Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 3 7, 2025 by ModD Leave a Comment

LAN KIẾM TỨ THỜI (Cymbidium ensifolium)

1 Giới thiệu về Lan Kiếm Tứ Thời

         Trên thế giới lan Kiếm Tứ Thời được phân bố ở các nước châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Hoa, Miến Điện, Lào, Campuchia, Trung Quốc.

         Tại Việt Nam địa lan Kiếm Tứ Thời: Cây mọc ở miền Trung và miền Nam, vùng Đà Lạt, Kon Tum trên mặt đá có rêu.

            Cymbidium ensifolium vẫn chưa được IUCN phân hạng. Tuy nhiên, nó đã được đánh giá tạm thời là dễ bị tổn thương (VU) theo tiêu chí Danh sách đỏ của IUCN (Nguyễn Quang Thạch và cs, 2005). Nó được liệt kê trong Phụ lục II của CITES.

         Hình thái đặc trưng của lan Kiếm Tứ Thời là cây địa sinh, bụi dày, giả hành nhỏ, được các bẹ lá che lại. Lá nhiều, dài, nhọn, có 3 gân lồi ở mặt dưới lá, dài 65-85 cm, rộng 2,5-3,0 cm. Phát hoa từ bẹ lá, cao 25-40 cm, mang 6-10 hoa thơm, hoa lớn 4-5 cm. Cánh hoa dạng mũi mác, mỏng nhỏ, màu xanh vàng với nhiều sọc đỏ nâu nằm liền nhau. Lá đài giống cánh hoa. Cánh môi thuôn, 2 thùy bên ngắn, rộng và tròn, có nhiều đốm đỏ nâu. Thùy giữa dạng bầu dục, gợn song, có chấm rải rác màu nâu đỏ. Trục hợp nhụy màu trắng vàng, phần bụng có chấm đỏ nâu, cây ra hoa tháng 8-11. Phân bố ở miền Trung và miền Nam của Việt Nam, ở Lào, Campuchia và Trung Quốc (Trần Hợp, 1998).

Hình 1. Cây lan kiếm Tứ Thời

2. Công dụng

2.1. Công dụng trong y học cổ truyền

         Theo ghi chép, cây có vị cay, tính bình. Rễ tư âm thanh phế, khư đàm chỉ khái, lý khí, hoà huyết, lợi thấp, tiêu thũng. Hoa lý khí, khoan trung, minh mục. 

         Người ta thu hái hoa để nấu nước rửa mắt. Lá được sử dụng như thuốc lợi tiểu. Rễ hợp với các vị thuốc được dùng pha khác làm thuốc bổ, trị ho.

         Ở Vân Nam (Trung Quốc) rễ dùng trị ho thổ huyết, trường phong, huyết băng, bệnh lậu và đòn ngã tổn thương. 

2.2. Công dụng trong y học hiện đại

            Cây địa lan (Cymbidium sp.) là nguồn phong phú phenanthrenes và bibenzyls, một số trong đó có hoạt động dược lý như gây độc tế bào, kháng khuẩn, loại bỏ gốc tự do và hoạt động chống viêm (Yoshikawa và cs, 2014; Lertnitikul và cs, 2020; Lv và cs, 2020). Theo Jimoh và cs (2022), chiết xuất các bộ phận trên mặt đất của lan Kiếm, ba dẫn xuất Dihydrophenanthrene mới, cụ thể là Cymensifin A, B và C đã được phân lập, cùng với hai hợp chất đã biết là Cypripedin và Gigantol. Khả năng chống lại các loại tế bào ung thư khác nhau ở người, bao gồm ung thư phổi, vú và ung thư ruột kết cũng như độc tính đối với các tế bào nhú bì.

Nghiên cứu về việc phân lập nấm nội sinh từ mô rễ các loài lan phổ biến ở Malaysia (Cymbidium sp.), hoạt tính kháng khuẩn và thành phần hóa học thực vật của chúng. Kết quả cho thấy tổng cộng 59 nấm nội sinh đã được phân lập và chúng được đại diện cho tám chi khác nhau (Fusarium, Nigrospora, Lasiodiplodia, Exserohilum, Curvularia, Buergenerula, Trichoderma và Daldinia ). Fusarium là chi chiếm ưu thế nhất trong số các phân lập, với tần suất phân lập cao là 62,7% (37 phân lập). Phân tích thành phần hóa học thực vật của các chiết xuất từ ​​​​các loại nội sinh này cho thấy hoạt động kháng khuẩn có thể là do các thành phần như alkaloid, flavonoid, phenol, saponin, tannin và terpenoid (Chua, 2022). 

         Rễ của Cym. ensifolium (L.) Sw. đã được sử dụng để làm giảm chứng rối loạn chức năng gan và bệnh thận (Chuakul, 2002; Chiakul và Boonpleng, 2004); nước sắc từ thân rễ cây Cym. ensifolium dùng chữa bệnh lậu, dịch chiết hoa dùng chữa viêm mắt (Singh, 2021)

Tài liệu tham khảo

Chiakul W. and Boonpleng A., 2004. Survey on medicinal plants in Ubon Ratchathani province (Thailand). Thai J. Phytopharm. 11, 33–54.

Chua R.W., Song K.P. and Ting A.S.Y., 2022. Antimicrobial activities and phytochemical screening of endophytic fungi isolated from Cymbidium and Dendrobium orchids. South African Journal of Botany 151: 909-918.

Chuakul W., 2002. Ethnomedical uses of Thai Orchidaceous plants. Mahidol J. Pharm. Sci. 29, 41–45.

Jimoh T. O., Costa B. C., Chansriniyom C., Chaotham C., Chanvorachote P., Rojsitthisak P., Likhitwitayawuid K. and Sritularak B., 2022. Three New Dihydrophenanthrene Derivatives from Cymbidium ensifolium and Their Cytotoxicity against Cancer Cells, Pubmed. Molecules 27 (7): 2222.

Lertnitikul N., Pattamadilok C., Chansriniyom C. and Suttisri R., 2020. A new dihydrophenanthrene from Cymbidium finlaysonianum and structure revision of cymbinodin-A. Journal of Asian natural products research 22 (1): 1-8.

Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2005), Kỹ thuật chọn tạo, nhân giống và nuôi trồng lan Hồ điệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Trần Hợp, 1998. Phong lan Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Yoshikawa K., Baba C., Iseki K., Ito T., Asakawa Y., Kawano S. and Hashimoto T., 2014. Phenanthrene and phenylpropanoid constituents from the roots of Cymbidium Great Flower “Marylaurencin” and their antimicrobial activity. J Nat Med  68 (4): 743–747.

https://abi.com.vn/tin-tuc-nong-nghiep/lan-kiem-tu-thoi-cymbidium-ensifolium-207.html

Filed Under: abi, Thông tin hoạt động, Tin tức, Uncategorized

Tháng 3 7, 2025 by ModD Leave a Comment

Khi nào cần nội soi dạ dày, đại tràng?

Nội soi là một thủ thuật y tế được các bác sĩ sử dụng rộng rãi, hỗ trợ đưa ra chẩn đoán và điều trị. Trước khi thực hiện thủ thuật, cần chuẩn bị đúng cách như nhịn ăn, uống và chuẩn bị tâm lý thoải mái. Tuy nhiên, rất ít vị trí nội soi cần nhịn ăn và uống, hãy cùng khám phá bài viết sau để tìm hiểu đâu là vị trí cần nhịn ăn, và sau khi nội soi xong nên ăn gì?

Nội soi là gì?

Nội soi là một thủ thuật y tế đơn giản, được áp dụng nhằm kiểm tra những cơ quan bên trong cơ thể, thông qua việc sử dụng một ống mỏng được gắn camera và đèn. Đây là phương pháp giúp bác sĩ có thể tiếp cận và theo dõi các niêm mạc bên trong những cơ quan, gồm dạ dày, đại tràng, phế quản hoặc các bộ phận khác. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nội soi vùng nào cần chú ý chế độ ăn uống? Tại sao?

Sau khi thực hiện thủ thuật nội soi, bệnh nhân nên chú ý đến chế độ ăn uống. Tuy nhiên, đối với chế độ ăn uống, bạn chỉ cần chú ý đến 2 vùng nội soi sau:

  • Nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày là thủ thuật kiểm tra tình trạng niêm mạc dạ dày và thực quản. Sau khi hoàn tất, niêm mạc dạ dày lúc này còn nhạy cảm, do đó cần điều chỉnh chế độ ăn uống để tránh kích thích hoặc gây viêm loét.
  • Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng là kỹ thuật kiểm tra niêm mạc đại tràng. Việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng sau nội soi là vô cùng cần thiết, tránh được tình trạng tiêu chảy, khó tiêu.

Khi nào cần nội soi dạ dày, đại tràng?

Khi gặp phải những vấn đề ở vùng tiêu hoá, người bệnh không nên ngó lơ. Ngược lại, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa, nếu gặp những triệu chứng sau:

Đối với dạ dày

  • Đau bụng vùng thượng vị.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đầy hơi, ợ chua, khó tiêu và chán ăn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản, khàn giọng, khó nuốt.
  • Nôn ra máu, đi ngoài có máu.
  • Đau ngực bất thường.
  • Thường xuyên dùng thuốc kháng sinh, chống viêm hoặc thuốc giảm đau lâu dài gây ra đau thượng vị.
  • Đang theo dõi bệnh lý dạ dày như viêm, loét hoặc polyp dạ dày.
  • Có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
  • Tiền sử gia đình mắc polyp hoặc ung thư dạ dày.

Đối với đại tràng

  • Đau bụng từng cơn.
  • Thay đổi thói quen đi ngoài.
  • Có cảm giác đi ngoài không hết phân và nặng bụng.
  • Đi ngoài ra máu.
  • Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân.
  • Trường hợp theo dõi bệnh lý như viêm, loét hoặc polyp đại trực tràng.
  • Có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng.

Những trường hợp chống chỉ định nội soi dạ dày, đại tràng

Sau đây là một vài trường hợp chống chỉ định tương đối, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mục đích nội soi mà hướng dẫn của bác sĩ có thể thay đổi:

  • Bệnh lý tim mạch nặng: Bệnh nhân có tiền sử tim mạch, như suy tim hoặc nhồi máu cơ tim không được khuyến cáo nội soi vì có nguy cơ xảy ra những biến chứng liên quan đến tim.
  • Suy thận: Những người bệnh có chức năng thận kém hoặc đang trong giai đoạn suy thận. Việc này có thể dẫn đến rủi ro trong quá trình gây mê, và quá trình hồi sức sau nội soi.
  • Viêm loét nặng hoặc xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng viêm loét dạ dày và đại tràng hoặc đang gặp tình trạng xuất huyết tiêu hoá cũng không được khuyến cáo thực hiện thủ thuật.
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng: Bệnh nhân đang mắc bệnh nhiễm trùng nặng, đặc biệt là nhiễm trùng hệ tiêu hóa, có thể không đủ sức khỏe để thực hiện thủ thuật nội soi.
  • Bệnh lý đường hô hấp nặng: Người bệnh có vấn đề về hô hấp nghiêm trọng có thể gặp khó khăn trong việc thở trong quá trình gây mê hoặc hồi sức.
  • Khó khăn trong việc hợp tác: Những bệnh nhân không thể phối hợp trong quá trình nội soi, có thể kể đến như trẻ em hoặc người bị rối loạn tâm thần, có thể không phù hợp để thực hiện thủ thuật này.
  • Bệnh lý di căn hoặc ung thư giai đoạn cuối: Bệnh nhân có ung thư giai đoạn cuối hoặc di căn đến các cơ quan khác thường không được chỉ định nội soi. Lý do là mục tiêu điều trị lúc này có thể thay đổi.

Sau khi nội soi xong nên ăn gì?

Bệnh nhân sau khi nội soi sẽ bắt gặp những dấu hiệu như chướng bụng, đau, rát họng hoặc khó nuốt nhưng các triệu chứng này sẽ giảm dần sau đó.

Vì thế, bệnh nhân nên ăn uống ít nhất sau từ 1-2 giờ đầu. Có thể dùng nước lọc trước, sau đó dùng sữa nguội, hoặc trà đường để tránh kích thích dạ dày và làm giảm cơn đói, nếu người bệnh không bị buồn nôn có thể ăn những món lỏng, mềm như cháo hoặc súp. Trong 24 giờ đầu sau khi hoàn thành nội soi, bệnh nhân nên lưu ý chỉ ăn các món loãng, mềm như cháo, súp, và các thức uống như nước lọc hoặc sữa nguội.

Từ ngày thứ 2 trở đi, bệnh nhân có thể ăn các món sau để đảm bảo quá trình hồi phục: 

  • Thức ăn: Tiếp tục với các món ăn mềm, dễ tiêu như cơm trắng, mì ống, khoai tây nghiền. Bổ sung trái cây như chuối, táo (đã được nấu chín) và rau như bí đỏ, cà rốt.
  • Protein: Thêm thịt gà luộc, cá hấp hoặc trứng vào chế độ ăn để cung cấp đủ protein.
  • Sữa chua: Sữa chua chứa probiotics có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Các dấu hiệu cần theo dõi:

Một số dấu hiệu nếu phát hiện, cần liên hệ với bác sĩ ngay để nhận chỉ định sớm nhất:

  • Đau bụng dữ dội, kéo dài ở vùng bụng.
  • Xuất huyết, chảy máu nhiều, kéo dài sau nội soi, hoặc thấy máu trong phân, nôn ra máu.
  • Sốt cao, ớn lạnh.

Một số lưu ý khác

  • Sau nội soi, nên chú ý việc sử dụng thuốc kháng đông cần hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Thông thường, bệnh nhân chỉ được dùng lại khi được bác sĩ đánh giá là không có biến chứng.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau nếu cần thiết, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Nên tránh hoạt động nặng, như nâng tạ hoặc tập thể thao, chạy bộ.
  • Nên dành ít nhất 1 ngày nghỉ ngơi sau khi nội soi. Sau 24-48h nếu không có dấu hiệu bất thường thì bệnh nhân có thể hoạt động nhẹ nhàng.

Thực phẩm nào không nên ăn?

  • Các loại thực phẩm có lượng acid cao: Cam, chanh và các loại trái cây có tính axit cao nên được tránh để không gây kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Những loại trái cây gây khó tiêu.
  • Các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Tránh các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga.
  • Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc cafe.

Nội soi dạ dày, đại tràng cần nhịn ăn bao lâu?

Thời gian nhịn ăn trước khi nội soi dạ dày và đại tràng thường khác nhau và phụ thuộc vào hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các mốc thời gian dưới đây:

Đối với nội soi dạ dày

  • Thời gian nhịn ăn: Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng để có thể nhìn rõ phần niêm mạc khi thực hiện nội soi. Nếu nội soi tiền mê, thời gian nhịn ăn sẽ kéo dài, khoảng từ 8 cho đến 12 tiếng.
  • Thời gian nhịn uống: Người bệnh cần hạn chế mức tối đa việc uống nước, và tuyệt đối không nên sử dụng các loại nước có màu hoặc có gas. Đặc biệt, đối với nội soi tiền mê cần nhịn uống hoàn toàn ít nhất 2 giờ trước thủ thuật.

Đối với nội soi đại tràng

  • Thời gian nhịn ăn: Cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi tiến hành. Trường hợp nội soi tiền mê, cần nhịn ăn lâu hơn (8-12 tiếng). Trong thời gian này, nên hạn chế uống nước đến mức tối đa, tuyệt đối không sử dụng nước có màu, có gas và nhịn uống hoàn toàn 2 giờ trước thủ thuật.

Việc tuân thủ đúng các hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng trước khi nội soi dạ dày, đại tràng không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp quy trình diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Hy vọng bài viết có thể giải đáp thắc mắc sau khi nội soi xong nên ăn gì dành cho bạn. Trong trường hợp bạn còn thắc mắc, băn khoăn cần giải đáp, có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh liên lạc bên dưới, hoặc thăm khám trực tiếp tại phòng khám Quang Hiền: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 7, 2025 by ModD Leave a Comment

Phương pháp nội soi xoang mũi là gì?

Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của trang thiết bị y tế, thủ thuật nội soi ngày càng được sử dụng rộng rãi, mang tính hiệu quả cao, nhanh chóng và an toàn. Viêm xoang là một trong những bệnh lý thường gặp, gây nhiều triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy dịch và đau nhức đầu. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho bạn về nội soi xoang mũi, từ quy trình cho đến những biến chứng xảy ra, và những lưu ý để tránh biến chứng.

Tìm hiểu chung về viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm, nhiễm ở các hốc xoang, đến từ việc tắc nghẽn các hốc thông xoang gây ra từ vi khuẩn, virus hoặc dị ứng. Đây là một bệnh lý kèm theo những triệu chứng như: nghẹt mũi, chảy dịch, đau đầu, suy giảm khứu giác và gây nhiều khó chịu cũng như biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Một số triệu chứng cơ bản của viêm xoang có thể kể đến là:

  • Nghẹt mũi kéo dài.
  • Chảy dịch mũi.
  • Đau nhức vùng đầu.
  • Suy giảm khứu giác.

Phân loại viêm xoang dựa theo thời gian nhiễm bệnh:

  • Viêm xoang mũi cấp tính: Tình trạng viêm nhiễm xoang này thường xảy ra trong một quãng thời gian ngắn. Bệnh thường khỏi hoàn toàn trong vòng 1-4 tuần nếu đực điều trị và chăm sóc tốt.
  • Viêm xoang mũi bán cấp: Viêm xoang bán cấp sẽ có triệu chứng kéo dài 4-12 tuần. Các triệu chứng ở mức độ này thường được xem là ít nghiêm trọng hơn so với cấp tính, tuy nhiên mức độ này cũng là giai đoạn chuyển từ cấp tính sang mạn tính.
  • Viêm xoang mũi mạn tính: Đây là tình trạng viêm nhiễm kéo dài hơn 12 tuần.

Phân loại dựa theo vị trí vùng viêm:

  • Xoang hàm trên: Nằm ở khu vực phía sau gò má và là xoang cạnh mũi lớn nhất trong vùng xoang mặt. 
  • Xoang sàng: Nằm sau bên trong hốc mũi, phía sau mặt nên triệu chứng viêm thường không rõ ràng.
  • Xoang trán: Xoang trán sẽ gây ra đau nhức ở khu vực giữa trán, lan ra 2 thái dương.
  • Xoang bướm: Nằm bên trong thân xương bướm, bao gồm 6 thành như: thành trước, sau, trên, dưới và 2 thành bên. 
  • Đa xoang: Thuật ngữ chỉ cho việc viêm niêm mạc của một hoặc nhiều xoang cùng lúc do tình trạng viêm nhiễm lan sang các xoang khác.

Biến chứng nguy hiểm của viêm xoang

Một số biến chứng nguy hiểm của viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời:

  • Viêm xoang đường hô hấp: Vi khuẩn gây ra viêm xoang lúc này lan rộng đến hệ hô hấp, dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.
  • Viêm xoang mắt: Vi khuẩn từ xoang lúc này có thể lan vào ổ mắt, gây nên viêm mô tế bào quanh ổ mắt hoặc áp xe ổ mắt. Có thể gây ra tình trạng giảm thị lực hoặc mù loà nếu như không được can thiệp kịp thời.
  • Viêm màng não: Vi khuẩn từ xoang bướm, hoặc xoang trán có thể xâm nhập vào màng não, gây nên viêm màng não.
  • Viêm tai giữa: Mũi xoang và tai có mối liên kết chặt chẽ, nên viêm xoang cũng có thể gây ra viêm tai giữa, ảnh hưởng thính lực.
  • Viêm xương sọ: Viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vùng xương sọ, gây nên viêm sương sọ, viêm tuỷ xương.

Phương pháp nội soi xoang mũi là gì?

Nội soi xoang mũi là một thủ thuật chẩn đoán tiên tiến, hỗ trợ cho các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng quan sát trực tiếp các vùng thương tổn bên trong các hốc xoang và niêm mạc mũi. Phương pháp này thường được thực hiện nhanh chóng, ít gây đau đớn và không tốn nhiều chi phí. Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp bác sĩ xác định nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng và có thể lập phác đồ điều trị hiệu quả.

Đặc biệt, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm, được trang bị camera và đèn để quan sát và theo dõi các vấn đề bên trong. Hình ảnh được camera thu lại lúc này sẽ được trình chiếu lên Tv, giúp bác sĩ dễ dàng thấy rõ cấu trúc xoang bên trong.

Cần tiến hành nội soi xoang mũi khi nào?

Người bệnh nên thực hiện thăm khám để nhận chỉ định nội soi từ bác sĩ chuyên khoa, sau khi nhận thấy một vài dấu hiệu phổ biến như:

  • Cảm giác đau tức vùng mặt, trán, gò má.
  • Chảy dịch mũi: Dịch đặc, màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi.
  • Nghẹt mũi: Khó thở qua mũi kéo dài trên 1-2 tuần.
  • Đau đầu: Đau âm ỉ hoặc dữ dội, tăng khi cúi người.
  • Mất, hoặc suy giảm khứu giác.

Ưu điểm của phương pháp nội soi xoang mũi

Một vài lợi ích của thủ thuật nội soi xoang mũi:

  • Chẩn đoán chính xác: Giúp bác sĩ chuyên khoa quan sát trực tiếp cấu trúc bên trong xoang, phát hiện những bất thường hoặc hỗ trợ điều trị kịp thời.
  • An toàn, ít gây đau đớn: Thủ thuật nội soi xoang mũi thường không cần gây mê, ít xâm lấn nên rất an toàn.
  • Quy trình nhanh chóng: Thủ thuật nội soi thường kéo dài vài phút.

Tuy nội soi xoang mũi mang lại nhiều lợi ích, nhưng vẫn có thể xảy ra những biến chứng nếu như không được thực hiện đúng cách.

Biến chứng có thể xảy ra khi nội soi

Những biến chứng có thể xảy ra nếu quy trình nội soi diễn ra không đúng cách:

  • Chảy máu nhẹ: Chảy máu nhẹ có thể xảy ra khi ống nội soi va chạm lên vùng niêm mạc mũi. Đây là phản ứng bình thường nên không cần quá lo lắng, quá trình chảy máu thường chỉ kéo dài vài phút. Những trường hợp sử dụng thuốc chống đông cần báo trước cho bác sĩ.
  • Nhiễm trùng: Đây là biến chứng hiếm gặp, thường xảy ra khi trang thiết bị không được khử trùng đúng cách. 
  • Buồn nôn: Một vài bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn khi ống nội soi tiếp xúc với vùng niêm mạc và gây kích thích.
  • Đau nhức mặt: Vùng xoang thường nằm gần các vị trí nhạy cảm như mắt và thần kinh mặt, vì thế nên người bệnh có thể cảm thấy căng tức hoặc khó chịu ở vùng quanh mắt hoặc vùng mặt.

Một số biến chứng khác có thể xảy ra do thuốc gây tê hoặc gây mê trong quá trình thực hiện:

  • Dị ứng, nổi mề đay, ngứa ngáy, phù mặt.
  • Khó thở, thở chậm (Bệnh nhân có tiền sử bệnh hô hấp nên báo trước cho bác sĩ)
  • Buồn nôn và nôn
  • Chóng mặt, đau đầu.
  • Huyết áp thấp
  • Tác động lên tim mạch, ảnh hưởng đến nhịp tim (Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim nên báo trước cho bác sĩ.

Sau khi nội soi, nếu bệnh nhân có những dấu hiệu bất thường dưới đây thì nên liên hệ bác sĩ ngay:

  • Chảy máu kéo dài không cầm được.
  • Đau nhức dữ dội ở vùng mũi, xoang hoặc vùng đầu.
  • Sưng đỏ và đau ở vùng mũi, mặt.
  • Dịch mũi có màu sắc bất thường.
  • Sốt cao, cảm giác mệt mỏi toàn thân.

Trong vòng 24-48 giờ đầu sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân nên chú ý đến những triệu chứng trên nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ về lịch tái khám, mà bệnh nhân cần tuân thủ quay lại phòng khám để kiểm tra tình trạng.

Cách phòng ngừa biến chứng khi nội soi xoang mũi

Để phòng ngừa những biến chứng trên, bạn nên lưu ý những điều này:

  • Tuân theo hướng dẫn của điều dưỡng, bác sĩ
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh cử động đột ngột
  • Đối với trẻ nhỏ cần chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng, phụ huynh nên giải thích về thủ thuật cho trẻ rằng không đau, để trẻ phối hợp tốt hơn trong quá trình nội soi.
  • Đối với trẻ sơ sinh chỉ nội soi khi thực sự cần thiết.

Nội soi xoang mũi có đau không?

Nội soi xoang mũi sẽ được thực hiện ở vùng mặt, vì thế nên người bệnh có thể theo dõi quy trình nội soi từ khi bắt đầu đến lúc hoàn tất. Tuy nhiên, đa phần các cơ sở y tế đều được trang bị ống nội soi mềm, cùng các trang thiết bị y tế hiện đại, giúp hình ảnh thu được sắc nét, rõ ràng và không gây nhiều đau đớn nhưng có thể gây ra một chút khó chịu.

Cần lưu ý gì khi thực hiện nội soi xoang mũi?

Một vài điều cần lưu ý trước, trong và sau khi nội soi mũi xoang:

  • Thông báo về tình trạng sức khỏe, bao gồm tiền sử bệnh.
  • Tinh thần thoải mái.
  • Tuy thủ thuật không yêu cầu nhịn ăn, nhưng một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu hạn chế ăn uống.
  • Thông báo về thuốc đang sử dụng, đặc biệt là thuốc chống đông máu.
  • Giữ bình tĩnh, thư giãn khi thực hiện vì quá trình không gây nhiều đau đớn.
  • Lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ.
  • Theo dõi các dấu hiệu bất thường sau khi nội soi.
  • Hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá.
  • Uống thuốc theo chỉ định bác sĩ.
  • Tránh ngoáy mũi, dày mũi.

Một vài trường hợp chống chỉ định tương đối, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi nội soi:

  • Rối loạn đông máu nặng.
  • Nhiễm trùng cấp tính nặng.
  • Bệnh lý tim mạch không ổn định.
  • Thai kỳ trong một số trường hợp đặc biệt.

Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về quy trình cũng như lưu ý khi nội soi xoang mũi. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng khó chịu liên quan đến viêm xoang, bạn nên liên hệ đến các cơ sở y tế uy tín để nhận hướng dẫn sớm nhất. Tại Đà Nẵng, bạn có thể đến trực tiếp phòng khám Quang Hiền tại: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng. Hoặc liên hệ qua hotline, zalo bên dưới để nhận hỗ trợ sớm nhất từ bác sĩ. \

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • …
  • 65
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: Top 5 Địa Chỉ Massage Xông Hơi Cho Nam Tại Phan Thiết: Giảm 71% Chỉ 299K – Giải Ngay Nhức Mỏi!
  • Bảo vệ: Top 10 Địa Chỉ Massage Phan Thiết Uy Tín – Kết Hợp Hoàn Hảo Du Lịch & Thư Giãn
  • Bảo vệ: Mua Hộ Hàng Mỹ Uy Tín: Bí Quyết Tránh Hàng Giả & Giải Pháp Tiết Kiệm 100% Rủi Ro
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in