Nhiệt độ cơ thể là một yếu tố quan trọng giúp các men tham gia tốt vào quá trình chuyển hóa chất của cơ thể. Nếu nhiệt độ cơ thể thay đổi bất thường, rất nhiều hoạt động trao đổi chất trong cơ thể có thể bị rối loạn, điều này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chính vì thế, bạn cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, để phát hiện ra những thay đổi bất thường và có hướng điều trị đúng. Trong bài viết này, Vietgiatrang sẽ chia sẻ tới bạn một số thông tin về nhiệt độ cơ thể bình thường hoặc khi bị sốt và cách đo nhiệt độ cơ thể đúng.
Nhiệt độ cơ thể bình thường là bao nhiêu?
Cơ thể con người có khả năng tự điều hòa nhiệt độ bằng một số cơ chế cân bằng thân nhiệt để thích nghi với môi trường sống. Nhiệt độ cơ thể thay đổi trong dải hẹp theo thời gian trong ngày và hoạt động của cơ thể.
Nhiệt độ cơ thể bình thường nằm trong phạm vi từ 36.5 đến 37.1 độ C và nhiệt độ trung bình sẽ rơi vào 36.8 độ C.
Nhiệt độ cơ thể thường được đo ở ba vị trí:
- Ở trực tràng: Nhiệt độ bình thường khoảng 36.3 đến 37.1 độ C
- Ở miệng: Thấp hơn ở trực tràng từ 0.2 đến 0.6 độ C
- Ở nách: Thấp hơn ở trực tràng 0.5 đến 1 độ C. Tuy nhiên ở đây, nhiệt độ dao động nhiều nhưng lại thuận lợi cho việc theo dõi cơ thể
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể:
- Tuổi tác: Ở trẻ nhỏ, thân nhiệt thường cao hơn người lớn vì khu điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó, khi có bất kỳ thay đổi nào của cơ thể cũng có thể khiến trẻ sốt cao, thậm chí còn bị co giật. Đối với người già, do nhu cầu chuyển hóa và hấp thu thấp nên thân nhiệt người già thường thấp hơn so với người trẻ.
- Khi vận động, nhiệt độ cơ thể tăng.
- Nội tiết: Nữ giới có nhiệt độ cơ thể thường cao hơn nam giới trong thời kỳ rụng trứng.
- Tâm lý căng thẳng stress: Khiến nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm.
- Nhiệt độ môi trường: Có tác động làm thay đổi nhiệt độ cơ thể từ 0.5 độ C. Người già và trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường hơn người trẻ.
- Một số loại thuốc: Gây ảnh hưởng đến khả năng bài tiết mồ hôi, gây dãn mạch.
- Thời gian đo nhiệt độ: Cơ thể thay đổi nhiệt độ từ 0.5- 1 độ C trong ngày. Cơ thể có nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng và vào khoảng 6 giờ tối, nhiệt độ cơ thể cao nhất.
- Vị trí đo nhiệt độ: Giá trị đo nhiệt độ còn tùy thuộc vào vị trí đo ở trực tràng, nách hay miệng.
Rối loạn thân nhiệt
Rối loạn thân nhiệt xảy ra khi hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt mất cân bằng. Sự mất cân bằng này gây ra hai trạng thái: thân nhiệt giảm và thân nhiệt tăng.
Thân nhiệt giảm
Nếu chỉ đơn thuần là nhiệt độ cơ thể thấp thì đó không phải điều đáng lo. Nhưng nếu nhiệt độ cơ thể thấp đi kèm với các triệu chứng như: ớn lạnh, run rẩy, khó thở hoặc nhầm lẫn thì đây là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng.
Nguyên nhân khiến nhiệt độ cơ thể giảm:
- Thời tiết lạnh
- Sử dụng rượu hoặc ma túy, bị sốc
- Bệnh tiểu đường hoặc rối loạn tuyến giáp
- Nhiễm trùng:
- Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, người già hoặc người trẻ có đề kháng yếu.
- Ví dụ như: Nhiễm trùng huyết
Thân nhiệt tăng
Thân nhiệt tăng một cách không có kiểm soát còn gọi là say nắng. Các triệu chứng của say nắng gây ra một số sự thay đổi về tinh thần như:
- Nhầm lẫn
- Mê sảng, bất tỉnh
- Da đỏ, khô, cơ thể nóng (ngay cả dưới nách)
Say nắng khá nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị khẩn cấp. Say nắng làm mất nước nghiêm trọng, khiến các cơ quan trên cơ thể dừng hoạt động.
Có hai loại say nắng:
- Say nắng thường sảy với người làm việc hay tập thể dục quá mức ở nơi nóng. Cơ thể đổ nhiều mồ hôi, gây mất nước và suy nhược cơ thể. Cũng vì mất nhiều nước nên nhiệt độ cơ thể có thể tăng khá cao.
- Say nắng còn có thể xảy ra với người không làm gì nhiều mà thời tiết nóng, cơ thể không thể tự làm mát đủ tốt bằng cách đổ mồ hôi (hoặc ngừng đổ mồ hôi). Đây gọi là say nắng cổ điển, nó có thể phát triển trong vài ngày.
Bị sốt
Ở người trưởng thành, sốt có thể gây ra nhiệt độ trên 38 độ C ở miệng, trực tràng hoặc tại tai là trên 38.3 độ C. Trẻ nhỏ khi sốt có nhiệt độ trực tràng 38 độ C.
Nguyên nhân của sốt có thể là:
- Sự nhiễm trùng: là một nguyên nhân phổ biến nhất của sốt, nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc một bộ phận của cơ thể.
- Thuốc: Một số loại thuốc làm tăng nhiệt độ cơ thể trực tiếp, thuốc kháng sinh, opioids, thuốc kháng histamine,….
- Chấn thương nặng: đau tim, đột quỵ, say nắng, bỏng
- Các bệnh khác: viêm khớp, cường giáp, một số loại ung thư (bệnh bạch cầu, ung thư phổi)
Các mức độ của sốt:
- Sốt nhẹ: Nhiệt độ cơ thể khoảng 37- 38 độ C
- Sốt vừa: Nhiệt độ cơ thể khoảng 38- 39 độ C
- Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể khoảng 39- 40 độ C
- Sốt rất cao: Nhiệt độ cơ thể khoảng trên 40 độ C
Cách đo nhiệt độ cơ thể
Cuối cùng, VietGiaTrang sẽ hướng dẫn bạn cách đo nhiệt độ cơ thể đúng và chuẩn xác nhất.
Dụng cụ đo thân nhiệt
Sử dụng nhiệt kế là cách đơn giản nhất để theo dõi nhiệt độ cơ thể. Có nhiều loại nhiệt kế như:
- Nhiệt kế thủy ngân: dễ dùng, giá rẻ. Thời gian chờ trung bình 3 phút, nhưng tùy thuộc vào vị trí đặt. Nhược điểm là dễ vỡ và khi vỡ rất nguy hiểm vì có thủy ngân chảy ra và bốc hơi. Gây lây nhiễm nếu đặt ở miệng hoặc hậu môn.
- Nhiệt kế điện tử: Có kết quả chỉ sau 4 giây. Gây lây nhiễm nếu đặt ở miệng hoặc hậu môn.
- Nhiệt kế hóa chất: Dùng một lần rồi bỏ và thường dùng cho bệnh nhân cần cách ly. Thời gian chờ trung bình 3 phút, khó đọc kết quả do phải quan sát màu sắc thay đổi.
- Nhiệt kế đặt ở tai (dạng nhiệt kế điện tử): Dễ dùng, có kết quả chính xác sau 2-5 giây, không gây khó chịu cho người bệnh. Khi dùng chỉ cần thay lớp áo phủ bên ngoài đầu nhiệt kế sau khi dùng cho người bệnh.
- Nhiệt kế hậu môn: Cho ra kết quả chính xác, thời gian chờ khoảng 2 phút. Không dùng cho người có bệnh lý về đường tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, trĩ, vết thương vùng hậu môn.
- Nhiệt kế miệng: Trả về kết quả chính xác sau 3 phút, tiện dùng hơn nhiệt kế hậu môn.
- Nhiệt kế nách: An toàn, ít lây nhiễm, tuy nhiên độ chính xác không cao như khi đo ở miệng. Thời gian chờ 3- 5 phút.
Cách đo thân nhiệt
Đo nhiệt độ cơ thể có thể thực hiện ở một số vùng khác nhau và yêu cầu người đo phải thao tác đúng cách.
Đo thân nhiệt ở miệng
- Đây là phương pháp đo thân nhiệt phổ biến nhất
- Đặt nhiệt kế dưới lưỡi, chỉ sang một bên của miệng. Khép chặt môi xung quanh nhiệt kế
- Giữ yên nhiệt kế trong một khoảng thời gian mà thiết bị yêu cầu.
- Tháo nhiệt kế và đọc
- Làm sạch nhiệt kế bằng nước mát, xà phòng và rửa sạch rồi đem đi cất.
Đo thân nhiệt ở trực tràng
- Đây là phương pháp đo nhiệt độ chính xác nhất. Phương pháp này được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người không thể giữ nhiệt kế trong miệng
- Áp dụng một số thạch bôi trơn hoặc dầu (như Vaseline) lên đầu bóng của nhiệt kế để làm nó dễ chèn vào hậu môn.
- Với trẻ nhỏ, bạn hãy xoay úp trẻ vào lòng bạn hoặc trên đệm phẳng. Chọn nơi yên tĩnh giúp trẻ không bị phân tâm hoặc di chuyển quá nhiều.
- Nhẹ nhàng đưa đầu bóng đèn của nhiệt kế vào hậu môn, đẩy vào khoảng 1.25 – 2.5 cm. Đừng ép nó vào trực tràng.
- Giữ nhiệt kế yên trong một thời gian cần thiết
- Tháo nhiệt kế và đọc
- Làm sạch nhiệt kế bằng nước mát, xà phòng và rửa sạch.
- Sau khi đã dùng để do trực tràng, bạn không dùng nó để đo trên miệng
Đo thân nhiệt ở nách
- Ở nách sẽ cho kết quả có độ chính xác không cao như khi lấy tại trực tràng và miệng
- Đặt nhiệt kế ở dưới cánh tay và kẹp vào phần nách.
- Ấn cánh tay vào cơ thể và giữ trong một thời gian cần thiết
- Tháo ra và đọc trị số. Chỉ số ở nách có thể thấp hơn 0.6 độ C so với khi đọc ở miệng
- Làm sạch nhiệt kế bằng nước mát, xà phòng và rửa sạch khi cất
Đo thân nhiệt ở tai
- Đo nhiệt độ ở tai tương đối chính xác. Bạn nên rửa sạch tai trước khi sử dụng
- Kiểm tra đầu đo có sạch không? Nếu bẩn, lâu nhẹ nhàng bằng vải sạch. Không đặt nhiệt kế dưới nước.
- Bật nhiệt kế
- Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, nhẹ nhàng kéo dái tai xuống và trở lại. Đối với trẻ hơn 12 tháng tuổi và người lớn, hãy kéo dái tai lên và quay lại, điều này sẽ giúp bạn đặt đầu dò vào trong ống tai.
- Đặt đầu dò vào tai và đẩy nhẹ vào màng nhĩ nhưng không ép vào
- Nhấn nút “Bật” để hiển thị kết quả đo
- Tháo nhiệt kế và vứt bỏ nắp vừa dùng
Mục đích của các mục trên là giúp bạn có kiến thức hơn về nhiệt độ cơ thể bình thường, biết cách đo nhiệt độ cơ thể, đánh giá cơ bản về tình trạng sức khỏe của bản thân và đưa ra các phương án để xử lý vấn đề (uống thuốc, đến khám bác sĩ). Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đây sẽ mang tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn đọc luôn có nhiều sức khỏe để học tập và làm việc thật tốt.
Xem thêm: Cách hack game khủng long nếu bạn quan tâm!