Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 4 2, 2021 by Nhungbb219 Leave a Comment

Top 10 phần mềm test RAM tốt nhất cho Windows năm 2021

Top phần mềm test RAM miễn phí hỗ trợ kiểm tra và thông báo lỗi RAM chính xác nhất! Gợi ý bạn danh sách các phần mềm kiểm tra RAM tốt nhất cho Windows, có kèm link download và hướng dẫn sử dụng chi tiết. 

Tổng hợp những phần mềm test RAM miễn phí tốt nhất

1. Hiren’s BootCD

Phần mềm test RAm được yêu thích nhất – Hiren’s BootCD

Hiren’s BootCD là phần mềm miễn phí có tiện ích hệ thống mạnh mẽ với một lượng lớn các công cụ được tích hợp trong nó. Nó bao gồm các phần mềm miễn phí cho Windows, DOS và Linux. Hiren’s BootCD cung cấp cả các chương trình menu khởi động và chương trình giao diện Windows mà bạn có thể chạy trong Windows XP Mini.

Có một số phần mềm miễn phí của trình check RAM, trình test RAM và trình quét RAM được nhúng trong đó, và cả ứng dụng menu khởi động và ứng dụng Windows. Nhưng để chạy nó, bạn phải tạo một USB boot tương tự hoặc chọn tùy chọn để ghi nó vào đĩa CD.

Trong khi bạn khởi động từ Hiren’s BootCD. Trên màn hình chính bạn có thể chọn để khởi động các chương trình DOS (đây là hệ điều hành của ổ đĩa máy tính), các chương trình Linux, hoặc khởi động vào Windows XP Mini. Trên màn hình chính, bạn cũng có thể chọn để chạy Windows Memory Diagnostic hoặc MemTest86+ để trực tiếp kiểm tra lỗi RAM.

Các phần mềm tích hợp trong từng chế độ

Một số trình test RAM có sẵn trong chế độ menu Boot để kiểm tra bộ nhớ là: MemTest86+, Gold Memory, Windows Memory Diagnostic, and Video Memory Stress Test.

Trong trường hợp bạn khởi động vào chế độ Windows XP Mini. Bạn chọn kiểm tra bộ nhớ bằng một số công cụ test RAM có sẵn như: MemTest, Prime95, S & M Stress Tests,…

Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra bộ nhớ. Kết quả kiểm tra sẽ được hiển thị trên công cụ kiểm tra RAM mà bạn đã chọn. Nếu có bất kỳ lỗi nào xảy ra, thì nó sẽ được hiển thị trong và sau quá trình kiểm tra.  

Cũng có một số các công cụ khác được nhúng vào Hiren’s BootCD như:

  • Phần mềm chống Virus và gián điệp- Antivirus/Spyware
  • Phần mềm sao lưu- Backup
  • Trình duyệt, trình quản lý tệp- Browsers/File Managers
  • Trình dọn dẹp-Cleaner
  • Các Driver thiết bị- Device Drivers
  • Trình chỉnh sửa, trình xem- Editors/Viewer
  • FileSystem
  • Trình tối ưu hóa – Optimizer
  • Trình phân vùng/ boot/ MBR- Partition/boot/MBR
  • Mật khẩu/ khóa- Password/keys
  • Khôi phục- recovery
  • Đăng ký- registry, Khởi động- startup,..

2. Windows Memory Diagnostic Tool

Phần mềm Test RAM ở chế độ khởi dộngd

Windows Memory Diagnostic Tool là một công cụ check và test RAM tuyệt vời. Nó có thể được sử dụng cho việc test RAM.

Cách sử dụng Windows Memory Diagnostic Tool để test lỗi cho RAM

  • Đầu tiên hãy nhấn vào nút Start và thực hiện tìm kiếm công cụ Windows Memory Diagnostic.
  • Khi mở phần mềm Windows Memory Diagnostic lên. Nó sẽ hiển thị các tùy chọn như: Restart now and check for problems (Khởi động lại ngay và kiểm tra vấn đề) và Check for problems the next time I start my computer (Kiểm tra các vấn đề trong lần bật máy sau). Hãy chọn tùy chọn mà bạn muốn.
  • Sau khi máy tính của bạn khởi động lại. Bạn có thể cọn tùy chọn để cho phép Memory Diagnostic Tool chạy tự động. Hoặc có thể chọn tùy chọn để cá nhân hóa việc kiểm tra bộ nhớ RAM.
  • Trong trường hợp bạn muốn thay đổi tùy chọn. Hãy nhấn vào phím F1 để hiển thị các tùy chọn. Sau đó bạn có thể chọn các tùy chọn từ Basic – Cơ bản, Standard – Tiêu chuẩn, và Extended– Mở rộng.
  • Tùy chọn bộ nhớ Cache có thể được chuyển sang mặc định, mở hoặc tắt. Bạn cũng có thể để áp dụng pass count nơi mà bạn có thể chỉ định tổng số lần kiểm tra được lặp lại.
  • Sau khi chỉ định tùy chọn, hãy nhấn F10 để áp dụng và Esc để hủy. Sau cùng quá trình test RAM được bắt đầu nếu có bất kỳ vấn đề nào tồn tại chúng sẽ được hiển thị.
  • Khi hoàn thành quá trình kiểm tra RAM. Hệ thống khởi động lại và hiển thị thông tin kiểm tra bộ nhớ RAM.

Chi tiết về các tùy chọn

  • Basic: Tùy chọn cơ bản thực hiện các thuật toán kiểm tra RAM máy tính đã bật như: MATS+, INVC, SCHCKR (bộ nhớ đệm).
  • Standard: Tùy chọn tiêu chuẩn thực hiện các thuật toán kiểm tra bộ nhớ máy tính tất cả như: Basic tests, LRAND, Stride6 (kích hoạt bộ nhớ cache), CHCKR3, WMATS+, WINVC.
  • Extended: Tùy chọn quét mở rộng thực hiện các thuật toán kiểm tra RAM máy tính như: Standard tests, MATS+(vô hiệu hóa bộ nhớ cache), Stride38, WSCHCKR, WStride-6, CHCKR4, WSCHCKR3, ERAND, Stride6 (vô hiệu hóa bộ nhớ cache), và CHCKR8.

3. Memtest86+

Memtest86+ test RAM miễn phí

Memtest86+ là một phần mềm miễn phí check RAM boot đơn giản. Để kiểm tra RAM sử dụng trình kiểm tra này, bạn phải tạo một USB boot hoặc ghi phần mềm này vào đĩa CD.

Bạn có thể chọn tùy chọn RAM test selection option:

  • Phân bổ dải địa chỉ bộ nhớ máy tính để kiểm tra lỗi
  • Bảo trì  kích thước bộ nhớ RAM
  • Chỉ định chế độ báo cáo lỗi, thể hiện thông tin bộ nhớ DMI, ECC mode
  • Làm tươi màn hình, và hiển thị dữ liệu SPD…

Bạn cũng có thể chọn thực hiện kiểm tra RAM riêng lẻ bằng cách: Bỏ qua quá trình kiểm tra hiện tại, chọn thuật toán kiểm tra, và chọn fade bit bằng cách sử dụng trình kiểm tra RAM này. Trong dải địa chỉ này bạn có thể chỉ định giới hạn dưới, trên hoặc chọn tùy chọn để thực hiện kiểm tra cả bộ nhớ RAM.

Trong quá trình kiểm tra RAM, bạn có thể thấy thông tin về WallTime (Thời gian thực), Cached (Bộ nhớ đệm), RsvdMem (), MemMap (bản đồ bộ nhớ), ECC(thanh ghi tự kiểm tra và sửa lỗi), Test, Pass, Errors,…

Sau quá trình kiểm tra bộ nhớ RAM, báo cáo hoàn tất sẽ được hiện thị dựa trên kiểu tùy chọn thông báo bạn đã chọn. Chế độ in báo cáo lỗi có thể được tổng lược các lỗi, các lỗi riêng lẻ, phần RAM xấu, đếm RAM lỗi, tên thiết bị DMI, và tùy chọn để phát tiếng “bíp” trên các lỗi bắt gặp trong quá trình quét.

4. PassMark MemTest86

Phần mềm test RAM trong quá trình khởi động máy

PassMark MemTest86 là một phần mềm test RAM khá tốt. Để làm điều này, bạn phải tạo một đĩa boot hoặc CD boot của phần mềm. Bạn sẽ được cung cấp 2 tùy chọn phần mềm để download đó là: to create a bootable CD và to create a bootable USB.

4.1. Cách tạo USB boot của PassMark MemTest86

  • Chạy file imageUSB.exe.
  • Chọn ổ đĩa mà bạn muốn cài đặt phần mềm.
  • Chọn file ISO của mem86-usb.img.
  • Nhấp vào nút Write to UFD.
  • Sau đó cho phép một vài tùy chọn, USB boot của bạn sẽ được tạo.

4.2. Cách sử dụng PassMark MemTest86 để test lỗi RAM

  • Khởi động máy tính của bạn và thay đổi tùy chọn để khởi động từ USB hoặc CD. Khởi động từ PassMark MemTest86 USB hoặc CD.
  • Sau đó quá trình kiểm tra RAM bắt đầu, bạn có thể dùng bằng cách nhấn nút Esc. Bạn cũng có thể chọn tùy chọn để bỏ qua quá trình kiểm tra hiện tại. Kết thúc quá trình và trở lại màn hình menu chính hoặc tiếp tục với quá trình test RAM máy tính. 
  • Bạn cũng có thể chọn tùy chọn để xem thông tin bộ nhớ RAM, xem bộ nhớ khả dụng,…
  • Thay đổi tùy chọn của quá trình test RAM từ các tùy chọn được chỉ thị:
    • Các tùy chọn được cung cấp cho các quá trình test bạn muốn thực hiện bằng một bộ 13 thuật toán kiểm tra RAM và bạn cũng có thể chỉ thị số lần nhiều hơn thế.
    • Thiết lập dải địa chỉ.
    • Tùy chọn lựa chọn CPU đơn # 0, CPU song song- Parallel all cpus, làm tròn rất cả CPU- round robin all cpus, và tuần tự tất cả CPU- sequential all cpus.
    • Điểm chuẩn cho RAM với các tùy chọn: Block read/write, test mode, và access data width.

Sau quá trình kiểm tra RAM máy tính, kết quả sẽ được hiện thị chi tiết:

  • Thời gian kiểm tra, các kiểm tra đạt chuẩn
  • Địa chỉ lỗi thấp nhất, địa chỉ lỗi cao nhất
  • Bit trong mask lỗi, bit lỗi, các lỗi liền kề tối đa
  • Các lỗi gặp phải trong các bài kiểm tra khác…

Trình kiểm tra RAM này cũng cho phép bạn lưu báo cáo HTML của quá trình kiểm tra.

5. RightMark Memory Stability Test

Phần mềm test RAM giao diện đẹp

RightMark Memory Stability Test là một phần mềm test RAM tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra lỗi RAM. Các kết quả kiểm tra và quá trình kiểm tra được hiển thị trong giao diện khá màu sắc để hiển thị thông tin của RAM:

  • Chưa được phân bổ, 
  • Đã kiểm tra thành công, 
  • Chưa kiểm tra, 
  • Kiểm tra một phần, 
  • Đang chạy kiểm tra, và kiểm tra bị lỗi.

Bạn có thể chọn các cài đặt kiểm tra RAM  chỉ định : memory test– kiểm tra bộ nhớ, Stride size– kích thước ghi đè, test patterns– các mẫu kiểm tra, test repeats– số lần lặp lại, và selected tests– các test đã chọn. Các tùy chọn mẫu test có sẵn là bình tường hoặc xen kẽ. Một số tùy chọn test được chọn là 1 bit, 2 bit, 4 bit, 8 bit, 16 bit, và 32 bit.

Phần mềm test RAM này cũng hiển thị thông tin trạng thái bộ nhớ, trạng thái kiểm tra RAM, thời gian test RAM, tổng thời gian, các lỗi kiểm tra RAM, tổng RAM lỗi, và quy mô khối. Bạn có thể chọn dùng quá trình test RAM bất kỳ lúc nào. Trong khi và sau khi quá trình test diễn ra, bạn có thể thấy thông tin của quá trình test đã thực hiện, thời gian và chi tiết các lỗi

6. MemTest

Phần mềm test RAM tốt và dễ sử dụng nhất

MemTest là một ứng dụng test RAM khác mà có thể được sử dụng để check lỗi cho RAM. Không giống như các phần mềm khác, nó yêu cầu bạn tắt hệ thống và chạy máy tính trong chế  độ BIOS hoặc UEFI, MemTest có thể được ngay cả khi nó đang thực hiện các công việc khác. Khi bạn không sử dụng máy tính để làm việc nữa thì có thể tắt hết các chương trình không cần thiết rồi chạy phần mềm này càng lâu càng tốt. Khi RAM được kiểm tra càng lâu thì hệ thống sẽ càng có nhiều thời gian để test các lỗi cho nó.

Cách kiểm tra RAM bằng MemTest

  • Mở phần mềm test RAM MemTest.
  • Chỉ định số MB của RAM mà bạn muốn kiểm tra. Trong trường hợp kích thucows của RAM không được chỉ định, MemTest sẽ kiểm tra tất cả phần RAM chưa được sử dụng.
  • Trong khi MemTest đang thực hiện, phần mềm này sẽ hiển thị phạm vi và các lỗi đã được xác định.

Đây là một phần mềm tốt và miễn phí để sử dụng cho công việc test RAM máy tính.

7. LinX

phần mềm test RAM tốt
Phần mề kiểm nghiệm RAM dễ sử dụng

LinX là một công cụ kiểm tra và kiểm nghiệm RAM đơn giản và có thể được sử dụng để kiểm tra xem RAM có gặp phải lỗi nào không không. Ở đây bạn có thể chọn các cài đặt khác nhau như problem size– (kích thước lỗi), RAM Memory test size– (kích thước kiểm tra bộ nhớ RAM), và specify run count or runtime– (chỉ định chạy theo số lần hoặc thời gian).

(*) Các chế độ và hiển thị kết quả

Trong quá trình chạy theo số lần (Run Count) là chạy số lần đã được chỉ định và trong trường hợp chạy theo thời gian (runtime) thì quá trình kiểm tra sẽ diễn ra trong một thời gian đã được chỉ định.

Bạn cũng có thể chọn tùy chọn để quét một kích thước bộ nhớ đã được chỉ định hoặc cả bộ nhớ.

Bên dưới tab settings– (cài đặt), bạn có thể chỉ định chế độ là 32 bit hay 64 bit. Số luồng dữ liệu có thể được chỉ định và căn chỉnh dữ liệu, kích thước tối đa của Linpack32 và bộ nhớ của hệ điều hành có thể được chỉ định. Tùy chọn lớp ưu tiên có thể được thiết lập để không hoạt động, dưới thông thường, thông thường, trên thông thường, cao và thời gian thực trong công cụ test RAM này. Một số dữ liệu như: Nhiệt độ, điện áp CPU, tần số, RPM quạt CPU và điện áp 12 V có thể được nhân từ Everest hoặc Speedfan.

Một số các tùy chọn khác có thể được thiết lập để dừng khi gặp lỗi, tự động lưu nhật ký, âm thanh, biểu tượng khay, ngày và giờ trong các tên file, mở rộng kính và hiển thị gợi ý.

Trong quá trình quét kiểm tra RAM, phần mềm sẽ hiển thị các thông tin như: size– kích thước, LDA-(phương pháp giảm chiều dữ liệu), align(căn chỉnh), Time(thời gian), GFlops(thước đo hiệu suất máy), Residual(phần còn dư), and Residual (norm- định mức).

Sau quá trìn quét các lỗi cho RAM máy tính, nó sẽ hiển thị tất cả các lỗi mà đã được tìm thấy. Nó sẽ tự động dừng khi gặp phải lỗi.

8. MemScope

MemScope là một phần mềm kiểm tra RAM đơn giản mà có thể được sử dụng để thực hiện quá trình kiểm tra bộ nhớ máy tính và xác định bất kỳ vấn đề nào gặp phải. Phần mềm kiểm tra RAM này có thể được chạy từ USB boot hoặc đĩa CD boot.

Phần mềm kiểm tra bộ nhớ RAM đơn giản
Phần mềm kiểm tra bộ nhớ RAM đơn giản

Nó thực hiện một loạt các quá trình kiểm tra RAM để kiểm tra bất kỳ lỗi bộ nhớ nào. Nó bao gồm  Walking 1’s test– (kiểm tra Walking 1), address test– (địa chỉ kiểm tra), all 1’s and 0’s test– (kiểm tra tất cả 1 và 0), 8 bit pattern test– (kiểm tra mẫu 8 bit), random data set– (thiết lập dữ liệu ngẫu nhiên), block move test– (kiểm tra di chuyển khối), 32-bit shifting data test– (kiểm tra dữ liệu dịch chuyển 32 bit), và random data sequence test– (kiểm tra chuỗi dữ liệu ngẫu nhiên). Bạn có thể chọn tùy chọn kiểm tra để chạy một quá trình test đơn giản hoặc tất cả các quá trình quét trên.

Bạn có thể tạm dừng quá trình test RAM bất kỳ lúc nào và tiếp tục từ vị trí đó. Tóm tắt các lỗi của quá trình test RAM cũng được hiển thị. Trong trường hợp bất kỳ lỗi nào được phát hiện, nó sẽ hiển thị: test, pass, failing address- (địa chỉ lỗi), expected bits- (các bit mong đợi), actual bits- (số bit chính xác), và XOR bits– (các bit XOR).

9. ORTHOS

phần mềm test RAM
Phần mềm kiểm tra sự quá tải RAM

ORTHOS là một công cụ miễn phí test RAM đơn giản mà có thể được sử dụng để thực hiện quá trình kiểm tra quá tải RAM. Nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra quá trình quá tải CPU. Sau khi kiểm tra xong, các kết quả kiểm tra sẽ được hiển thị và thể hiện các lỗi hoặc các cảnh báo gặp phải.

Bạn có thể chọn quá trình kiểm tra bộ nhớ RAM bạn muốn để thực hiện từ các tùy chọn: Small FFTs – stress CPU, Large, in-place FFTs -stress some RAM, Blend – stress CPU and RAM, Stress CPU – Stress CPU with Gromacs core, hoặc custom.

Mức độ ưu tiên của công cụ test RAM này được thiết lập trên thang từ 1 đến 10. Tùy chọn các cảm biến có thể được chọn để hiển thị thông tin để sử dụng: MBM- (bộ nhớ bán dẫn), nhiệt độ, điện áp, quạt, hiển thị tất cả các báo cáo và các báo cáo đã thay đổi.

Cách kiểm tra lỗi của RAM bằng ORTHOS

  • Chạy phần mềm test RAM ORTHOS.
  • Thiết lập tùy chọn kiểm tra RAM, ưu tiên và các cảm biến.
  • Nhấp vào nút Start và chạy nó một vài lần.
  • Sau quá trình kiểm tra hoàn tất, nó sẽ hiển thị các lỗi và các cảnh báo nếu có.

10. Roadkil’s RAM Test

Phần mềm check sức khỏe RAM hiệu quả
Phần mềm check sức khỏe RAM hiệu quả

Roadkil’s RAM Test là một phần mềm check RAM miễn phí mà có thể được sử dụng để thực hiện quá trình kiểm tra RAM máy tính. Roadkil’s RAM Test có thể thực hiện kiểm tra bộ nhớ RAM khi hệ thống đang mở. Bạn có thể thực hiện các nhiệm vụ khác và làm việc trên máy tính của bạn khi quá trình quét đang diễn ra. Bạn có thể dừng quá trình kiểm tra RAM đang thực hiện bất cứ lúc nào. 

Trong khi quá trình kiểm tra bộ nhớ RAM máy tính đang diễn ra sử dụng công cụ này, bạn có thể nhìn thấy các thông tin của RAM hệ thống tổng, khả dụng cho việc kiểm tra, bộ nhớ được cấp, bộ nhớ được kiểm tra, quá trình, thời gian còn lại, tốc độ đọc RAM, đọc dữ liệu, ghi dữ liệu, phân bổ kích thước dải, kích thước khối, kích thước khối nhỏ nhất và lớn nhất, các lỗi được xác định và quá trình đang diễn ra.

11. AleGr MEMTEST

Phần mềm test RAM
Phần mềm test RAM bằng dòng lệnh – Command line

AleGr MEMTEST là một công cụ kiểm tra RAM command line- (dòng lệnh) mà có thể được sử dụng để test lỗi cho RAM. Công cụ này khá dễ sử dụng và bạn phải nhấp đúp chuột và file memtest.exe. Sau đó Command prompt mở ra và kiểm tra được bắt đầu. Khi hoàn tất quá trình kiểm tra, các kết quả được hiển thị với bất kỳ lỗi nào gặp phải.

Kết luận:

Trên đây là top 11 phần mềm test RAM miễn phí tốt nhất cho hệ điều hành Windows. Mình đã chia sẻ kèm hướng dẫn sử dụng và website tải phần mềm trực tiếp.
Trong số các phần mềm kiểm tra RAM trên thì, mình đánh giá cao về Hiren’s Boot CD. Đây là một phần mềm được tích hợp nhiều phần mềm kiểm tra bộ nhớ RAM trong đó. Bạn có thể chọn để chạy các phần mềm Boot Menu hoặc các chương trình Windows trong giao diện Mini Windows XP. Mặt khác thì: MemTest86+, Gold Memory, Windows Memory Diagnostic, MemTest, Prime95, S & M Stress Tests,… cũng đều rất hữu ích. Các bạn có thể cài đặt và sử dụng ngay.

Filed Under: Công Nghệ Tagged With: phần mềm test RAM

Tháng 3 31, 2021 by Nhungbb219 Leave a Comment

Hướng dẫn cách sửa lỗi Laptop không vào được Wifi cực dễ

Laptop không vào được Wifi, kết nối của bạn bị chậm hơn, hoặc đôi máy tính bị đơ, không kết nối được. Nguyên nhân có thể do máy tính của bạn đang giới hạn một số phương thức truy cập internet.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề như vậy, bài viết này Vietgiatrang sẽ hướng dẫn bạn cách sửa nó nhanh nhất!

Cách 1. Chạy Troubleshoot

laptop không vào được wifi
Khắc phục lỗi laptop không vào được wifi

Các máy tính chạy hệ điều hành Windows có các công cụ khắc phục sự cố tự động. Chúng ta hãy xem ngay cách sử dụng công cụ này để sửa lỗi laptop không vào được Wifi nhé!

Đối với Window 7

  • Bước 1. Đảm bảo rằng Wifi đã được bật:

Bạn dùng phím trên bàn phím hoặc nút gạt để bật kết nối không dây trên máy tính. Hãy đảm bảo màu đèn báo wifi đã sáng.

Lưu ý: Nút kết nối không dây trên bàn phím có biểu tượng của Wifi. Còn nếu bạn không thấy phím này trên bàn phím. Có thể máy tính của bạn thiết kế một nút trượt để cho phép bật kết nối Wifi.

>> Khi bạn bật wifi rồi, hãy thử kết nối lại vào mạng không dây một lần nữa. Nếu nó hoạt động thì vấn đề của bạn đã được giải quyết. Nếu bạn không thể tìm phím kết nối wifi, đèn báo vẫn không bật hoặc sự cố vẫn tiếp diễn. Hãy tham khảo các bước tiếp theo.

  • Bước 2. Nhấp vào nút Start => nhập văn bản tìm kiếm “Troubleshooting” và trường tìm kiếm
  • Bước 3. Nhấp đúp chuột vào kết quả đầu tiên để chọn trình gỡ lỗi “Troubleshoot”
  • Bước 4. Nhấp vào mục Network and Internet, sau đó chọn mục Internet Connections.
  • Bước 5. Nhấp vào Advanced – Nâng cao.
  • Bước 6. Nhấp vào tùy chọn Run as Administrator nếu bạn thấy tùy chọn này
  • Bước 7. Tích vào mục Apply Repairs Automatically, sau đó nhấp nút Next. Nếu cửa sổ điều khiển tài khoản người dùng xuất hiện, hãy nhấn Yes để tiếp tục.
  • Bước 8. Nhấp vào Troubleshoot my connection to the Internet, sau đó chọn Next. Rồi thực hiện theo các hướng dẫn trên màn hình

Đối với Windows 10

  • Bước 1. Chọn Start và nhập tìm kiếm “Troubleshooting” vào trường tìm kiếm
  • Bước 2. Nhấp vào kết quả đầu tiên “Troubleshoot setting”
  • Bước 3. Lăn chuột xuống phía dưới và chọn mục Network Adapter
  • Bước 4. Nhấn nút Run troubleshooter để bắt đầu chạy quá trình gỡ rối
laptop không vào được wifi
Màn hình Troubleshoot setting

Đợi quá trình gỡ rối thực hiện cho đến khi hoàn thiện và đọc các kết quả.

Nếu phần mềm tìm thấy một lỗi thì hệ thống sẽ hiển thị thông tin về lỗi và cách khắc phục. Bạn hãy thực hiện theo cách của hệ thống gợi ý để sửa lỗi. Sau khi thực hiện xong hãy kết nối lại vào Internet để kiểm tra. Nếu lỗi vẫn không được sửa, bạn hãy chuyển qua cách thứ 2 ngay dưới đây.

Cách 2: Kiểm tra và thiết lập lại phần cứng

Đôi khi việc đặt lại (thiết lập lại) laptop và các phần cứng khác có liên quan là cần thiết để giúp bạn sửa lỗi laptop không vào được wifi.

Bạn làm theo các bước sau:

  • Bước 1. Nhấp vào nút Start, sau đó nhấp vào Shut Down. Điều này sẽ tắt máy tính của bạn đi.
  • Bước 2. Rút ổ cắm điện của bộ định tuyến wifi hoặc modem
  • Bước 3. Đợi khoảng từ 10 đến 30 giây, sau đó cắm mọi thứ trở lại
  • Bước 4. Nếu vấn đề vẫn chưa được giải quyết và không có thiết bị nào có thể kết nối vào mạng Wifi. Có thể bạn sẽ cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ internet để được hỗ trợ.

Cách 3: Cài đặt lại driver Wireless Network Adapter

Màn hình device manager hãy chọn Action>> Scan for hardware changes

Việc cài đặt lại driver mạng sẽ xóa sạch tài khoản đăng kí và thiết lập lại tất cả các cấu hình mạng không dây. Chúng có thể giúp bạn kết nối vào Wifi trở lại.

Sau đây là cách cài đặt lại driver:

Bạn sẽ cần sử dụng Windows Device Manager để gỡ cài đặt gỡ bộ điều hợp không dây- wireless adapter trước khi cài đặt driver.

  • 1. Nhấp vào nút Start, sau đó nhập Device Manager vào hộp tìm kiếm
  • 2. Nhấp đúp chuột vào Device Manager để chọn nó
  • 3. Nhấp đúp chuột vào Network Adapters
  • 4. Nếu bạn có nhiều bộ điều hợp, nút thả xuống sẽ hiển thị tất cả danh sách các bộ điều hợp. Nhấp phải chuột vào bộ điều hợp Wifi và chọn uninstall
  • 5. Màn hình Confirm Device Uninstall – xác nhận gỡ cài đặt xuất hiện. Nhấp vào nút OK. Đợi quá trình gỡ cài đặt đến khi hoàn tất. Đảm bảo rằng tên bộ của bộ điều hợp Wifi không còn hiển thị trong danh sách Network Adapters.
  • 6. Tên cửa sổ Device Manager, nhấp vào Action. Bạn có thể tìm tab Action tại phía trên giữa tab File và tab View
  • 7. Chọn Scan For Hardware Changes – (quét cho những sự thay đổi của phần cứng) từ danh sách thả xuống.
  • 8. Máy tính của bạn sẽ cài đặt lại WiFi adapter – (bộ điều hợp Wifi) và bạn sẽ có thể thấy tên của nó một lần nữa.
  • 9. Đóng tất cả cửa sổ và khởi động lại máy tính.
  • 10. Thử kết nối lại vào Wifi, nếu vấn đề vẫn tồn tại hãy tham khảo ngay cách thứ 4.

Cách 4: Cập nhật driver mạng không dây

Chọn driver wifi bạn đang sử dụng

Thỉnh thoảng, bạn sẽ cần tải xuống và cài đặt phiên bản mới nhất của driver cho bộ điều hợp Wifi hoạt động. Bởi nếu dùng các phiên bản cũ các kết nối thường hoạt động chậm hoặc bị ngắt đoạn.

Lưu ý:

Trước khi tải xuống bất kỳ driver nào. Bạn cần biết về loại máy tính mình đang sử dụng. Sau đó hãy sử dụng website chính thức của công ty sản xuất laptop để tải xuống bản driver phù hợp và mới nhất.

Điều đáng nói là đôi khi nhà sản xuất máy tính không thể cung cấp bản cập nhật phần cứng Wifi chính xác. Lúc này hãy tải xuống các phần mềm từ website mà bạn tin tưởng.

Cách tải driver mới nhất một cách chính xác:

  • 1. Nhấp vào nút Start, nhập Device Manager vào trường tìm kiếm
  • 2. Nhấp đúp chuột vào Device Manager từ kết quả tìm kiếm để chọn nó.
  • 3. Nhấp đúp chuột vào Network Adapters, và sau đó tìm tên của bộ điều hợp Wifi của bạn trong danh sách.
  • 4. Nhấp phải chuột vào bộ điều hợp Wifi của bạn và sau đó chọn Properties.
  • 5. Chọn tab Driver trên cửa sổ vừa xuất hiện.
  • 6. Chi tiết bạn muốn tập chung vào ở đây là Driver Provider– (nhà cung cấp driver) và Driver Date- (Ngày driver sản xuất). Sao chép chúng hoặc ghi lại.
laptop không vào được wifi
Hãy ghi lại tên nhà sản xuất và ngày sản xuất
  • 7. Kết nối Internet bằng cách sử dụng phương pháp khác hoặc thiết bị khác và tìm kiếm website nhà cung cấp driver. 
  • 8. Truy cập trang web của nhà cung cấp driver và tìm kiếm phiên bản mới nhất của driver. Đảm bảo rằng ngày xuất bản mới hơn ngày xuất bản driver hiện có của bạn.
  • 9. Nếu không có phiên bản nào mới hơn trên website của nhà cung cấp driver, hoặc nếu nhà cung cấp driver không có website. Hãy trở lại của sổ Adapter Properties.
  • 10. Nhấp vào tab Details
  • 11. Chọn Hardware IDs từ danh sách thuộc tính – property list
Chọn Hardware IDs
  • 12. Nhấp phải chuột vào ID đầu liên và chọn copy.
  • 13. Dán ID này lên công cụ tìm kiếm và tìm website mà có driver này.
  • 14. Làm theo hướng dẫn để cài đặt nó vào máy tính của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ tỉa xuống phần mềm từ trang web bạn tin tưởng.
  • 15. Khi driver đã được cập nhật, khởi động lại laptop của bạn và thử kết nối lại vào mạng Wifi, Nếu vấn đề vẫn còn đó thì bạn hãy nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia 

Kết luận:

Trên đây là 4 cách đơn giản để bạn sửa lỗi laptop không vào được Wifi tại nhà. Hãy làm theo các bước và khắc phục vấn đề về wifi nhanh chóng nhé! Còn nếu gặp khó khăn ở bất kỳ bước nào. Hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp chi tiết nhé!

Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài chia sẻ này!

Xem thêm: Cách tắt ứng dụng chạy ngầm trên win 7 nếu bạn quan tâm!

Filed Under: Công Nghệ Tagged With: Laptop không vào được Wifi

Tháng 3 28, 2021 by Nhungbb219 Leave a Comment

6 cách kiểm tra tình trạng ổ cứng cực dễ

Ổ cứng được ví như linh hồn của máy tính, là nơi tất cả các dữ liệu của bạn được lưu. Trong khi hầu hết các thành phần của máy tính có thể được thay thế. Tuy nhiên những dữ liệu trên ổ cứng lại không nếu như bạn chưa tạo một bản sao lưu. Vậy nên để đảm bảo ổ cứng của bạn luôn hoạt động tốt. Bạn cần phải kiểm tra tình trạng ổ cứng trên máy tính của mình thường xuyên.

Có nhiều cách khác nhau để kiểm tra tình trạng sức khỏe ổ cứng? Dưới đây Vietgiatrang sẽ hướng dẫn cho bạn 6 cách kiểm tra, đánh giá ổ cứng máy đơn giản nhất nhé!

Kiểm tra bằng BIOS

Phương pháp đầu tiên khá là quen thuộc. Miễn là bạn sử dụng bo mạch chủ tương đối hiện đại, bạn có thể chạy kiểm tra ổ cứng trong BIOS mà không bị bất kỳ sự can thiệp nào từ hệ điều hành.

Các bước như sau:

Khởi động lại máy tính => Ngay khi màn hình vừa sáng lên bạn hãy nhấn phím Delete, F2, F12. Hoặc bất kỳ phím nào mà màn hình khởi động sẽ đưa bạn đến BIOS.

Trong BIOS, sẽ có những dòng hướng dẫn sử dụng. Ví dụ trên chiếc bo mạch MSI Mortar WiFi B550M, trong BIOS, chúng ta có thể vào “Settings => Advanced => NVME self-test” để kiểm tra tình trạng sức khỏe của ổ cứng.

Giao diện BIOS để kiểm tra tình trạng ổ cứng
Giao diện BIOS để kiểm tra tình trạng ổ cứng

Bạn có thể kiểm tra xem liệu ổ cứng có đang được tiếp nhận bởi máy tính hoặc bo mạch chủ hay không?

Trên laptop Dell và HP, bạn phải được cho phép để kiểm tra tình trạng ổ cứng bằng cách vào BIOS và tìm “Diagnostics.”

kiểm tra ổ cứng
Tìm Diagnostic trong BIOS để được cấp phép kiểm tra ổ cứng

Tối ưu hóa và chống phân mảnh trong Windows 10

Nếu ổ cứng của bạn không phải là SSD và nó đang chạy chậm hơn. Bạn hãy kiểm tra xem ổ cứng đã bị phân mảnh như thế nào. Bạn có thể tiến hành kiểm tra tình trạng phân mảnh của ổ cứng bằng công cụ đã được tích hợp trên Windows 10. 

Cách thực hiện như sau:

Nhập “defrag” vào menu Start, sau đó hãy vào “Defragment and Optimize Drives”. Tiếp theo hãy chọn ổ cứng và cuối cùng là nhấp vào nút “Analyze.” Nếu sự phân mảnh được phát hiện, hãy nhấp vào “Optimize” (trước đây gọi là “Defrag”) cho ổ đĩa đó để tối ưu.

Hiện nay, các ổ cứng SATA truyền thống đã có thể được thay thế bằng ổ cứng SSD nhanh hơn. Tuy nhiên đây vẫn là một loại ổ cứng phổ biến và phù hợp để lưu trữ ảnh, video, tài liệu, và các loại tệp khác. SSDs hoạt động hơi khác một chút, và chúng không bao giờ cần chống phân mảnh – defragmentation và tối ưu hóa ổ cứng.

kiểm tra ổ cứng
Cửa sổ tối ưu hóa – Optimize của Windows

Sử dụng công cụ của nhà sản xuất ổ cứng HDD

Hầu hết các nhà sản xuất ổ cứng lớn đều cung cấp các công cụ miễn phí và mạnh mẽ để kiểm tra tình trạng ổ cứng. Bước đầu tiên bạn cần biết cấu tạo của ổ cứng.

Công cụ chẩn đoán tình trạng ổ cứng
Công cụ chẩn đoán tình trạng ổ cứng của nhà sản xuất bo mạch

Nếu bạn đã biết cấu tạo của ổ cứng, bạn có thể bỏ qua phần này. Nếu chưa biết, bạn hãy nhấn phím Win => nhập “device manager,” và nhấp vào kết quả đầu tiên hiện ra.

Trong Device Manager, mở rộng tùy chọn “Disk drives” và ghi chú lại mã số của ổ cứng. Tiếp theo bạn hãy nhập mã số này vào Google để cho ra kết quả hiển thị ổ cứng. Sau đó, hãy truy cập vào trang web hỗ trợ của nhà sản xuất để tìm công cụ kiểm tra tình trạng ổ cứng của nó.

Dưới đây là liên kết đến trang liên quan của một số thương hiệu ổ cứng lớn nhất hiện nay:

  • Western Digital
  • Seagate
  • Samsung
  • Adata

Những công cụ kiểm tra đến từ thương hiệu khác nhau sẽ có cách sử dụng hơi khác biệt. Điều quan trọng là chúng đều có tính năng cho phép bạn kiểm tra tình trạng sức khỏe ổ cứng.

Sử dụng công cụ CHKDSK của Windows

Windows CHKDSK Tool là một công cụ tích hợp sẵn của Windows. Ứng dụng sẽ quét ổ đĩa của bạn để tìm các lỗi hệ thống, các phần xấu và thông báo nếu có bất kỳ vấn đề nào với ổ cứng. Windows CHKDSK Tool còn có thể sửa các vấn đề mà ứng dụng có thể sửa chữa. Hoặc thông báo cho bạn biết nếu có một vấn đề lớn hơn mà nó không thể sửa được.

Để sử dụng CHKDSK bạn làm như sau:

Nhấp chuột phải vào ổ cứng bạn muốn kiểm tra lỗi => chọn “Properties”, nhấp vào tab “Tools”, sau đó nhấp vào nút “Check now”.

Nhấp vào properties trong menu ngữ cảnh
Chọn nút kiểm tra ngay
Chọn nút Check now

Một hộp thoại sẽ mở ra với 2 tùy chọn để sửa các lỗi và quét các phần xấu. Bạn có thể chọn sửa lỗi và các phần xấu. Hoặc nhấp vào Start để chỉ nhận báo cáo về tình trạng lỗi trên ổ cứng.

kiểm tra tình trạng ổ cứng
Chọn nút start để bắt đầu quá trình kiểm tra ổ cứng

Công cụ này tập chung vào việc tìm các lỗi và thành phần xấu. Nó sẽ chỉ cho bạn biết nếu có bất kỳ vấn đề lớn nào với ổ cứng. Bạn có thể sử dụng CHKDSK Tool như một công cụ kiểm tra và sửa lỗi cơ bản cho ổ cứng.

Sử dụng WMIC

WMIC là một giao diện dòng lệnh cho phép bạn thực hiện nhiều tác vụ quản trị bao gồm cả việc kiểm tra tình trạng ổ cứng. Nó sử dụng chức năng S.M.A.R.T (Self-Monitoring, Analysis and Reporting Technology – Công nghệ tự giám sát, phân tích và báo cáo) của ổ cứng để xem tình trạng và đưa ra các kết luận cơ bản như “OK,” “Pred Fail,”,…. WMIC cung cấp các thông tin rất nhỏ nhưng nhanh và là một chức năng có sẵn của Windows.

Để kiểm tra ổ cứng với WMIC, hãy nhấn tổ hợp phím Win + R để mở hộp thoại Run => Nhập cmd và nhấn “OK” để mở dấu nhắc lệnh của Windows.

Kiểm tra tình trạng ổ cứng bằng WMIC
Nhập CMD vào và nhấn OK

Nhập:

wmic

Và nhấn Enter. Khi giao diện WMI đã sẵn sàng hãy nhập:

diskdrive get status

Nhấn phím Enter một lần nữa. Bạn sẽ thấy được tình trạng của ổ cứng nhanh chóng.

Cửa sổ nhắc lệnh của Windows hiển thị kết quả kiểm tra tình trạng ổ cứng là tốt

Sử dụng phần mềm của bên thứ ba để kiểm tra tình trạng ổ cứng

Bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra tình trạng ổ cứng của bên thứ 3. Các công cụ này sử dụng tính năng tương tự “S.M.A.R.T” của ổ cứng để nạp dữ liệu giống như WMIC. Tuy nhiên chúng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về ổ cứng thay vì chỉ hiển thị tình trạng ổ cứng tốt hay xấu.

CrystalDiskInfo

CrystalDiskInfo là một công cụ đơn giản và mạnh mẽ để kiểm tra tình trạng ổ cứng.

Công cụ này có ưu điểm:

  • Miễn phí để sử dụng
  • Chiếm dung lượng rất nhẹ
  • Cung cấp tất cả các thông tin được yêu cầu như nhiệt độ, tình trạng sức khỏe, kiểu ổ cứng, các tính năng và một số thuộc tính khác như tỷ lệ đọc/ghi lỗi, thời gian quay vòng,…

Trình cài đặt của CrystalDiskInfo có chứa quảng cáo. Bạn nên sử dụng tùy chọn “Custom Installer” và bỏ tích quảng cáo. Khi đã cài đặt hoàn tất, bạn sẽ thấy tất cả thông tin về ổ cứng trong giao diện chính.

Công cụ này cũng sẽ kiểm tra tình trạng ổ cứng sau mỗi 10 phút (mặc định) và cảnh báo cho bạn nếu có điều gì đó bất thường.

Công cụ chẩn đoán tình trạng ổ cứng bên thứ 3
Giao diện chính của phần mềm

Ngoài ra bạn có thể trải nghiệm Hard Disk Sentinel hoặc HDDScan. Các công cụ này có nhiều chức năng hơn nhưng đối với người dùng thông thường thì CrystalDiskInfo là hoạt động rất tốt.

Trên đây Vietgiatrang đã giới thiệu bạn 6 cách kiểm tra tình trạng ổ cứng máy tính Windows nhanh và đơn giản nhất. Nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào hãy để lại comment để được giải đáp chi tiết nhé!

Filed Under: Công Nghệ Tagged With: kiểm tra tình trạng ổ cứng

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 25
  • 26
  • 27
  • 28
  • 29
  • …
  • 60
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: Top 5 Spa Phan Thiết Giá Rẻ Đáng Trải Nghiệm Nhất 2025: Thư Giãn Chuẩn 5 Sao Không Lo Về Giá
  • Bảo vệ: Massage Body Dưỡng Sinh Tại Phan Thiết: Liệu Pháp Vàng Cho Thể Chất Và Tinh Thần
  • Bảo vệ: Top 15 Địa Chỉ Massage Body Phan Thiết Chuyên Sâu Chuẩn Y Khoa – Bảng Giá 2025 Cập Nhật Mới Nhất!
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in