Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 3 8, 2025 by ModD Leave a Comment

Nhân giống in vitro cây Cúc gai dài Silybum marianum (L.) Gaertn

 Cúc gai dài (hay cúc gai, cúc gai di thực) Silybum marianum (L.) Gaertn là một trong những cây thuốc có giá trị dược liệu cao được dùng để điều trị các chứng bệnh về gan. Thành phần hoạt tính chính trong loài cây này là các flavonolignans, gọi chung là silymarin – hỗn hợp của ba chất isomer silybin, silydianin và silycristin. Hạt là bộ phận chứa hàm lượng silymarin cao nhất, các bộ phận khác của cây vẫn có hợp chất này tuy ít hơn. Hàm lượng silymarin phụ thuộc vào giống cây, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mà cây sinh trưởng (Qavami và cộng sự, 2013).

        Trên thị trường Việt Nam, có rất nhiều chế phẩm của thuốc từ Cúc gai dài. Có thể nói, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng đối với các viên uống chức năng giải độc gan. Nguyễn Thị Ngọc Dao (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) và các đồng sự tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học của Cúc gai và trồng ở vườm ươm Hà Nội, Tam Đảo. Kết quả là hàm lượng Silymarin trong Cúc gai trồng ở Hà Nội không khác với trồng ở Sa Pa và giống mới nhập khẩu của Đức (Nguyễn Thị Hồng Gấm và cộng sự, 2003). Kết luận quan trọng này nhanh chóng được ứng dụng chế tạo viên nang uống. Dược phẩm này bán rộng khắp trên thị trường và được ưa chuộng vì có nguồn gốc thiên nhiên. Vì vậy, tương lai phát triển sản xuất các chế phẩm từ Cúc gai dài nếu có nguồn nguyên liệu ổn định trong nước hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.Việc mở rộng diện tích đất trồng, phát triển sản xuất loài cây dược liệu này lại phù hợp với các tỉnh thuộc vùng núi cao và trung du Bắc Bộ, các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, góp phần phát triển kinh tế và thêm một lựa chọn để các địa phương này có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, nâng cao giá trị sản xuất, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Thị trường tiêu thụ rộng lớn cùng với xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược ngày càng tăng chính là cơ hội để phát triển và mở rộng xây dựng các vùng chuyên canh cây dược liệu. Cúc gai dài đang được trồng thử nghiệm ở một số khu vực miền núi phía Bắc chính là một trong những đối tượng cây trồng tiềm năng trong tương lai. Việc xây dựng thành công quy trình vi nhân giống loài cây này sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu cây giống trong tương lai gần.

        Cúc gai dài thường được nhân giống với phương pháp trồng hạt tuy nhiên tỉ lệ nảy mầm không cao, yêu cầu kinh nghiệm và kỹ thuật, do đó vi nhân giống với những ưu thế hiện tại: nhân nhanh với số lượng lớn, đảm bảo đặc tính di truyền là một lựa chọn thích hợp để xem xét nhân giống loài cây này với số lượng lớn, thời gian rút ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế.

        Trên cơ sở các công trình nghiên cứu về nhân giống in vitro đã được báo cáo trên thế giới đối với loài này, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện nghiên cứu “Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây dược liệu Cúc gai dài Silybum marianum (L.) Gaertn. từ hạt nhằm xây dựng một quy trình vi nhân giống hiệu quả, đạt tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu thị trường.

        Nghiên cứu “Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Cúc gai dài Silybum marianum (L.) Gaertn. từ hạt” thực hiện trong vòng hai năm tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ cao (2018 – 2019) với kỹ thuật nuôi cấy mô trên môi trường bán rắn. Hạt Cúc gai dài nảy mầm tạo cây con in vitro đạt 77,78%; đoạn thân mang chồi ngủ Cúc gai dài tái sinh tạo cụm chồi thích hợp trong môi trường MS có bổ sung BA cho tỉ lệ bật chồi 97,78% với hệ số nhân là 4,17; có thể tạo sẹo Cúc gai dài từ mẫu lá in vitro của cây con trong môi trường MS có bổ sung 2,4-D và tái sinh chồi cho mô sẹo bằng môi trường MS bổ sung NAA + GA3; tỉ lệ tạo cụm chồi >90% với hệ số nhân 7,5 – 8,2.

Hình 1. Cụm chồi Cúc gai dài

        Nghiên cứu đã hoàn chỉnh được quy trình nhân giống in vitro Cây cúc gai dài từ hạt, cùng với đưa ra được chế độ chăm sóc cơ bản cho cây Cúc gai dài in vitro thích nghi và phát triển tốt ngoài vườn ươm trong 2 tháng đầu.

Hình 2. Cây Cúc gai dài in vitro
Hình 3. Cây Cúc gai dài ex vitro
https://abi.com.vn/tin-tuc/nhan-giong-in-vitro-cay-cuc-gai-dai-silybum-marianum-l-gaertn-129.html

Filed Under: Công nghệ tế bào thực vật

Tháng 3 8, 2025 by ModD Leave a Comment

Quy trình nhân giống in vitro lan thanh tuyền (Grammatophyllum speciosum Blume)

Lan thanh tuyền (Grammatophyllum speciosum), họ Orchidaceae, là loài lan bản địa ở Thái Lan và có thể được tìm thấy ở các khu rừng mưa nhiệt đới ở các quốc gia khác thuộc Đông Nam Á như Lào, Malaysia, Phillipines… Ngoài giá trị trang trí và thương mại, lan thanh tuyền còn được sử dụng như một chất giảm đau trong y học dân gian. Trong y học cổ truyền Thái Lan, nước sắc từ lan thanh tuyền được dùng để chữa các bệnh viêm phế quản và đau họng, rễ được sử dụng để điều trị vết cắn, phần thân có thể được sử dụng để điều trị phát ban da, áp xe, sốt và thiếu máu. Chiết xuất từ phần thân giả hành của lan thanh tuyền được sử dụng để giảm đau do bị châm bởi bọ cạp và gần đây đã được báo cáo có tác dụng chống lão hoá.

Trong y học hiện đại, chiết xuất ethanol thân giả hành của lan thanh tuyền (GSE) đã được phát hiện có khả năng bảo vệ các keratinocyte khỏi sự tử vong tế bào gây ra bởi các anion siêu oxy. Thành phần hóa học của GSE đã được phân tích và được tìm thấy bao gồm isovitexin, grammatophyllosides, glucosyloxybenzyl dẫn xuất, vandateroside II, cronupapine, vanilloloside, gastodin và orcinolglucoside. Bên cạnh đó, lan thanh tuyền còn có thành phần chất Gastrodin – một loại Polyphenol có chức năng loại bỏ chất oxy hóa có hại cho cơ thể, bảo vệ thành mạch máu, một chất tăng cường trí nhớ, cũng như chống co giật, chống chết tế bào, chống bệnh Alzheimer, chống bệnh Parkinson, cũng như tác dụng bảo vệ chống lại bệnh loãng xương.

Trong tự nhiên, cây được nhân giống bằng cách tách bụi và tách các giả hành, hệ số nhân giống theo phương pháp truyền thống này là rất thấp. Xuất phát tự thực tế nguồn cây quý hiếm này đang bị khai thác bừa bãi, do nguồn dược tính quý nhưng chưa được phát triển một cách bền vững. Chỉ dùng các biện pháp nhân giống truyền thống không đáp ứng được các yêu cầu về duy trì, bảo tồn cũng như phát triển nguồn dược liệu trên. Do đó, cần thiết có một quy trình nhân giống in vitro ứng dụng công nghệ tế bào thực vật trong sản xuất đại trà và duy trì được nguồn gen quý trong tự nhiên.

Hình 1. Cây và hoa lan thanh tuyền G. speciosum

Năm 2023, nhóm nghiên cứu thuộc phòng Hỗ trợ Công nghệ Tế bào Thực vật thuộc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao đã thành công trong việc xây dựng quy trình nhân giống in vitro lan thanh tuyền (Grammatophyllum speciosum Blume).  Chồi lan Thanh tuyền được khử trùng bằng phương pháp khử trùng kép sử dụng dung dịch NaClO 2,5% trong 13 phút và dung dịch NaClO 1,25% trong 5 phút cho kết quả tỷ lệ mẫu sống đạt 86,7%. Cảm ứng tạo chồi trên môi trường MS bổ sung BA cho tỉ lệ mẫu tạo chồi đạt 100%. Quy trình đạt hệ số nhân chồi 4,1 lần, 3,1 chồi/mẫu, chiều cao trung bình chồi 3,1 cm sau 8 tuần khi nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung BA và NAA. Chồi lan thanh tuyền được cảm ứng tạo rễ trên môi trường MS ½ có bổ sung NAA với tỉ lệ mẫu tạo rễ đạt 100%. Cây con lan thanh tuyền in vitro được chuyển ra vườn ươm và sử dụng phân bón Growmore B1 với tỉ lệ cây sống ngoài vườn ươm đạt 90%. Nuôi các mẫu chồi in vitro lan thanh tuyền trong điều kiện nhiệt độ 25 ± 2 ̊C, thời gian chiếu sáng 12h, cường độ chiếu sáng 2000 lux. Cây con được thích nghi với điều kiện vườn ươm với ánh sáng vườn ươm được che khoảng 60%, nhiệt độ khoảng 30 – 33 oC, độ ẩm từ 70 – 75%.

Hình 2. Cây lan thanh tuyền in vitro (A) và cây con lan thanh tuyền ngoài vườn ươm (B)

Kết quả nghiên cứu có thể đáp ứng được nhu cầu cây giống của các cá nhân, doanh nghiệp đang muốn nhân giống và kinh doanh loài cây này cũng như hỗ trợ chuyển giao quy trình công nghệ vi nhân giống về lĩnh vực này.

https://abi.com.vn/uom-tao-cong-nghe/quy-trinh-nhan-giong-in-vitro-lan-thanh-tuyen-grammatophyllum-speciosum-blume-168.html

Filed Under: Công nghệ tế bào thực vật

Tháng 3 8, 2025 by ModD Leave a Comment

NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY TRẦU BÀ LÁ XẺ (Monstera deliciosa)

Trầu bà lá xẻ có tên khoa học là Monstera deliciosa, là loài cây thân leo thuộc chi Monstera, họ Araceae. Chi Monstera gồm 22 loài và 3 giống thực vật biểu sinh ít thấy, bao gồm một số loài thân leo, dễ dàng được nhận ra bởi những chiếc lá to có các lỗ thủng tự nhiên. Monstera deliciosa lần đầu tiên được Karwinsky thu thập ở Mexico và gửi mẫu đến Munich vào năm 1832 nhưng không được chú ý. Loài này tiếp tục được Liebmann thu thập vào năm 1842, người đã đưa Monstera deliciosa vào trồng trọt bằng cách mang cành giâm từ Mexico đến Copenhagen. Năm 1846, Warscewicz đã gửi cành giâm Monstera deliciosa từ Guatemala đến Berlin. Hai lần du nhập này là nguồn giống chính cho việc nhân giống và trồng trọt của phần lớn Monstera deliciosa ngày nay. Trong tự nhiên, loài này rất hiếm và ít được thu hái.

A
B
C
D
E
F

Hình 1. Cây (A), thân (B), hoa (C, D), lá (E) và quả (F) Monstera deliciosa

(https://academic-accelerator.com/encyclopedia/monstera-deliciosa)

Trong những năm gần đây, cây trầu bà lá xẻ là một trong những cây cảnh được thị trường ưa chuộng với giá thành cao. Với hình dáng lá độc lạ nên cây trầu bà lá xẻ được dùng phổ biến với mục đích trang trí nội thất, làm đẹp không gian. Ngoài ra, đây là một trong những loài cây có khả năng lọc khí độc từ môi trường. Chúng giúp cho không khí được lưu thông tốt. Đặc biệt, nhờ hương thơm đặc trưng mà cây còn giúp cho không khí trở nên dễ chịu, giúp thư giãn và giải tỏa những áp lực cuộc sống. Trầu bà lá xẻ còn được cho rằng là loài cây đem lại sức khỏe, sự trường thọ và bình an. Vì vậy, nhu cầu về cây và giống cây con ngày càng tăng. Monstera deliciosa chứa 1 mg/mL insulin và được coi là một nguồn tài nguyên thiên nhiên tiềm năng cho các hợp chất chống đái tháo đường. Trong quả có tổng hàm lượng phenolic là 327 mg/kg với hoạt tính chống oxy hóa là 348 µmol Trolox/100g. Một quả mỗi ngày cung cấp 25% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày (9 mg/100g) (Barros và cộng sự, 2018). Trong y học cổ truyền Mexico, dịch chiết từ lá và rễ giúp giảm viêm khớp. Một chế phẩm của rễ được sử dụng ở Martinique như một chất chữa rắn cắn. Monstera deliciosa còn là nguồn nguyên liệu trong nghề đan lát, thủ công mỹ nghệ và đồ nội thất, có giá trị văn hóa – kinh tế trong các cộng đồng Mam của Núi lửa Tacaná, Chiapas, Mexico.

Năm 2023, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao đã nhân giống in vitro cây Trầu bà lá xẻ (Monstera deliciosa) từ giai đoạn tạo mẫu ban đầu đến giai đoạn nhân chồi: Sử dụng dung dịch khử trùng NaClO 3% trong 15 phút để khử trùng đoạn thân trầu bà lá xẻ cho tỷ lệ mẫu sống và không nhiễm cao nhất (80%), tỷ lệ mẫu nhiễm thấp (20%). Mẫu thân mang chồi ngủ còn sống sau khử trùng được cấy chuyền sang môi trường MS bổ sung BA 2,0 mg/L, NAA 0,7 mg/L cho tỷ lệ bật chồi đạt 100%. Môi trường nhân chồi trầu bà lá xẻ hiệu quả nhất trong nghiên cứu này là môi trường MS bổ sung BA 3,0 mg/L, Zeatin 0,5 mg/L, NAA 0,3 mg/L với hệ số nhân đạt 4,7 lần.

Hình 2. Cụm chồi rầu bà lá xẻ (Monstera deliciosa) in vitro

Kết quả nghiên cứu có thể đáp ứng được nhu cầu cây giống của các cá nhân, doanh nghiệp đang muốn nhân giống và kinh doanh loài cây này cũng như hỗ trợ chuyển giao quy trình công nghệ vi nhân giống về lĩnh vực này.

https://abi.com.vn/cong-nghe-te-bao-thuc-vat/nhan-giong-in-vitro-cay-trau-ba-la-xe-monstera-deliciosa-187.html

Filed Under: Công nghệ tế bào thực vật

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • …
  • 37
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: Báo Cáo Kiểm Toán Nội Bộ: Hướng Dẫn Toàn Diện Từ A-Z Cho Doanh Nghiệp FDI Tại Việt Nam
  • Bảo vệ: Dịch Vụ Tư Vấn Thuế Chuyên Sâu Cho Doanh Nghiệp FDI: Giải Pháp Tối Ưu Từ Chuyên Gia
  • Bảo vệ: VAS trong kế toán là gì? Bật mí 26 Chuẩn mực Việt Nam doanh nghiệp FDI cần nắm vững
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in