Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 3 8, 2025 by ModD Leave a Comment

Công nghệ vi sinh

* Sản xuất chế phẩm sinh học Trichoderma:– Phương pháp sản xuất: lên men bề mặt– Tiêu chuẩn: chế phẩm TRICHODERMA chứa 4 chủng nấm Trichoderma: Trichoderma hazianum, Trichoderma viride, Trichoderma parceramosum, Trichoderma spp (>109CFU/g) ở hai dạng gồm sợi nấm và bào tử.

CONGNGHEVISINH

2.1. Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học

* Sản xuất chế phẩm sinh học Trichoderma:

– Phương pháp sản xuất: lên men bề mặt

– Tiêu chuẩn: chế phẩm TRICHODERMA chứa 4 chủng nấm Trichoderma: Trichoderma hazianum, Trichoderma viride, Trichoderma parceramosum, Trichoderma spp (>109CFU/g) ở hai dạng gồm sợi nấm và bào tử.

– Năng năng lực cung cấp cây giống cho thị trường: 15-20 tấn/năm

* Sản xuất chế phẩm sinh học từ bã men bia dùng trong chăn nuôi:

– Phương pháp sản xuất: lên men dạng lỏng

– Tiêu chuẩn: Kích thích tăng trưởng và hoạt động của các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, do đó sẽ vô hiệu hóa độc tố nấm có trong thức ăn, chuyển hóa thức ăn nhanh. Nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, giảm bệnh tật và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vật nuôi, con người.

– Năng năng lực cung cấp cây giống cho thị trường: 10.000-12.000 lít/năm

* Sản xuất chế phẩm sinh học từ một số loài nấm trị côn trùng: nấm xanh, nấm tím

– Phương pháp sản xuất: Lên men bề mặt tạo bào tử

– Tiêu chuẩn: chế phẩm chứa nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm tím (Paecilomyces sp.) có tác dụng phòng trừ côn trùng, sâu,… gây hại trên cây trồng. Tăng năng suất , giảm ô nhiễm môi trường.

– Năng năng lực cung cấp cây giống cho thị trường: 4-5 tấn/năm

* Sản xuất chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu

– Phương pháp sản xuất: Lên men chìm

– Tiêu chuẩn: sản phẩm bao gồm nhiều chủng vi sinh có lợi trong quá trình phân hủy chất hữu cơ, xử lý nước thải, mùi hôi.

– Năng năng lực cung cấp cây giống cho thị trường: 4-5 tấn/năm

Nguồn tin: Phòng Hỗ trợ Công nghệ Vi sinh – Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao:

Filed Under: Công nghệ vi sinh

Tháng 3 8, 2025 by ModD Leave a Comment

SẢN XUẤT CAO NẤM MEN GIÀU LIPID BỔ SUNG CHO THỨC ĂN CHĂN NUÔI

SẢN XUẤT CAO NẤM MEN GIÀU LIPID  BỔ SUNG CHO THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Cao nấm men được chiết xuất từ các tế bào nấm men, chứa 50-75% protein, 4-13% carbon hydrat và không có lipid. Hầu hết các sản phẩm thương mại cao nấm men đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hà Lan, và Mỹ. Các sản phẩm này giàu vitamin, khoáng chất, axit amin và các thành phần thiết yếu khác. Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm cao nấm men này hầu như không chứa lipid, trong khi nhu cầu cung cấp về chất béo trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là rất lớn. Công nghệ sản xuất cao nấm mentại Việt Nam chưa có, chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài.

Trong khi đó, thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam phát triển khá nhanh, với mức tăng trưởng từ 10-13%/năm đã đưa nước ta thành nước đứng thứ 17 trên thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp năm 2014. Tuy nhiên, giá thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm ở đầu ra rất thấp, nhưng chi phí thức ăn đầu vào rất cao (chiếm khoảng 70% giá thành). Sở dĩ chi phí thức ăn cho chăn nuôi đầu vào cao là do doanh nghiệp Việt Nam hằng năm phải nhập khẩu tới 50% nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, đặc biệt là những chất phụ gia như cao nấm men, đạm hữu cơ (protein), chất béo (lipid). Do đó, nhu cầu về nguyên liệu sản xuất thức ăn giàu đạm, lipid và các chế phẩm sinh học cho vật nuôi là rất lớn.

Hiện nay, chủng nấm men Lipomyces starkeyi có khả năng sinh lipid cao nhưng việc ứng dụng vi sinh vật này tại Việt Nam còn ít, chỉ có dạng chế phẩm Lipomycin M để giữ ẩm cho đất. Nhận thấy tiềm năng của chủng nấm men Lipomyces starkeyi có khả năng sử dụng để sản xuất cao nấm men giàu lipid bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao đã tiến hành thử nghiệm sản xuất chế phẩm cao nấm men giúp tăng trọng lượng gà. Nhóm nghiên cứu sử dụng cách tạo đột biến ngẫu nhiên chủng nấm men Lipomyces starkeyi để làm tăng khả năng sinh lipid, tạo chế phẩm để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng lipid sinh ra ở chủng đột biến Lipomyces starkeyi A3 cao hơn 10% so với các chủng khác. Sản phẩm cao nấm men sau khi sấy phun có dạng bột, màu vàng nhạt, hàm lượng protein là 50% và lipid là 45%. 

 Sau khi tạo được chế phẩm, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm bổ sung chế phẩm vào thức ăn cho gà để theo dõi sự thay đổi trọng lượng của chúng. Kết quả bước đầu khi thử nghiệm tại trại nuôi gà rất khả quan, gà tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Sau 2 tháng thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã xác định được hàm lượng bổ sung cao nấm men tối ưu trong thức ăn cho gà là 5g/kg. Với hàm lượng cao nấm men bổ sung như trên đã giúp cải thiện trọng lượng gà, cụ thể trọng lượng gà tăng 26%, lợi nhuận tăng 33% so với lô đối chứng.

Ngày nay, việc ứng dụng những chế phẩm từ vi sinh vật đang dần phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là những chế phẩm bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nhằm tăng chất lượng thịt gia súc, gia cầm và tăng hiệu quả kinh tế. Dự án của nhóm nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề thiếu hụt lipid trong thức ăn chăn nuôi, giúp tăng trọng lượng gà với các kết quả rất khả quan. Do đó, khả năng ứng dụng thực tế chế phẩm cao nấm men để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi là rất lớn, không những giúp tăng trọng lượng cho gia cầm mà còn giúp chúng tăng trưởng nhanh, giảm thời gian nuôi, khả năng sống sót cao hơn. Ngoài ra, chế phẩm này cũng thay thế các loại thuốc kích thích tăng trọng gây ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe con người, đồng thời chế phẩm này an toàn với môi trường và còn góp phần vào việc phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.

Nguồn tin: Phòng Hỗ trợ Công nghệ Vi sinh – Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

https://abi.com.vn/cong-nghe-vi-sinh/san-xuat-cao-nam-men-giau-lipid-bo-sung-cho-thuc-an-chan-nuoi-120.html

Filed Under: Công nghệ vi sinh

Tháng 3 8, 2025 by ModD Leave a Comment

Ứng dụng vi khuẩn Rhodopseudomonas palustris sản xuất chế phẩm sinh học dùng cho cây trồng

 Năng suất cây trồng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi nền nông nghiệp. Do đó, đã có rất nhiều phương pháp được sử dụng nhằm cải thiện năng suất cũng như tăng cường sức đề kháng của cây trồng với mầm bệnh trong đó phổ biến nhất là sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học. Việc sử dụng dư thừa lượng phân hoá học trong hệ thống canh tác hiện nay đã dẫn đến các mối nguy về môi trường như: gây ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các biện pháp và xu hướng mới đã ra đời với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường mà vẫn đạt năng suất cao. Bên cạnh đó, gần đây nhiều công bố khoa học cho thấy tiềm năng sử dụng tương tác có lợi giữa vi sinh vật với cây trồng để kích thích sinh trưởng ở thực vật.

          Khả năng kích thích sinh trưởng thực vật của các chủng vi sinh vật này được biết đến thông qua cơ chế cố định đạm hoặc sự sản sinh các hợp chất sinh học như các phytohormone, vitamin và cả một số loại enzyme có khả năng ức chế sự phát triển của mầm bệnh qua đó kích thích sinh trưởng của cây chủ. Chính bởi những ưu điểm này mà việc sản xuất các chế phẩm vi sinh từ  vi sinh vật có khả năng kích thích sinh trưởng thực vật đang là một hướng đi đầy tiềm năng. Rhodopseudomonas palustris là một loại vi khuẩn có khả năng đặc biệt là có thể sinh trưởng trong môi trường có hoặc không có oxy. Đây là loại vi khuẩn có lợi và cần thiết cho cây trồng, có khả năng thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau.

           Từ những thực tiễn đó, nhiệm vụ “Ứng dụng vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật Rhodopseudomonas palustris sản xuất chế phẩm sinh học dùng cho cây trồng” được Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao thực hiện nhằm tạo ra một chế phẩm vi sinh phục vụ cho một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường trong thời kỳ mới. Kết quả, 03 dòng vi khuẩn Rhodopseudomonas palustris phân lập từ các mẫu đất, nước nhận diện bằng kỹ thuật PCR, được chọn để khảo sát khả năng tổng hợp IAA và ảnh hưởng của chúng lên sự phát triển của rễ bắp trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy, cả ba dòng R1, R2, R3 đều có khả năng tổng hợp IAA. Dòng R1 tổng hợp được lượng IAA nhiều nhất 6,4µg/ml vào ngày thứ 7 sau khi chủng. Lượng IAA sinh ra này góp phần làm tăng chiều dài rễ bắp và tăng số lượng rễ phụ trong thí nghiệm. Chiều dài rễ bắp tăng 1,5 lần so với đối chứng khi được chủng dòng R1 sau 14 ngày.

https://abi.com.vn/cong-nghe-vi-sinh/ung-dung-vi-khuan-rhodopseudomonas-palustris-san-xuat-che-pham-sinh-hoc-dung-cho-cay-trong-169.html

Filed Under: Công nghệ vi sinh

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9
  • 10
  • …
  • 37
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: Dịch Vụ Gửi Hàng Đi Sơn Tây Hỏa Tốc – Cam Kết Đến Đúng Phường/Xã Chỉ Từ 199k/kg
  • Bảo vệ: Gửi Hàng Đi Quảng Châu Trung Quốc: Bảng Giá Cước Chi Tiết 2025 & Cam Kết Bồi Thường 250%
  • Bảo vệ: Quy Định Hành Lý Ký Gửi Đi Đài Loan 2025: Cập Nhật Mới Nhất & Lưu Ý Quan Trọng Không Thể Bỏ Qua
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in