Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 3 6, 2025 by ModD Leave a Comment

Viêm họng cấp và các triệu chứng để nhận biết

Viêm họng cấp là một tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải, gây ra các triệu chứng khó chịu như đau rát, sốt và mệt mỏi. Khi gặp phải tình trạng này, bất cứ người bệnh nào cũng muốn điều trị dứt điểm và nhanh khỏi bệnh. Vậy viêm họng cấp bao lâu thì khỏi và tùy thuộc vào những yếu tố nào. Bài viết sau đây sẽ cùng các bạn khám phá về vấn đề này.

Viêm họng cấp và các triệu chứng để nhận biết

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc và mô dưới niêm mạc của họng, có thể ảnh hưởng đến họng miệng, họng mũi và/hoặc hạ họng. Viêm họng cấp tính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc họng miệng, thường đi kèm với viêm amidan (amidan khẩu cái). Đây là bệnh lý hô hấp phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng thường gia tăng vào mùa đông khi thời tiết thay đổi. Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng dễ nhận biết như:

  • Sốt cao lên tới 39 – 40 độ C.
  • Đau họng: Người bệnh cảm thấy đau, rát khi nuốt, với cảm giác khô nóng ban đầu dần chuyển thành đau rát tăng lên khi nuốt, ho hoặc nói.
  • Đau tai: Cảm giác đau nhói có thể lan lên tai khi nuốt.
  • Chảy mũi: Thường đi kèm với chảy mũi nhầy và tắc mũi.
  • Triệu chứng do virus cúm: Nếu viêm họng do virus cúm, các triệu chứng có thể nặng nề hơn, bao gồm nhức đầu, đau rát họng, sốt cao, đau cơ và mệt mỏi.
  • Bệnh nhân có thể thấy tiếng nói khàn nhẹ, ho khan, và hai amidan có thể viêm to, trên bề mặt có chất nhầy trong, đôi khi có bựa trắng giống như nước cháo. Hạch cổ cũng có thể bị sưng.

Điều trị viêm họng cấp bao lâu thì khỏi?

Tình trạng viêm họng cấp do virus thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt, bệnh sẽ tự khỏi và các triệu chứng sẽ nhanh chóng giảm dần. 

Tuy nhiên, viêm họng cấp bao lâu thì khỏi cũng tùy thuộc vào thể trạng từng bệnh nhân. Một số trường hợp bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn và nặng nề hơn. Trong những trường hợp này, viêm họng cấp có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm phế quản và thậm chí trở thành viêm họng mạn tính. Đặc biệt, nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes), bệnh nhân có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như thấp tim và viêm cầu thận cấp.

Những yếu tố quyết định đến viêm họng cấp bao lâu thì khỏi

Thời gian hồi phục từ viêm họng cấp không chỉ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những yếu tố chính quyết định đến thời gian khỏi bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân viêm họng cấp là yếu tố quyết định viêm họng cấp bao lâu thì khỏi. Có thể bệnh nhân mắc bệnh do virus hoặc vi khuẩn. Viêm họng do virus thường có xu hướng tự khỏi trong thời gian ngắn, trong khi viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là do liên cầu nhóm A, có thể yêu cầu điều trị bằng kháng sinh và có thể kéo dài hơn.

Tình trạng sức khỏe tổng quát ảnh hưởng đến viêm họng cấp bao lâu thì khỏi

Trẻ em, người cao tuổi hoặc những người mắc bệnh mãn tính là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, có thể hồi phục lâu hơn khi bị viêm họng cấp, do cơ thể không đủ sức chống lại nhiễm trùng hiệu quả. 

Ngoài ra, thói quen sinh hoạt hàng ngày như chế độ ăn uống, giấc ngủ và mức độ stress có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi. Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó rút ngắn thời gian hồi phục.

Thời gian nhận diện và điều trị

Thời điểm bệnh nhân nhận diện triệu chứng và tiến hành điều trị cũng là một yếu tố quyết định đến viêm họng cấp bao lâu thì khỏi. Nếu được khám và điều trị sớm, khả năng hồi phục nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu để lâu mà không can thiệp, bệnh có thể phát triển nặng và kéo dài thời gian điều trị. 

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ viêm họng cấp, hãy đến ngay phòng khám Tai Mũi Họng Quang Hiền để được thăm khám và điều trị. Phòng khám có đội ngũ bác sĩ tai mũi họng giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn tận tình về tình trạng sức khỏe của bạn. Bác sĩ sẽ khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm họng và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Tại đây, các bác sĩ sử dụng các thiết bị y tế hiện đại giúp việc chẩn đoán nhanh chóng và chính xác hơn. Điều này không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn đảm bảo bạn nhận được sự chăm sóc tốt nhất. Bạn sẽ được tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm cả thuốc kháng sinh (nếu cần thiết) và các biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ hồi phục.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị được áp dụng cũng ảnh hưởng đến viêm họng cấp bao lâu thì khỏi. Điều trị đúng cách và kịp thời, bao gồm việc sử dụng thuốc theo chỉ định có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng hơn. Phác đồ điều trị viêm họng cấp được bác sĩ chỉ định dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là virus, bệnh thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày và các triệu chứng sẽ giảm dần để tự khỏi. Ngược lại, nếu viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn liên cầu, bệnh có thể kéo dài hơn và cần điều trị kháng sinh để tránh biến chứng.

  • Điều trị kháng sinh: Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A, việc điều trị kháng sinh có thể được chỉ định. Các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm beta-lactam, Macrolides, và trong một số trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng Quinolones.
  • Điều trị triệu chứng: Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân, người bệnh viêm họng cấp cũng cần giảm triệu chứng bằng các loại thuốc như Paracetamol. Lưu ý không nên sử dụng Aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên do nguy cơ hội chứng Reye.
  • Điều trị tại chỗ: Chăm sóc và vệ sinh mũi họng là rất quan trọng trong quá trình điều trị viêm họng. Người bệnh có thể súc miệng và họng bằng nước muối sinh lý (NaCl 0.09%) để làm dịu và giảm viêm. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng tốt và xì mũi để loại bỏ dịch nhầy sẽ giúp thông thoáng đường thở, có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi.

Viêm họng cấp bao lâu thì khỏi phù thuộc một phần vào việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà

Những biện pháp chăm sóc đúng cách không chỉ giúp giảm bớt triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng. Dưới đây là một số hoạt động mà bệnh nhân và người nhà cần chú ý. Những biện pháp này sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và hỗ trợ quá trình hồi phục:

  • Sử dụng thuốc hạ sốt như Paracetamol khi nhiệt độ cơ thể đạt 38,5 độ C trở lên.
  • Nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giữ cơ thể luôn được hydrat hóa.
  • Vệ sinh họng và súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Bù nước và chất điện giải nếu có sốt cao.
  • Chườm ấm nách, cổ, tay chân: điều này giúp giãn nở lỗ chân lông, cải thiện lưu thông máu và giúp tản nhiệt, từ đó giảm nhiệt độ cơ thể.

Kết luận

Thời gian viêm họng cấp bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ nguyên nhân gây bệnh cho đến tình trạng sức khỏe và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân. Để rút ngắn thời gian hồi phục, việc nhận diện triệu chứng sớm và điều trị đúng cách là rất quan trọng. 

Cần tránh lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng cấp, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh là do virus. Việc sử dụng kháng sinh không chỉ không hiệu quả trong những trường hợp này mà còn có thể dẫn đến nhiều tác hại, như phát triển kháng thuốc, làm giảm hiệu quả của các loại thuốc trong tương lai. Liên hệ ngay với phòng khám Tai Mũi Họng Quang Hiền qua Zalo để được thăm khám và chữa trị kịp thời bạn nhé.

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 6, 2025 by ModD Leave a Comment

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá của nội soi họng

Nội soi họng là quy trình mà bác sĩ có thể quan sát hoạt động bên trong vùng họng. Việc này giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý liên quan đến vị trí này. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra như nội soi họng có đau không? nội soi họng bao nhiêu tiền? Đâu là quy trình thực hiện nội soi? Để giải đáp tất cả những điều này, Quang Hiền đã chuẩn bị bài viết nhằm giúp bạn nắm rõ hơn về quy trình, và phương pháp nội soi họng bao nhiêu tiền, để từ đó bạn có thể chuẩn bị tốt nhất.

Nội soi họng là gì?

Nội soi họng là một phương pháp được ứng dụng nhằm mục đích giúp bác sĩ dễ dàng quan sát vùng sau họng của bệnh nhân dựa vào hình ảnh hiển thị trên màn hình TV. Từ đó, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân, tình trạng bệnh lý một cách chính xác. Bác sĩ chuyên ngành Tai-Mũi-Họng sẽ sử dụng ống nội soi chuyên dụng, cùng độ dài linh hoạt và được trang bị camera.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể phát hiện ra các bệnh lý, như: gai vách ngăn mũi, ung thư thanh quản, vòm họng, viêm xoang,… Để từ đó, có thể đưa ra các giải pháp, hướng dẫn sớm nhất để có thể điều trị hiệu quả và an toàn hơn.

Khi nào cần nội soi họng?

Trước khi tìm hiểu nội soi họng bao nhiêu tiền, đây là một vài trường hợp cụ thể mà bạn sẽ cần nội soi họng:

  • Có vấn đề ở cổ họng, giọng nói: Phương pháp nội soi họng có thể tìm kiếm các nguyên nhân gây ra tình trạng khó nuốt, khó thở, hôi miệng, đau họng không dứt,… Ở vùng cổ họng hoặc dây thanh quản. Nội soi họng còn được ứng dụng để có kết quả chính xác hơn về một khu vực bất thường khi được chụp CT, X-quang.
  • Lấy mẫu sinh thiết của khu vực bất thường: Nội soi họng cũng có thể được chỉ định nhằm lấy mẫu sinh thiết của dây thanh âm hoặc các bộ phận của vùng họng. Được thực hiện bằng cách dùng các dụng cụ dài, mỏng, đưa vào ống soi thanh quản để thu thập các mẫu.
  • Điều trị vấn đề về họng: Phương pháp này cũng được sử dụng khi cần điều trị một số vấn đề ở dây thanh âm hoặc vùng họng. 

Quy trình nội soi họng

Sau đây phòng khám Quang Hiền sẽ giúp bạn có góc nhìn cụ thể hơn về trước, trong và sau khi nội soi họng. Tuy nhiên, có thể quy trình sẽ khác đi đôi chút với thực tế, điều này sẽ tùy thuộc vào địa chỉ thăm khám. Yếu tố này cũng có thể ảnh hưởng đến câu hỏi nội soi họng bao nhiêu tiền.

Trước khi nội soi họng

Thời gian nhịn ăn trước nội soi có thể thay đổi tùy theo loại nội soi và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Thông thường, đối với nội soi họng đơn giản, bệnh nhân có thể được yêu cầu nhịn ăn từ 2-4 giờ trước thủ thuật. Tuy nhiên, nếu cần gây mê hoặc trong trường hợp đặc biệt, thời gian nhịn ăn có thể kéo dài hơn.

đặc biệt là thuốc chống đông máu như aspirin, warfarin, hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Tuy nhiên, không tự ý ngưng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ

Trong khi nội soi họng

Bạn có thể nằm ngửa, hoặc ngồi thẳng lưng, điều này tùy thuộc vào loại xét nghiệm. 

Các vị trí như, miệng, mũi, cổ họng sẽ được bôi, phun thuốc tê, một số trường hợp được gây tê toàn thân nhưng hiếm gặp. Bác sĩ sau đó sẽ dùng ống nội soi mềm, dài có camera đi kèm kết nối với màn hình Tv. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu sinh thiết nếu như cần thêm xét nghiệm.

Sau khi nội soi

Sau nội soi, bạn có thể cảm thấy đau họng nhẹ, ho, hoặc khó chịu ở cổ họng. Những triệu chứng này thường sẽ giảm dần và hết sau 24-48 giờ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài, trở nên nghiêm trọng hơn, hoặc bạn gặp các dấu hiệu bất thường như sốt, chảy máu, khó thở, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Nội soi họng bao nhiêu tiền?

Một câu hỏi xuất hiện ở nhiều bệnh nhân khi chuẩn bị thực hiện nội soi họng. Nội soi họng bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chi phí của nội soi họng sẽ không quá đắt, vì sẽ được căn cứ theo quy định hiện hành của Bộ Y Tế. Thế nên, không cần quá lo lắng về nội soi họng bao nhiêu tiền, vì mức giá này chỉ thường rơi vào khoảng 100.000 VNĐ cho đến 300.000VNĐ đối với mỗi lần nội soi. (Bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế để biết chi phí chính xác và các khoản phí có thể phát sinh.)

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá của nội soi họng

Câu trả lời cho câu hỏi nội soi họng bao nhiêu tiền có thể nhận được khác nhau bởi nhiều yếu tố khác, như:

  • Mức độ bệnh lý của người bệnh: Trường hợp bệnh lý nặng, có thể cần mức giá cao hơn vì sẽ cần thủ thuật kỹ lưỡng, kèm theo đó là tay nghề bác sĩ cao. Mặt khác, đối với trường hợp nhẹ, thì chi phí có thể thấp hơn.
  • Nơi thăm khám: Tuỳ thuộc vào độ uy tín, kinh nghiệm của địa chỉ mà bạn thăm, khám cũng có thể dao động đến câu trả lời nội soi họng bao nhiêu tiền.
  • Phương pháp nội soi: Hiện nay, có khá nhiều phương pháp nội soi khác nhau. Thế nên, việc sử dụng các phương pháp mới mẻ, hiện đại hơn cũng có thể ảnh hưởng đến đơn giá.
  • Trang thiết bị y tế: Đối với những trung tâm, cơ sở sử dụng trang thiết bị y tế hiện đại thì mức giá cũng có thể khác nhau. Trang thiết bị hiện đại sẽ góp phần cho ra kết quả chuẩn xác hơn.
  • Tay nghề bác sĩ: Kỹ thuật nội soi có thể không quá khó khăn, tuy nhiên tay nghề bác sĩ cũng sẽ ảnh hướng đến việc nội soi họng bao nhiêu tiền. Những bác sĩ chuyên khoa lành nghề, nhiều kinh nghiệm sẽ có thể thực hiện nhanh chóng, đưa chẩn đoán chính xác kèm những hướng dẫn cụ thể.

Những câu hỏi thường gặp về nội soi họng

Nội soi họng có đau không?

Phương pháp nội soi họng sẽ được sử dụng ống mềm, nhỏ nên sẽ có thể hạn chế cảm giác đau khi tiến hành. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ sử dụng thuốc co mạch, nên bệnh nhân có thể có cảm giác châm chích.

Nội soi họng bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Bộ Y Tế đang được hiện hành, chi phí sẽ rơi vào khoảng 100.000-300.000 VNĐ/ mỗi lần. Tuy nhiên, mức giá này có thể giao động bởi nhiều yếu tố như: tay nghề bác sĩ, địa chỉ thăm khám, phương pháp nội soi thực hiện, trang thiết bị y tế,…

Có được ăn trước khi nội soi họng?

Bệnh nhân không nên ăn gì trong vòng 4 tiếng trước khi nội soi, để có thể đảm bảo quy trình nội soi diễn ra thuận lợi, tránh tình trạng nôn ói.

Ăn gì sau khi nội soi họng?

Trong khoảng 1 tiếng sau khi thực hiện thủ thuật nội soi họng, bệnh nhân không nên sử dụng các loại nước có màu, chất kích thích. Có thể dùng trà đường nguội, sữa lạnh, nước lọc, và người bệnh cần nhịn ăn. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ được theo dõi, nếu như không còn cảm giác khó chịu, thì có thể ăn các món mềm và lỏng.

Nhưng cũng cần lưu ý là thức ăn nguội, các ngày tiếp theo nên sử dụng các loại thực phẩm được chỉ định, hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa. Không nên sử dụng các loại đồ ăn/uống cay, nóng, hoặc quá cứng.

Trên đây là bài viết về nội soi họng bao nhiêu tiền, hy vọng rằng bạn đọc có thể đưa ra giải pháp tốt nhất sau khi tham khảo bài viết. Nếu như có thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với phòng khám thông qua hotline ở cuối trang, hoặc bằng những phương thức liên lạc dưới đây.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 6, 2025 by ModD Leave a Comment

Nguyên nhân dẫn đến mũi bị chảy máu

Mũi bị chảy máu, hay còn gọi là chảy máu cam có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Cùng với đó là nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến lành tính, cho đến những trường hợp nặng, nguy hiểm, có thể cần thiết nhập viện, điều trị ngoại khoa. Đây cũng là bệnh lý thường gặp nhất trong chuyên ngành tai, mũi, họng, thường bắt gặp ở trẻ 2-10 tuổi, người cao tuổi 50-80 tuổi. Vì vậy, hãy cùng bài viết này tìm ra nguyên nhân mũi bị chảy máu là gì. Đặc biệt, sẽ có cách xử trí khi bị chảy máu mũi dành cho bạn.

Mũi bị chảy máu là gì?

Mũi bị chảy máu hay còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng khi máu chảy ra từ một hoặc hai bên hốc mũi. Thông thường, máu chảy xuất phát từ một bên mũi, khi lượng máu chảy nhiều, khiến máu chảy sang mũi còn lại. Cũng có thể máu chảy ra ngoài từ lỗ trước, hoặc chảy ra phía sau xuống họng. Vì vậy, cần phân biệt máu chảy từ đường hô hấp, hay tiêu hoá và thoát qua đường mũi.

Phân loại chảy máu mũi

Mũi bị chảy máu có thể phân loại từ nguyên nhân gây nên, bao gồm:

Theo vị trí: Chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau

Theo nguyên nhân: Chảy máu mũi nguyên phát (không có nguyên nhân rõ ràng), thứ phát (có thể xác định nguyên nhân).

Theo tính chất: Chảy máu mũi tái diễn, cấp tính.

Vị trí mũi bị chảy máu

Mũi bị chảy máu (chảy máu cam) được phân thành 2 loại, trong đó là: Chảy máu mũi trước, chảy máu mũi sau:

Chảy máu mũi trước

Hiện tượng chảy máu mũi trước chiếm đến 90%-95% các trường hợp mũi bị chảy máu. Vị trí chảy máu từ vách ngăn lỗ mũi, vì khu vực này chứa nhiều mạch nhỏ nên rất dễ vỡ khi xì mũi hoặc gặp chấn thương khi ngoáy mũi, day mũi, vô tình làm xước. Mũi bị chảy máu ra phía trước.

Đây là tình trạng phổ biến ở những nơi có khí hậu hanh nóng, hoặc có môi trường khô như dùng lò sưởi, máy điều hòa trong thời gian dài. Điều này sẽ khiến niêm mạc khô, khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ và mũi bị chảy máu.

Chảy máu mũi sau:

Đây là trường hợp hiếm gặp hơn so với chảy máu mũi trước, thường liên quan đến các mạch máu cao hơn và sâu hơn của mũi. Chảy máu mũi sau nguy hiểm hơn và khó kiểm soát hơn so với chảy máu mũi trước. Tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, những người có huyết áp cao hay gặp chấn thương vùng mũi, mặt.

Hiện tượng này thường xuất hiện ở 2 bên mũi, khiến cho máu chảy ra phía sau và đi xuống họng. Lượng máu chảy nhiều có thể khiến cho bệnh nhân rơi vào trạng thái nguy kịch. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách thắt mạch máu, hoặc nhét bấc mũi.

Trong một vài trường hợp, sẽ khó để nhận biết được chảy máu mũi trước hay sau. Hai tình trạng đều có thể làm cho máu chảy về sau cổ họng nếu như nằm ngửa, nhưng tình trạng chảy máu mũi sau sẽ nguy hiểm hơn. Cần đến cơ sở y tế để nhận hướng dẫn kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến mũi bị chảy máu

Để có thể phòng tránh, hoặc đưa ra điều trị kịp thời nhất đối với tình trạng của mỗi người. Phòng khám Quang Hiền muốn gửi gắm đến các bạn một số nguyên nhân chính, trong đó 2 nguyên nhân chính là tại mũi và toàn thân:

Nguyên nhân tại mũi 

  • Tự phát: Một tình trạng chiếm đa số, có thể vì khí hậu nắng nóng và khô. Nhiệt độ tăng cao là một phần khiến cho các mao mạch mũi giãn nở quá mức, khiến mao mạch vỡ và máu chảy ra ngoài. Lý do khiến nhiều người bị chảy máu cam vào mùa hè.
  • Chấn thương: Thường xuyên móc ngoáy mũi làm gây tổn thương trực tiếp điểm mạch vách ngăn khiến chảy máu, hoặc gây viêm loét niêm mạc mũi. Ngoài ra, chấn thương mũi xoang có thể gãy thành xương, tổn thương mạch máu, từ đó khiến mũi bị chảy máu nhiều.
  • Bất thường cấu trúc mũi: Gặp tình trạng gai, vẹo hay thủng vách ngăn, ảnh hưởng luồng khí đi vào mũi bị vẹo. Dẫn đến khô mũi và tăng nguy cơ chảy máu mũi.
  • Viêm mũi xoang: Các bệnh lý như cảm lạnh, polyp mũi hoặc viêm mũi xoang dị ứng,… Có thể phản ứng viêm làm tăng sinh mạch máu, viêm thành mạch máu và các phản ứng xì mũi mạnh sẽ tăng thêm nguy cơ mũi bị chảy máu.
  • Khối u mũi xoang: chảy máu do khối u ở vùng mũi khá ít gặp, và luôn đi kèm với những triệu chứng như: nghẹt một bên mũi, dịch tiết mũi có máu là các triệu chứng điển hình của khối u vùng mũi.
  • Thuốc xịt mũi: Lạm dụng thuốc xịt mũi làm khô mũi và khiến mũi bị chảy máu.
  • Biến chứng y khoa: Tổn thương mạch máu trong lúc phẫu thuật, hoặc đặt ống sonde mũi dạ dày khiến cho tổn thương niêm mạc mũi, gây ra mũi bị chảy máu.

Nguyên nhân toàn thân:

  • Sử dụng thuốc chống đông máu: Việc sử dụng các loại thuốc chống đông như: aspirin, heparin, warfarin, clopidogrel,… Sẽ ảnh hưởng đến chức năng đông cầm máu, tăng thêm nguy cơ khiến mũi bị chảy máu khi có tác động vào vùng mũi hoặc có tăng huyết áp đi kèm.
  • Rối loạn đông cầm máu: Các loại bệnh như sốt xuất huyết, bệnh Hemophilia, xuất huyết giảm tiểu cầu,… Cũng có thể gây ra mũi bị chảy máu tự phát, thường chảy máu 2 bên.
  • Thiếu vitamin C,K: Tình trạng thiếu vitamin là một trong những nguyên nhân dẫn đến mũi bị chảy máu. Vitamin C sẽ giúp tăng sức khỏe cho các thành mạch máu, còn vitamin K sẽ giúp ổn định quá trình đông máu. Cả 2 sẽ góp phần bảo vệ cho mạch máu, và ngăn ngừa tình trạng vỡ thành mạch gây xuất huyết.
  • Tăng huyết áp: Có thể dẫn đến hiện tượng vỡ mạch máu tự phát. Nguy cơ chảy máu mũi tăng cao ở những bệnh nhân tăng huyết áp, đặc biệt là những người đang sử dụng thuốc chống đông máu.
  • Rượu bia: Cồn ở trong rượu và bia có thể gây nên bất thường tại hệ thống mạch máu ở vùng mũi xoang. Điều này sẽ làm chúng giãn nở quá mức, sau đó vỡ ra dẫn đến mũi bị chảy máu.

Triệu chứng khi mũi bị chảy máu

Triệu chứng nào thường gặp khi mũi bị chảy máu? Chảy máu mũi xuất hiện từ những nguyên nhân khác nhau dường như không có dấu hiệu nhận biết. Tuy nhiên, có một số triệu chứng mà người bệnh có thể cảm nhận được như:

Chảy máu mũi sau

  • Thường nuốt phải dịch chảy xuống họng
  • Có hành vi khịt mũi, nuốt dịch
  • Cảm nhận được dịch mũi có vị tanh của máu
  • Khi khạc nhổ thấy dịch màu đỏ tươi, hoặc đỏ hồng

Chảy máu mũi trước

  • Thấy ướt mũi
  • Mũi bị chảy máu hoặc rỉ máu, khi dùng khăn thấm thì thấy máu trên khăn
  • Dịch mũi chứa máu

Cách phòng ngừa chảy máu mũi

Để phòng ngừa chảy máu mũi từ những nguyên nhân lành tính, bạn cần chú ý các điều này:

  • Không ngoáy mũi, nhổ lông mũi, hoặc xì mũi mạnh
  • Nếu khí hậu nắng nóng, thì hãy hạ nhiệt trong nhà bằng điều hoà, quạt. 
  • Uống nhiều nước, ăn thức ăn mát như rau xanh để giải nhiệt
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C và vitamin K trong chế độ ăn
  • Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà
  • Không khói thuốc lá, hay các hoá chất gây nên các tác nhân dị ứng
  • Lối sống lành mạnh, cân bằng và hạn chế căng thẳng, lo âu
  • Thăm khám định kỳ hàng năm, từ đó phát hiện các dấu hiệu bất thường và có giải pháp kịp thời.

Xử trí khi bị chảy máu mũi

  • Ngồi thẳng, hơi nghiêng đầu về phía trước.
  • Bấm chặt phần mềm của mũi trong 10-15 phút.
  • Thở bằng miệng.
  • Không nằm ngửa hoặc ngửa đầu ra sau.
  • Nếu chảy máu không ngừng sau 30 phút, cần đến cơ sở y tế.

Trên đây là các trường hợp, nguyên nhân dẫn đến mũi bị chảy máu, và hy vọng rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin dành cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline dưới cuối trang, hoặc các kênh liên lạc bên dưới, để từ đó có thể nhận giải pháp, hướng dẫn kịp thời. 

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 31
  • 32
  • 33
  • 34
  • 35
  • …
  • 65
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: Massage Body Thảo Mộc Vũng Tàu: Bí Quyết Thảo Dược Đánh Bay Đau Nhức & Tái Tạo Năng Lượng Tại Phan Thiết
  • Bảo vệ: Top 5 Địa Chỉ Gội Đầu Cho Nam Phan Thiết: Thư Giãn Chuẩn Nam Giới 2025
  • Bảo vệ: Gửi Điện Thoại Từ Mỹ Về Việt Nam: Hướng Dẫn Toàn Diện Từ A-Z Cho Hàng Giá Trị Cao
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in