là nhân viên bán hàng có sự nghiệp và cuộc sống đang bị cản trở bởi thế giới kỹ thuật số hiện nay. Cố gắng để chứng minh họ không phải là những con người lỗi thời, bất chấp sự kém hiểu biết về thời đại bằng cách tham gia một khóa thực tập đáng mơ ước ở Google , cùng với một nhóm các sinh viên đại học xuất sắc.
Thế nhưng, tìm được lối vào đến với điều không tưởng này mới chỉ là một nửa quãng đường. Bây giờ họ phải cạnh tranh với một nhóm những thiên tài ưu tú nhất, am hiểu công nghệ nhất trên thế giới để chứng minh rằng: chỉ có cái khó mới ló cái khôn.
Lý do ad muốn đưa bộ phim này vào Top 6 những bộ phim kinh điển truyền cảm hứng là vì: ad nghĩ nó sẽ phù hợp cho những bạn sinh viên năm ba, năm tư hay những bạn sinh viên mới ra trường. các bạn nhớ rằng kinh doanh không chỉ đầu từ vào những thứ mình muốn nhắm đến mà còn phải đầu tư cho bản thân những kiến thức tốt nhất. Và một điều quan trọng, đạo đức nghề nghiệp và kiến thức là 2 yếu tố song song mà bạn cần học hỏi và cân bằng.
Bay lên bầu trời ( Up in the air )
Bay Lên Bầu Trời là bộ phim Mỹ hài-kịch tính nói về cuộc đời bay từ nơi này sang nơi khác của Ryan Bingham. Nhờ vào những nguyên tắc sống riêng Ryan Bingham vượt lên trên, di chuyển nhanh hơn, được ưu tiên hơn. Nhưng mọi chuyện đảo lộn khi đồng nghiệp Natalie Keener, cô bé vừa tốt nghiệp đại học hạng ưu về công ty của anh và đề ra một chính sách cải tiến cho công ty: để tiết kiệm chi phí đi lại, từ nay họ sẽ đuổi việc nhân viên qua webcam.
Trong phim, Ryan hiểu rằng nếu điều đó được thông qua, đời gã sẽ “vô gia cư”, không còn những chuyến bay đi về. Ryan phải chứng minh rằng đuổi việc là một nghệ thuật đòi hỏi có sự giao tiếp trực tiếp giữa người và người.
Nghe có vẻ “hắc não” nhưng bộ phim lại một lần nữa đem đến những tình huống vô cùng hấp dẫn.
Up in the air chính là thái độ của con người khi đối mặt với những vấn đề đầy áp lực và thách thức của cuộc sống. George Clooney đã làm được điều đó với vẻ bề ngoài lịch lãm, cứng rắn, đầy kinh nghiệm pha chút giễu cợt.
Với một tính cách nặng về nguyên tắc, bình tĩnh và cô độc, làm một công việc hem giống ai, nhân vật Ryan Bingham hứa hẹn hé lộ cho người xem về những kinh nghiệm và quan sát lạ đời.
Và quả thc, người xem đã cười lên thích thú trước những đối thoại bất ngờ, sắc bén song vẫn rất thực tế giữa hai nhân vật Ryan và Natalie.
Cuộc sống tươi đẹp
Là một bộ phim hài kịch của Ý năm 1997 thực hiện bởi đạo diễn và diễn viên Roberto Benigni, người đồng sáng tác các bộ phim với Vincenzo Ceramic. Benigni đóng Guido Orefice, một người do Thái chủ cửa hàng sách, người phải sử dụng trí tưởng tượng phong phú của mình để che chắn cho con trai khỏi những điều kinh hoàng trong một trại tập trung của Đức quốc Xã. Một phần của bộ phim đến từ lịch sử gia đình của Benigni; trước khi sinh Roberto, cha ông đã sống ba năm tại trại tập trung Bergen-Belsen.
Bộ phim là một thành công quan trọng về tài chính, Benigni chiến thắng các Giải Oscar cho Nam diễn viên xuất sắc nhất và Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất vào lễ trao giải Oscar lần thứ 71 của Viện Hàn lâm.
Năm 1930 tại Ý, Guido Orefice là một chàng trai Do Thái trẻ, người đang từ bỏ cuộc sống cũ để làm việc trong một thành phố nơi chú anh sống. Guido hài hước và nhạy bén, luôn vượt qua mọi khó khăn.
Anh phải lòng một cô gái tên Dora. Sau đó, anh gặp cô trong thành phố một lần nữa, cô là một giáo viên. Nhưng Dora bị bắt phải đính hôn với một người giàu có, kiêu ngạo, một quan chức chính quyền địa phương, là người mà Guido thường xuyên đụng độ.
Guido gây ra nhiều sự cố “ngẫu nhiên” để hiện sự quan tâm của mình với Dora. Cuối cùng Dora thấy được tình cảm đó và cùng chống lại sự sắp đặt. Anh ta cướp cô từ bữa tiệc đính hôn của cô trên một con ngựa, đó là sự nhục nhã với vị hôn phu của cô và mẹ cô. Đến năm 1939 họ đã kết hôn và có một con trai, Giosuè.
https://www.youtube.com/watch?v=jdKXJJPuhT4
Đây cũng là một bộ phim được đánh giá trong top 6 bộ phim kinh điển truyền cảm hứng trong kinh doanh mà bạn nên lưu ý.
Cuộc đời Steve Jobs – Steve Jobs
Steve Jobs, tên thật Steven Jobs, là người gắn liền với hãng Apple kể từ khi tập đoàn công nghệ máy tính lừng danh ra đời. Ông truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ thông qua các sản phẩm đột phá, đồng thời để lại nỗi tiếc thương vô hạn khi ra đi vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56 hồi mùa thu năm 2011.
Chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm, người ta được theo dõi ba bộ phim tài liệu, cũng như hai phim điện ảnh xoay quanh cuộc đời ông. Nếu như phim Jobs (2013) của đạo diễn Joshua Michael Stern và tài tử Ashton Kutcher là tác phẩm độc lập, bị cả giới phê bình lẫn công chúng thờ ơ, thì Steve Jobs (2015) lại đang được đánh giá có cơ hội lớn tại Oscar 2016, đặc biệt là ở các hạng mục diễn xuất. Song, không phải ai cũng thấy hài lòng về bộ phim.
Bộ phim là cả cuộc hành trình về cuộc đời của ông. Là người thành lập nên Apple, ông đã phải trải qua những thăng trầm trong quá trình gây dựng nó. Nhưng với lòng tin và sự hiểu biết, ông đã thành công.
Top 6 bộ phim kinh điển truyền cảm hứng trong kinh doanh đã đưa ra những bộ phim vô cùng hấp dẫn và đáng xem. Hãy dành ít thời gian để xem và đánh giá theo cách của bạn nhé !
Top 4 những bộ phim truyền cảm hứng trong học tập có thể sẽ giúp bạn tạo động lực trong học tập, hoàn thành mục đích của chính bản thân mình. Hãy dành một ít thời gian để xem những bộ phim này, nó như một liều thuốc tinh thần dành cho bạn trong những lúc khó khăn.
Đối với các bạn học sinh và sinh viên, công việc và học tập đôi khi làm bạn cảm thấy vô cùng áp lực. Đôi lúc nó làm bạn cảm thấy chán nản, muốn buông bỏ mọi thứ. Làm sao để giúp bạn giải thoát những áp lực căng thẳng đó và tạo động lực cho bạn ? Những bộ phim truyền cảm hứng học tập dưới đây có thể giúp bạn có cái nhìn mới về việc học.
1. Flying Colors – Cô nàng xếp hạng chót (2015)
Flying Colors là phim điện ảnh hài chính kịch Nhật Bản dành cho giới trẻ do Nobuhiro Doi đạo diễn, dựa theo một câu chuyện có thật. Bộ phim được công chiếu tại các rạp ở Nhật Bản vào ngày 1 tháng 5 năm 2015. Bộ phim này đã nằm trong top 4 mỗi khi nhắc mình đến những phim truyền cảm hứng trong học tập.
Nội dung phim dựa trên tiểu thuyết bán chạy nhất ( Gakunen Biri no Gyaru ga 1 nen de Hensachi o 40 Agete Keio Daigaku ni Geneki Gokaku Shita Hanashi) của Tsubota Nobutaka, hiệu trưởng một trường tư thục.
Bộ phim xoay quanh cô nữ sinh trung học Sayaka Kudo là một cô gái trang điểm thời thượng theo phong cách gyaru, ngọt ngào đáng yêu. Mỗi ngày, cô đều trang điểm đậm, cùng bạn bè chơi bời quên ngày tháng, không hề để tâm đến việc học hành, vì vậy thành tích học tập luôn đứng ở hạng chót.
Sayaka lại tự buông xuôi, cho rằng dù sao bản thân cũng rất ngốc nghếch, vì vậy cô đã lãng phí tuổi thanh xuân của mình, không đoái hoài trường lớp.
Mẹ cô rất lo lắng, vì nếu cứ thế này, có lẽ việc học đại học ở trường liên thông cũng rất khó, vì vậy bà đề nghị cô tham gia lớp học bổ túc. Ở đó, Sayaka đã gặp được thầy Tsubota Yoshitaka.
Lần đầu tiên gặp mặt, thầy Tsubota bị mái tóc vàng, khuôn mặt trang điểm đậm, tai đeo nữ trang, quần áo hở hang của Sayaka làm cho giật mình bối rối. Nhưng rồi với tính cách phóng khoáng, thoải mái của mình, hai thầy trò đã nhanh chóng trở nên thân thiết.
Qua bài kiểm tra ngắn, thầy giáo phát hiện ra tuy Sayaka đã là học sinh năm thứ hai cao trung, nhưng trình độ kiến thức của cô chỉ bằng học sinh lớp 4.
Đối mặt với một thách thức chưa từng có, thầy Tsubota lại không hề cười nhạo hay nản lòng, mà ngược lại còn khen cách nghĩ của Sayaka là “tư tưởng thuộc cấp thiên tài”, thậm chí còn hứa sẽ giúp Sayaka thi đỗ đại học Keio danh tiếng chỉ trong 1 năm.
Tuy không hiểu tại sao Sayaka lại thiếu kiến thức trầm trọng đến vậy, nhưng bằng trực giác nhạy bén, thầy Tsubota đã cảm nhận được năng lực và tiềm năng của Sayaka – thứ mà chính cô bé cũng không thể tin rằng mình có.
Vì vậy, hai thầy trò cũng bắt tay phấn đấu đạt được mục tiêu “khó hơn lên trời”, đó là đỗ vào trường Đại học Keio, vì đây là trường danh giá với tỉ lệ chọi đầu vào cao nhất Nhật Bản.
shortfilm ” cô nàng xếp hạng chót”
Trong quá trình đó, gặp phải rất nhiều thất bại, sự tự tin của Sayaka – người đã quá quen với thất bại – bị đả kích nặng nề. Nhưng nhờ có thầy Tsubota, mẹ và cậu bạn thích cô—Mori Reiji—luôn ở bên cổ vũ, Sayaka lại dũng cảm đứng lên, lau khô nước mắt và mồ hôi, tiếp tục phấn đấu.
Bất tri bất giác, cô gái có thành tích từng rất thấp lại từng bước tiến gần hơn đến ước mơ. Điểm số các bài kiểm tra của cô tăng vọt từ 30 lên 70 chỉ trong một thời gian ngắn.
Đây là một bộ phim truyền cảm hứng học tập cho tôi rất nhiều. Nó tạo động lực cho tôi trong học tập cũng như công việc. Giúp bản thân cân bằng hơn, giảm stress và mệt mỏi, giúp bản thân có suy nghĩ tích cực hơn.
2. Mưu cầu hạnh phúc (The Pursuit of Happyness)
The Pursuit of Happyness (Mưu cầu hạnh phúc) là một bộ phim tiểu sử của Mỹ dựa trên câu chuyện gần một năm đấu tranh với tình trạng vô gia cư của Chris Gardner.
Được đạo diễn bởi Gabriele Muccino, bộ phim có sự tham gia của Will Smith trong vai Gardner, một nhân viên chào hàng nhiều lúc vô gia cư và đang muốn trở thành nhà môi giới chứng khoán. Con trai của Smith là Jaden Smith cũng tham gia đóng phim trong vai con trai của Gardner, Christopher Jr. Đây là bộ phim đầu tay của Jaden.
Bộ phim là câu chuyện có thật đã được đưa lên màn bạc. The Pursuit of Happiness xoay quanh nhân vật Chris Gardner – một người bán hàng không gặp may thất bại trong kinh doanh; nợ nần chồng chất; vợ bỏ; bị đuổi khỏi nhà do không trả được tiền thuê; tất cả mọi cánh cửa dường như đã đóng sập với Chris.
Nhưng với lòng quyết tâm, ý chí sắt đá và đặc biệt là cậu con trai Christopher đã trở thành động lực thôi thúc Chris vươn lên.
The Pursuit of Happiness giống như chính cái tên của nó, phim khiến người xem phải tự hỏi Như thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc tới từ đâu?
Câu trả lời thật đơn giản hạnh phúc ở xung quanh ta và hạnh phúc là những gì mà ta đang có.
The pursuit of Happiness còn ca ngợi tinh thần vượt khó vươn lên, niềm tin vào tương lai của nhân vật Chris.
Bộ phim đã truyền cảm hứng đáng để học tập, với những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Nhưng thật ra hạnh phúc không ở đâu xa mà chính ngay đây, xung quanh mỗi chúng ta và trong chính bản thân ta.
Nếu ta cảm thấy hạnh phúc thì chúng ta sẽ hạnh phúc, tích cực và không ngừng cố gắng, cái thiện sẽ chinh phục tất cả.
Tôi đã học được sự hạnh phúc từ bộ phim đó.
Trailer ” Mưu cầu hạnh phúc “
Không những vậy, từ một người bình thường nghèo khó, ông đã nỗ lực không ngừng và biết nắm bắt cơ hội dù nhỏ nhất cho chính bản thân mình.
Từ đó ông học hỏi có được cuộc sống tốt hơn và chăm sóc tốt cho con trai của mình.
3. Tiếng anh là chuyện nhỏ
Một phụ nữ lớn tuổi (do Na Moon-hee thủ vai) liên tục tố cáo với văn phòng địa phương về những sai trái mà bà nhìn thấy quanh mình mỗi ngày.
Trong phim, bà xây dựng tình bạn với một sĩ quan phục vụ công chức cơ sở (Lee Je-hoon) người bắt đầu dạy tiếng Anh cho bà.
Là giáo viên của người phụ nữ lớn tuổi, anh dần nhận ra lý do chính đáng tại sao bà cần học tiếng Anh và rồi ủng hộ một cách nghiêm túc.
Với sự tham gia của Na Moon-hee và Lee Je-hoon.
Bộ phim đã được phát hành vào ngày 21 tháng 9 năm 2017.
Bộ phim mới của điện ảnh Hàn Quốc mở đầu bằng nhiều tình huống hài hước, nhưng dần khiến khán giả lặng người bởi câu chuyện đáng suy ngẫm.
Khán giả khó có thể nhịn cười trước những màn hành hạ một không hai mà bà dùng để “dằn mặt” các nhân viên tiếp dân.
Mỗi khi bà ngoại tinh quái xuất hiện, cả văn phòng lại trở nên nháo nhào.
Chỉ có anh chàng lính mới chưa biết gì như Min-jae mới không sợ bà lão.
Vẻ nghiêm túc, đĩnh đạc của Lee Je-hoon với nét diễn xuất của Na Moon-hee tạo ra “đôi đũa lệch” vừa xung khắc, vừa bổ trợ cho nhau.
Nhưng rồi cuộc đời và quá khứ của bà Ok-boon dần hé lộ. Đằng sau người đàn bà cô độc, lắm điều ấy là những phút giây tình cảm khi nấu bữa cơm ngon cho hai anh em Min-jae.
Còn là lúc khóc thầm bên mộ mẹ, là khi luống cuống bỏ máy khi cậu em trai nửa đời không gặp “xả” một tràng tiếng Anh…
Trailer “Tiếng anh là chuyện nhỏ”
Nếu không quá quan tâm đến thông điệp chính trị ẩn giấu trong phim, I Can Speak vẫn có thể mang đến những giây phút giải trí sảng khoái.
Nhưng khi hiểu rõ thông điệp, đây thực sự là bộ phim mang tiếng nói đầy sức nặng của sự thật, của công lý.
Không chướng ngại ngôn ngữ nào có thể ngăn cản được.
Qua bộ phim, bạn sẽ thấy được rằng ngôn ngữ là một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Hãy trau dồi nó khi bạn còn có thể.
4. 3 Idiots 2009 (Ba Chàng Ngốc):
Một bộ phim hài hước truyền cảm hứng của Ấn Độ, một phiên bản hoàn toàn khác của Hollywood.
❝Hãy cứ theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.❞ Đó là nội dung mà bộ phim muốn truyền tải đến người xem.
Ra đời năm 2009, bộ phim Bollywood này đã phá mọi kỷ lục phòng vé từ tuần đầu ra mắt.
Ngay cả những “bom tấn” khác sau này như “Ek Tha Tiger” hay “Yeh Jawaani Hai Deewani” cũng chẳng thể có được vị thế “Phim ăn khách nhất lịch sử Ấn Độ” mà “3 Idiots” đang sở hữu.
Chỉ trong 10 ngày kể từ khi khởi chiếu, tác phẩm này vượt mốc 1 tỷ rupee (tương đương 17 triệu USD) và kết thúc chuỗi ngày tại rạp với con số khổng lồ 3,85 tỷ rupee (65 triệu USD).
Khi xem 3 Idiots, khán giả được sống trong thế giới của tuổi trẻ, của đam mê, hoài bão… với những người bạn mà hẳn ai cũng ao ước có ở bên.
Không chỉ xoay quanh tình bạn, bộ phim còn là bản tình ca lãng mạn, những câu chuyện xúc động về tình cảm gia đình và cả tình thầy trò.
Lấy bối cảnh tại Học viện Cơ khí Hoàng gia ICE ở Delhi, bộ phim kể về ba người bạn thân thiết với nhau ngay từ những ngày đầu bước vào trường.
Họ gồm Farhan (R. Madhavan thủ vai) – người đam mê nhiếp ảnh nhưng phải học nghề kỹ sư theo nguyện vọng của cha; Raju (Sharman Joshi) – người phải học với mong muốn giúp gia đình thoát nghèo.
Và Rancho (Aamir Khan) – anh chàng thông minh, tài năng và cũng vô tư nhất.
Khác với hai người bạn của mình, thứ đưa Rancho tới với ICE chính là niềm đam mê máy móc và anh học hoàn toàn vì nhiệt huyết con tim.
“3 chàng ngốc” là bộ phim được cấu trúc rất chặt chẽ với nhiều chi tiết đắt giá, đan cài đầu cuối khiến bộ phim trọn vẹn và để lại nhiều dư vị.
Bộ phim khá dài nên có đủ thời lượng dành cho những chi tiết nhỏ, đề cập tới hoàn cảnh sống cũng như tính cách của các nhân vật, tạo nên chân dung một xã hội rất thực của Ấn Độ, cũng như ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Có lẽ bất cứ ai xem phim cũng có thể bắt gặp hình ảnh của chính mình trên phim, trong môi trường học đường mà các nhân vật phải trải qua, hay ở hoàn cảnh gia đình mỗi người mỗi vẻ.
Nếu không có ước mơ, bạn chỉ có thể làm thuê cho ước mơ người khác.
Rancho từng nói 4 năm tại trường đại học sẽ giết chết 40 năm tiếp theo của cuộc đời bạn. Điều đó đúng với “Kẻ im lặng” Chatur.
Học 18 tiếng một ngày, tin rằng chỉ có học thuộc lòng mọi công thức trong sách, tuân theo các luật lệ, và luôn là một sinh viên xuất sắc. Đó là chân dung của một Chatur trong “Ba chàng ngốc”.
Hoặc đúng cả với Farhan. Cố gắng đến kiệt sức để bước chân vào trường cơ khí hoàng gia trong khi ước mơ thực sự của bản thân lại là nhiếp ảnh.
Và có thể, là đúng với rất nhiều người trẻ. Trong cả bộ phim, không một lần đạo diễn nhắc đến ước mơ của Chatur. Hoặc đơn giản, vì Chatur không có ước mơ. Cái mà Chatur theo đuổi, chỉ là thành công.
Ở cuối phim, khi Chatur chạy theo Rancho – cũng chính là nhà khoa học Wangdu mà công ty mình đang thèm khát có được đã nói: “Rancho, tôi sẽ mất việc. Tôi còn con nhỏ.”
Chẳng có ai chiến thắng trong cuộc chiến mà Chatur tự huyễn hoặc bản thân trong suốt 10 năm qua. Chỉ là ngay từ đầu Chatur đã thua, thua thảm bại.
Bởi vậy, nếu không có ước mơ, bạn chỉ có thể làm thuê cho ước mơ người khác.
Đó là những lời mở đầu câu chuyện của Farhan. Farhan đến trường cơ khí hoàng gia, để thực hiện ước mơ trở thành một kỹ sư – ước mơ của bố cậu, chứ không phải ước mơ của bản thân. 4 năm sau, ngay trước kỳ thi cuối cùng ở trường đại học, Farhan đã nói với bố:
– Con không thích kỹ thuật, vì thế con sẽ trở thành một kỹ sư tồi.
– 5 năm nữa, khi con thấy bạn mình mua nhà, mua ô tô, con sẽ nguyền rủa bản thân mình.
– Cuộc sống của 1 kỹ sư sẽ chỉ mang lại cho con sự thất vọng, lúc đó con sẽ nguyền rủa bố. Con thà nguyền rủa mình còn hơn.
Bố, điều gì sẽ xảy ra nếu con trở thành 1 nhiếp ảnh gia? Con sẽ kiếm ít tiền hơn, mua 1 cái xe nhỏ hơn và có 1 ngôi nhà nhỏ hơn. Nhưng con sẽ hạnh phúc. Con sẽ rất hạnh phúc.
Vì vậy “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.”
Vẫn còn rất nhiều tình tiết hay trong phim sẽ giúp bạn chiêm nghiệm ra nhiều thứ.
Top 4 bộ phim truyền cảm hứng trong học tập giúp bạn có động lực và có phương pháp tốt. Mỗi bộ phim là mỗi một ý nghĩa khác nhau nhưng truyền tải một cách sâu sắc. Hãy tiếp tục cuộc hành trình còn đang dang dở của chính mình.