Sưng vách ngăn mũi, mũi bị sưng bên trong có thể gây ra đau nhức cho bệnh nhân. Kèm theo đó là những triệu chứng gây nhiều khó chịu như ngạt mũi, ngứa mũi hoặc chảy dịch. Đây là tình trạng thường gặp do niêm mạc mũi viêm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng như viêm xoang. Vì thế, hãy cùng khám phá những nguyên nhân, biến chứng mà sưng vách ngăn mũi gây ra trong bài viết này nhé.
Tại sao bị sưng vách ngăn mũi?
Một vài tác nhân gây nên sưng vách ngăn mũi có thể kể đến là:
- Viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng. Bệnh lý này sẽ khiến niêm mạc mũi viêm và có biểu hiện ngứa, rát, chảy nước mũi.
- Viêm xoang: Thường chảy dịch làm người bệnh luôn phải khụt khịt mũi, khiến mũi đau rát, tổn thương vùng niêm mạc và khiến bệnh nhân sưng vách ngăn mũi.
- Môi trường ô nhiễm: Tác nhân xung quanh như khói bụi, bụi bẩn sẽ tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, từ đó khiến niêm mạc mũi dễ bị tổn thương.
- Thay đổi thời tiết đột ngột: Điều này vô tình khiến mũi bị kích ứng và gây ra nhiều khó chịu, dẫn đến niêm mạc mũi viêm và sưng vách ngăn mũi.
- Vệ sinh mũi không đúng cách hoặc sử dụng dụng cụ/dung dịch không phù hợp cũng sẽ khiến sưng vách ngăn mũi.
- Ngoài ra, thói quen ngoáy mũi cũng có thể làm rụng các lông chuyển trong lớp niêm mạc mũi. Bên cạnh đó, thói quen này cũng có thể làm vỡ hoặc nứt các mạch máu tại lớp niêm mạc, có thể dẫn đến chảy máu mũi và sưng vách ngăn mũi.
- Một vài triệu chứng mà sưng vách ngăn mũi gây ra, có thể là: Ngứa mũi, đau rát mũi, sưng vách ngăn mũi, đỏ, rát, sổ mũi, đau nhức mũi, nghẹt mũi.
Biến chứng thường gặp khi sưng vách ngăn mũi
Sưng vách ngăn mũi nếu như không được điều trị kịp thời/đúng cách, có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của mũi. Trong số đó, có thể kể đến:
- Giảm khả năng hô hấp khiến làm giảm lượng oxy hít vào. Việc này có thể gây ra ảnh hưởng đến chuyển hóa của các tế bào và cơ quan bên trong. Bệnh nhân kèm theo là những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hoặc suy giảm trí nhớ,… Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc hô hấp có thể gây ra phì đại cuống mũi, kích hoạt hội chứng ngưng thở khi ngủ, một trong những nguy cơ gây ra những bệnh lý về tim, thậm chí là đột tử.
- Biến chứng hô hấp dưới: Viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản.
- Biến chứng mắt (thường gặp, đặc biệt ở trẻ): vi khuẩn sẽ theo ống lệ gây viêm kết mạc, viêm bờ mi, tuyến lệ,…
- Viêm mũi biến chứng thành viêm xoang, nhưng không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm lây lan ra các bộ phận khác của cơ thể như hốc mắt, huyết khối xoang hang hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang,…
Điều trị sưng vách ngăn mũi, sưng bên trong mũi
Tuỳ vào tình trạng tổn thương của mũi, và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, bao gồm 2 phương pháp là điều trị nội khoa và ngoại khoa.
Nội khoa
Trường hợp mũi bị sưng bên trong, tạo ra những polyp mũi nhỏ, một dạng u lành thường gặp, mềm, nhẵn và có màu hồng nhạt (polyp mũi là bệnh lý liên quan đến viêm mũi mạn tính/viêm xoang lâu ngày). Ngoài ra, trường hợp polyp mũi nhỏ có thể sử dụng thuốc giảm phản ứng viêm, tăng cường luồng không khí qua mũi và làm teo nhỏ polyp. Một số thuốc dùng để điều trị sưng vách ngăn mũi, bao bồm:
- Nước muối xịt mũi: Nên lưu ý sử dụng nước muối sinh lý có nồng độ chuẩn (NaCl 0.9%), được bày bán ở các cơ sở uy tín, chính hãng.
- Thuốc xịt kháng histamin: Sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị sưng vách ngăn mũi. Thông thường, thuốc xịt kháng histamin sẽ được sử dụng nếu thuốc dạng uống không mang lại hiệu quả điều trị.
- Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp thuốc xịt mũi kháng histamin không mang lại hiệu quả như mong đợi.
- Thuốc co mạch: Có tác dụng làm giảm tắc nghẽn mũi, tuy nhiên có một số tác dụng phụ có thể bao gồm tim đập nhanh và hồi hộp.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng các loại thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là thuốc chứa corticosteroid và co mạch, vì có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách.
Điều trị ngoại khoa
Chỉ thực hiện trong trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi. Song, ngăn ngừa tình trạng mũi bị sưng bên trong. Phẫu thuật sẽ được tiến hành dựa vào số lượng cũng như vị trí của polyp mũi, như:
- Phẫu thuật và cắt bỏ polyp mũi: Nếu như polyp mũi nhỏ và đơn độc, bác sĩ có thể cắt bỏ dễ dàng. Sau khi hoàn tất cắt bỏ polyp mũi, bệnh nhân cần điều trị viêm bằng cách dùng đến kháng sinh và thuốc chứa corticosteroid (dạng uống).
- Phẫu thuật nội soi: Một phương pháp phẫu thuật rộng hơn trong khoang mũi, không chỉ cắt bỏ phần polyp mũi, mà còn mở rộng sang cả phần xoang nơi hình thành polyp. Trong trường hợp nếu như xoang nghẹt & viêm, thì bệnh nhân cần phẫu thuật mở rộng hốc xoang. Phẫu thuật nội soi xoang thường chỉ rạch những đường rất nhỏ trong khoang mũi, nên vết thương sẽ nhanh chóng hồi phục, và không gây nhiều đau đớn.
Phòng ngừa sưng vách ngăn mũi
Để khắc phục tình trạng sưng vách ngăn mũi, hoặc sưng bên trong mũi, đây là một vài biện pháp bạn có thể sử dụng:
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng, chú ý không sử dụng các loại thực phẩm có thể gây dị ứng.
- Tập thể dục, thể thao điều độ.
- Uống đủ nước, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất.
- Không hút thuốc lá, hoặc sử dụng chất kích thích.
- Tránh xa môi trường bụi bẩn, nhiều khói bụi và ô nhiễm.
- Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với mũi.
- Không nên đi bơi, lặn khi sưng vách ngăn mũi.
- Không dùng tay, hoặc bất kỳ vật gì để kiểm tra tình trạng sưng.
- Tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Rửa mũi đúng cách bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Không day mũi, ngoáy mũi.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách
- Chuẩn bị nước muối sinh lý dạng xịt, hoặc cho vào ống xi lanh.
- Nghiêng người một góc 45 độ so với bồn rửa. Không ngửa đầu vì có thể chảy nước ngược vào trong.
- Đặt vòi chai nước muối vào một bên, sau đó mở miệng (thở bằng miệng), xịt nước muối vào bên trong mũi.
- Nước muối chảy qua đường thở, sau đó thoát ra bằng lỗ mũi bên cạnh, và có thể chảy xuống họng, nhưng đừng quá lo lắng (nên nhổ ra).
- Xì mũi nhẹ nhàng, làm sạch toàn bộ dung dịch sót lại và lặp lại quy trình với lỗ còn lại. Khi hoàn thành, hãy làm sạch các dụng cụ đã sử dụng để rửa mũi.
Có thể thấy viêm niêm mạc mũi dẫn đến những triệu chứng gây khó chịu như đau nhức, rát, sưng vách ngăn mũi, và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Do đó, khi có biểu hiện của bệnh lý, thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra những hướng dẫn kịp thời, tránh những biến chứng xấu nhất.
Phòng khám Quang Hiền
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Zalo: 0904 773 546
- Email: [email protected]