Tượng đồng ở Việt Nam – minh chứng cho một nền văn minh hàng ngàn năm lịch sử. Là di vật, dấu ấn không thể phai nhòa trong mỗi người dân Việt.
1. Lịch sử tượng đồng ở Việt Nam
1.1. Thời kỳ sơ khai, đúc đồng trong các nền văn minh
Nghề đúc đồng đã có từ lâu trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Không ai biết, thời gian cụ thể là lúc nào, dựa vào khai quật, các nhà sử học đã khẳng định rằng. Đúc đồng đã xuất hiện vào hậu thời kỳ Đá Mới, sơ kỳ thời đồ Đồng. Một quãng thời gian lịch sử tính đến hàng ngàn năm. Đặc biệt, phát triển mạnh dưới thời các vua Hùng.
Thời điểm này, đúc đồng trở thành một ngành nghề trao đổi trong cuộc sống. Ông cha đã tìm tìm ra và sử dụng đồng đỏ, đồng hợp kim nung chảy, đổ khuôn và tạo hình sản phẩm. Chúng là các loại đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, đồ trang trí trong nhà hay các lễ hội. Các loại trống đồng, dụng cụ, phụ kiện, thau, chậu, … được tạo ra và trở thành điều quý giá tuyệt vời cho thời đại.
Người ta đã tìm ra được các di tích, vật thể mang niên đại lâu đời. Trải qua quá trình đo đạc, tìm hiểu, đó là minh chứng còn lại của một thời kỳ văn minh ven sông Hồng lịch sử. Trong các khu bảo tàng đang lưu trữ hàng trăm trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ được khai quật. Đó là di vật của người Việt cổ, dưới các bộ lạc khác nhau. Là chứng minh cho sự tồn tại lâu đời của dân tộc.
1.2. Tượng đồng ở Việt Nam dưới thời kỳ các triều đại phong kiến
Theo thời gian, sự phát triển về chất lượng cuộc sống con người, xã hội. Các triều đại ra đời cũng là thời kỳ đỉnh cao của nghề đúc đồng. Thời kỳ phong kiến, sự khai quật, trao đổi buôn bán, ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng dần được hình thành.
Nghề đúc đồng phát triển rực rỡ ở các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Các dụng cụ, vật liệu từ đồng ngày càng đa dạng, phong phú. Trong đó, có tượng đồng. Tượng đồng trở thành một trong những sản phẩm được chạm khắc. Dùng để tôn vinh, tượng niệm những vị vua, những vị anh hùng của thời đại ấy.
Sự phát triển trong nền văn minh, tạo sự đa dạng hóa trong thế giới đồ kim. Không chỉ đồng Đông Sơn, mà vàng, bạc cũng được sử dụng để đúc. Thao tác chạm trổ trở nên chuyên nghiệp hơn. Các bức tượng phật, tượng anh hùng, chuông cũng được tạo ra. Mang những nét đặc trưng ấn tượng với tiếng vang xa, giòn tan, khánh ngân hơn.
Ấn tượng hơn cả, người được xem là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam dưới thời nhà Lý. Lý Quốc Sư – một danh tài ba trong kỹ thuật đúc đồng. Ông là người phục hưng lại nền văn hóa đúc đồng cổ xưa của dân tộc ta dưới thời đó.
1.3. Tượng đồng ở Việt Nam thời kỳ hiện đại
Tượng đồng ở Việt Nam cũng trở thành một biểu tượng văn hóa không thể thiếu cho đến thời điểm hiện tại. Khác với thời kỳ xưa, bên cạnh sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm. Chất lượng tượng đồng ở Việt Nam cũng được nâng cao lên vượt bậc. Không những cần phải mượt mà, sáng bóng, tỉ mỉ chi tiết, hài hòa tự nhiên. Đồ đồng phải đạt đến cảnh bậc “đồng sắc, đồng khí” thì mới được xem là đạt yêu cầu.
Sự tỉ mỉ trong kỹ thuật truyền thống, kết hợp cùng khoa học công nghệ hiện đại, giúp tăng khả năng tạo ra sản phẩm hoàn mỹ. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm đồ đồng, giữa các làng nghề. Đồng thời, tượng đồng hay các sản phẩm từ đồng phải cạnh tranh với các dụng cụ, vật thể từ nhựa, sắt, vàng, … ngày càng phổ biến.
2. Tượng đồng ở Việt Nam được sản xuất từ đâu?
Tượng đồng ở Việt Nam được chú trọng trong từng chi tiết nhỏ. Tỉ mỉ, kỳ công nên vô cùng bắt mắt, trong trẻo. Sản phẩm thu hút ánh mắt của người nhìn. Hơn hết, khắp tất cả các tỉnh thành của đất nước dải hình chữ S, các nhà thờ, chùa chiền, các miếu thờ,… Đều được đặt tượng thờ bằng đồng. Những bức tượng sống động, ý nghĩa là tất cả tâm huyết của người kiến tạo.
Để lưu giữ những di vật, nghề truyền thống của dân tộc, các làng nghề ra đời và nối tiếp truyền đời. Trong đó, phải kể đến làng nghề Đông Sơn, Đại Bái, Đông Mai, Tân Hòa Đông,… Phần lớn, các làng nghề đều nằm ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ ở nước ta. Bạn có thể tìm mua tượng ở các làng nghề hay các đơn vị cung cấp trực tiếp.
Nơi đây mang dấu ấn cổ xưa. Được sống cùng con sông Hồng lịch sử, sông Mã ngàn năm. Nền văn minh như được tái hiện, giữ gìn và truyền từ đời này sang đời khác.
3. Một số hình ảnh về tượng đồng to nhất ở Việt Nam – món quà quý báu minh chứng cho lịch sử, tài năng của dân tộc.
Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Với lòng thành kính biết ơn, thế hệ con cháu đã xây dựng tượng bác để khắc sâu vị cha già dân tộc vào trong tim. Tượng đồng Bác được đặt ở tất cả các tỉnh thành, trường học trong cả nước.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người đóng góp nhiều công lao to lớn, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp theo chân Bác Hồ. Hơn 30 năm trên cương vị Tổng Tư lệnh Quân đội, Bí thư Quân ủy Trung ương, Đại tướng luôn nêu tấm gương sáng về tinh thần cách mạng tiến công. Là vị tướng tài ba, sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, nghệ thuật cầm quân. Tinh thần quyết chiến và quyết thắng, đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn chiến tranh thâm độc của kẻ thù.
Đối với những người thuộc đạo Phật, không còn xa lạ với hình ảnh tượng Phật Thích Ca. Tượng đồng được đúc kỳ công, sáng, lành mang đến sự may mắn, thoải mái, tĩnh tâm cho thờ tụng.
Tượng đồng Thành Hoàng từ đồng đỏ, chất liệu rắn chắc, bền bỉ. Chế tạo kỳ công mang đến sự sang trọng, linh thiêng cho bức tượng.
Tượng đồng ở Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú. Là cái nôi văn minh của nhiều nền văn hóa, trong đó, đúc đồng được thế hệ con cháu càng làng nghề giữ gìn, bảo vệ. Tượng đồng mang nét đặc trưng, dấu ấn rất riêng của người Việt.