Viêm amidan là bệnh lý xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Điều này dấy lên câu hỏi, viêm amidan có ho không, hay những câu hỏi khác như triệu chứng của viêm amidan là gì,… Thế nên, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay, các triệu chứng, biện pháp phòng ngừa cũng như trả lời câu hỏi “viêm amidan có ho không” nhé.
Viêm amidan là gì?
Viêm amidan, hay có thể gọi là viêm họng hạt, đây là một tình trạng viêm nhiễm ở amidan (2 khối mô lympho nằm 2 bên họng). Bệnh sẽ gây ra một vài triệu chứng như: đau họng, khó nuốt, sốt, hơi thở có mùi,… Biết rằng, Amidan là một phần của hệ thống miễn dịch, ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập qua hệ thống hô hấp. Tuy nhiên, khi amidan nhiễm trùng, chúng có thể sưng lên và gây ra triệu chứng khó chịu.
Triệu chứng của viêm amidan
Triệu chứng của viêm amidan sẽ tùy thuộc vào dạng amidan mà người bệnh mắc phải. Trong đó, bao gồm 2 dạng viêm amidan chính:
Viêm amidan cấp tính
Do tổn thương viêm sung huyết hoặc viêm mủ của tuyến amidan khẩu cái, thường có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Viêm amidan cấp tính thường gặp ở trẻ em (5-15 tuổi), trong đó gồm những triệu chứng như:
- Sốt (38-39 độ C)và có cảm giác rét.
- Người mệt mỏi, đau nhức, chán ăn và có nước tiểu đỏ.
- Nuốt đau, nuốt vướng
- Có cảm giác khô, rát, nóng trong họng(vị trí của amidan).
- Đau họng(đau nhói có thể lên tai), tăng thêm cơn đau khi nuốt hoặc ho.
- Khó thở, thở khò khè và ngáy to.
- Khi viêm nhiễm lan đến thanh khí phế quản, sẽ gây ra những cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực.
Viêm amidan mạn tính
Đây là tình trạng tái phát viêm amidan, vì bệnh lý có thể bị nhiều lần trong 1 năm. Bệnh xuất hiện ở trẻ em và người lớn, một số triệu chứng có thể bao gồm:
- Có thể không có triệu chứng gì bên cạnh các đợt tái phát. ( và triệu chứng giống viêm amidan cấp tính)
- Hay sốt vặt.
- Hơi thở hôi do mủ chứa trong hốc amidan.
- Trong hốc amidan có mủ trắng.
- Khạc nhổ do xuất tiết, ngứa, vướng, rát họng.
- Ho khan từng cơn, đặc biệt mới ngủ dậy, đêm ngủ ngáy to.
- Amidan sưng to sẽ có thể gây khó nuốt, khó thở hoặc ngưng thở khi ngủ đối với trẻ.
Đây là 2 dạng viêm amidan, tuy nhiên để giải đáp thắc mắc cho bạn, liệu “viêm amidan có ho không?” hay tần suất và mức độ thế nào? Hãy tiếp tục theo dõi mục bên dưới nhé.
Viêm amidan có lây không?
Tác nhân gây ra viêm amidan phần lớn đến từ vi khuẩn, do đó, bệnh viêm amidan có thể lây từ bệnh nhân sang người khác. Vì thế, để chủ động phòng ngừa, người khoẻ mạnh cần hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh viêm amidan.
Làm thế nào để chẩn đoán viêm amidan?
Để có thể xác định được bệnh lý này, bác sĩ sẽ thực hiện:
- Khám bệnh: Sử dụng đèn chuyên dụng để soi chiếu các khoang tai, mũi, họng để tìm ổ nhiễm khuẩn. Tiếp theo, khám ở cổ xem bệnh nhân có hạch bạch huyết, và khám vùng lách.
- Xét nghiệm: Có 2 loại xét nghiệm là xét nghiệm máu toàn phần, và xét nghiệm dịch tiết, được lấy từ họng của người bệnh để tìm ra nguyên nhân dẫn đến viêm, nhiễm.
Viêm amidan có ho không?
Khi mắc bệnh lý này, bệnh nhân có thể trải qua những triệu chứng đau rát họng, hoặc có thể ho liên tục. Tuy nhiên, ho không phải triệu chứng chính của căn bệnh này. Viêm amidan chỉ gây ho do cảm giác vướng và khó chịu trong vùng họng. Ngoài ra, viêm amidan cũng gây ra cảm giác nóng, khô, và rát ở vị trí này, khiến bệnh nhân thường khằng giọng hoặc ho để giảm đi sự khó chịu.
Vì thế, câu trả lời cho “viêm amidan có ho không” chính là có, tuy nhiên tần suất và mức độ sẽ tùy thuộc vào sức khoẻ mỗi bệnh nhân. Cơn ho kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho hệ hô hấp. Khi không được điều trị kịp thời, viêm amidan có thể lan rộng đến vị trí thanh quản, phế quản, gây ra những tình trạng viêm họng mãn tính, viêm phế quản.
Biến chứng của viêm amidan có nguy hiểm không?
Biến chứng tại chỗ: Biến chứng thường gặp nhất là viêm tấy, hoặc áp xe amidan. Thông thường, tình trạng này gặp phải khi bệnh nhân bị viêm amidan cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời, dẫn đến viêm amidan tái phát nhiều lần và viêm nhiễm lan rộng. Vài triệu chứng là đau họng khó nuốt, đau tai, họng sưng to, khó nói, hoặc hơi thở có mùi hôi, đau đầu, sốt cao.
Biến chứng kế cận: Có thể kèm theo viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh/phế quản, viêm tấy, áp xe thành bên họng.
Biến chứng toàn thân: Bệnh viêm amidan thường gặp các biến chứng như: Viêm khớp cấp, viêm nội mạc tiêm, viêm cơ tim,.. Bệnh nhân sẽ gặp những triệu chứng như nhức đầu, sốt cao, nôn mửa, nổi ban và một số triệu chứng đặc trưng. Bên cạnh đó, còn có thể gặp phải những hội chứng ngưng thở khi ngủ, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Biện pháp để phòng ngừa bệnh amidan hiệu quả
Để bảo vệ sức khỏe toàn diện thì việc đi thăm, khám là điều vô cùng cần thiết. Dù cho viêm amidan có ho không, hay có những triệu chứng nào, bạn nên nhận được hướng dẫn từ những chuyên gia kịp thời. Một số biện pháp phòng ngừa:
- Đảm bảo vệ sinh răng miệng, và họng sạch sẽ, có thể rửa mũi, súc miệng hằng ngày.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Tránh xa những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm.
- Ăn uống đủ chất, giàu vitamin và tránh các thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ.
- Không nên sử dụng chất kích thích hoặc thuốc lá.
- Tránh tự mua kháng sinh hoặc các thuốc điều trị. Điều này cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, việc tự ý mua thuốc có thể không mang lại hiệu quả mà còn có tác dụng ngược.
Trên đây là bài viết nhằm giải đáp thắc mắc rằng viêm amidan có ho không. Bên cạnh đó là nêu rõ những triệu chứng và nguyên nhân mắc bệnh. Nếu như bạn đang mắc viêm amidan, thì nên thăm khám bắc sĩ để có hướng điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nguy hiểm nhé. Bạn có thể liên hệ với phòng khám Quang Hiền thông qua những kênh liên lạc sau:
PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN
- Điện thoại: 0904 773 546
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Website: https://taimuihongdanang.com/
- Zalo: 0904 773 546
- Email: [email protected]