Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 3 8, 2025 by ModD Leave a Comment

Công nghệ tế bào thực vật

LĨNH VỰC CÔNG NGHÊ TẾ BÀO THỰC VẬT* Quy trình nhân giống invitro– Phương pháp nhân giống: Nuôi cấy mô tế bào thực vật– Đối tượng cây trồng:+ Cây lan DendrobiumTiêu chuẩn: cao cây 5-7 cm, số lá 4-5 lá, số rễ 3-4 rễ,..

Tủ cấy vô trùng 1024x683

Tủ cấy vô trùng 1024×683

LĨNH VỰC CÔNG NGHÊ TẾ BÀO THỰC VẬT

* Quy trình nhân giống invitro

– Phương pháp nhân giống: Nuôi cấy mô tế bào thực vật

– Đối tượng cây trồng:

+ Cây lan Dendrobium

Tiêu chuẩn: cao cây 5-7 cm, số lá 4-5 lá, số rễ 3-4 rễ, cây có hình thái khỏe mạnh, không dị dạng.

Năng năng lực cung cấp cây giống cho thị trường: 100.000-200.000 cây/năm

+ Cây lan Mokara

Tiêu chuẩn: Chiều cao cây 5-7 cm, số lá 4-5 lá, số rễ 3-4 rễ, cây có hình thái khỏe mạnh, không dị dạng.

Năng năng lực cung cấp cây giống cho thị trường: 20.000-30.000 cây/năm

+ Các loại cây kiểng lá, hoa nền: Trầu bà chân vịt, Hồng môn, Môn nhung…

Tiêu chuẩn: Chiều cao cây 5-7 cm, số lá 4-5 lá, số rễ 3-4 rễ, cây có hình thái khỏe mạnh, không dị dạng.

Năng năng lực cung cấp cây giống cho thị trường: 10.000-20.000 cây/năm

+ Các giống cây dược: liệu Sâm cau, Lan gấm, Huyền sâm, Khôi nhung, Lan một lá, Thạch hộc tía

Năng năng lực cung cấp cây giống cho thị trường: 20.000-30.000 cây/năm

Nguồn tin: Cử nhân Nguyễn Văn Toàn, Phòng Hỗ trợ Công nghệ Tế bào Thực vật – Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao:

https://abi.com.vn/cong-nghe-te-bao-thuc-vat/index-php-language-vi-nv-news-op-cong-nghe-te-bao-thuc-vat-101.html

Filed Under: Công nghệ tế bào thực vật

Tháng 3 8, 2025 by ModD Leave a Comment

BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY SÂM ĐÁ (Curcuma singularis Gagnep.)

SAM DA

Sâm đá (Curcuma Singularis Gagnep.) là loài dược liệu quý và có công dụng nâng cao sức khỏe, làm thuốc chữa bệnh để tăng sức sống, điều trị bệnh thấp khớp và bổ thận. Thuốc sắc của rễ và củ của nó được sử dụng như một thức uống để tăng cường sức khỏe nam giới và cải thiện tình trạng cơ thể. Trong củ Sâm đá có rất nhiều dược chất có tác dụng y học như saponin, polyphenol, alkaloid… có khả năng kháng ung thư, kháng oxy hóa, ức chế vi sinh vật. Việc sử dụng Sâm đá cho mục đích y dược và mục đích thương mại đã làm loài này trong tự nhiên không còn nhiều và có nguy cơ tuyệt chủng.

Cây Sâm đá trong tự nhiên chỉ tồn tại một số tháng vào mùa mưa và chỉ sống ở một vùng nhỏ tỉnh Gia Lai. Cây Sâm đá trồng trong tự nhiên theo phương pháp truyền thống bằng cách trồng bằng củ và thân ngầm phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, dẫn đến hiệu quả nhân giống thấp. Việc nhân giống cây Sâm đá trong tự nhiên chủ yếu bằng củ thì dễ bị côn trùng trong đất xâm hại dẫn đến hiệu quả nhân giống thấp và năng suất cây trồng giảm. Do đó, bảo tồn và nhân giống số lượng lớn nguồn cây Sâm đá không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên là một việc cấp thiết.

Hình 1. Cây và hoa cây Sâm đá

Năm 2020, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao đã thành công bước đầu xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây Sâm đá (Curcuma singularis Gagnep.): củ Sâm đá được khử trùng bằng dung dịch HgCl2 0,1% hoặc dung dịch NaClO 1,5%. Nảy chồi trực tiếp từ mẫu củ trên môi trường MS có bổ sung NAA và BA cho tỷ lệ nảy chồi đạt 76,67%. Nhân chồi trên môi trường MS bổ sung BA kết hợp IBA cho hệ số nhân đạt 8,1 lần. Tạo rễ và dưỡng cây Sâm đá in vitro trên môi trường MS bổ sung nước dừa, BA, IBA cho tỷ lệ mẫu chồi tạo rễ đạt 100%.

Hình 2. Cây Sâm đá in vitro

Kết quả nghiên cứu có thể đáp ứng được nhu cầu cây giống của các cá nhân, doanh nghiệp đang muốn nhân giống và kinh doanh loài cây này cũng như hỗ trợ chuyển giao quy trình công nghệ vi nhân giống về lĩnh vực này.

Tác giả: Nguyễn Văn Toàn

Nguồn tin: Cử nhân Nguyễn Văn Toàn, Phòng Hỗ trợ Công nghệ Tế bào Thực vật – Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

Filed Under: Công nghệ tế bào thực vật

Tháng 3 8, 2025 by ModD Leave a Comment

Ứng dụng hệ thống cảm biến vào sản xuất rau xà lách (Lactuca sativa L.) thủy canh hoàn lưu

Thủy canh (hydroponics) là phương pháp canh tác không đất. Trong đó, rễ cây được đặt trong dung dịch dinh dưỡng tĩnh, được sục khí liên tục hoặc dòng chảy tuần hoàn liên tục, rễ cây được cố định trong giá thể là vật liệu vô cơ (chẳng hạn như cát, sỏi, đá trân châu, rockwool) hoặc vật liệu hữu cơ (chẳng hạn như rêu than bùn sphagnum, vỏ thông hoặc xơ dừa), dung dịch dinh dưỡng gồm các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng được cung cấp định kỳ (Jones, 2005).

Hình 1: Sơ đồ hệ thống thủy canh hoàn lưu

                IoT (Internet of Thing) được định nghĩa là hệ thống tất cả các đối tượng được tích hợp trong các thiết bị, cảm biến, máy móc, phần mềm và con người thông qua internet để giao tiếp, trao đổi thông tin và tương tác nhằm cung cấp giải pháp toàn diện (Sinche và ctv, 2020). Trong những năm gần đây, IoT đã được ứng dụng trong hàng loạt lĩnh vực như nhà thông minh, thành phố thông minh, năng lượng thông minh, xe không người lái, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp thông minh (Quy và ctv, 2022).  

                IoT là một thuật ngữ cho phép chúng ta sử dụng các thiết bị công nghệ, làm việc cùng nhau, giao tiếp với nhau, cung cấp dữ liệu thời gian thực từ các cảm biến không dây để xử lý và cung cấp nhiều thông tin có giá trị hơn để đưa ra quyết định hiệu quả trong lĩnh vực nghiên cứu tương ứng. IoT là một công nghệ đang phát triển đáng kể trong các lĩnh vực ứng dụng như chăm sóc sức khỏe, quốc phòng, công nghiệp, nông nghiệp. Phát triển một hệ thống thông minh sử dụng IoT cho nông nghiệp có thể giám sát sự phát triển của cây trồng và điều kiện môi trường canh tác (Shin và ctv, 2019; An và ctv, 2019). 

Hình 2: Một số thiết bị trong hệ thống Iot

              Mô hình giám sát và trồng tự động có thể áp dụng tại các thành phố lớn giúp tạo ra nguồn rau sạch chất lượng cao và giảm hiệu ứng nhà kính:

             – Hệ thống trồng rau sạch thủy canh công nghệ cao có thể giúp tiết kiệm 90% lượng nước sử dụng và 75% lượng phân bón so với mô hình thổ canh truyền thống.

              – Lượng nước và dinh dưỡng sử dụng có thể tái sử dụng cho mô hình thổ canh.

              – Có thể canh tác nhiều vụ trong năm với năng suất cao mà ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường

              – Mô hình khép kín, hạn chế 100% việc sử dụng phân hoá học làm ô nhiễm đất và nguồn nước.

Hình 3: Sơ đồ hoạt động của hệ thống IoT

              Ứng dụng công nghệ 4.0 vào mô hình thuỷ canh, để biến mô hình trồng rau thuỷ canh trở thành mô hình nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng những cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH, EC để kiểm soát tốt nồng độ dinh dưỡng và kết nối mạng 3G, wifi để tự giám sát mọi nơi, mọi lúc, tạo ra điều kiện sinh trưởng lý tưởng nhất cho rau thuỷ canh.

              Các ưu điểm khi sử dụng hệ thống cảm biến trong sản xuất rau xà lách trên hệ thống thủy canh hoàn lưu như:

              +  Mô hình canh tác, tiết kiệm diện tích nhưng năng suất cao hơn từ 25 đến 500%.

              + Tiết kiệm đến 95% lượng nước sử dụng so với mô hình thông thường.

              + Ứng dụng công nghệ cảm biến để đo lường nồng độ dinh dưỡng, hạn chế tối đa việc tồn dư đạm (NO3).

              + Sử dụng hệ thống nhà màng và lưới chắn côn trùng để giảm 100% việc phun và sử dụng thuốc trừ sâu.

              Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao đã ứng dụng hệ thống cảm biến vào sản xuất rau xà lách thủy canh hoàn lưu  cho thấy xà lách sinh trưởng tốt, dư lượng nitrat thấp, đạt năng suất 1.357 kg/500m2/vụ với tổng doanh thu 74.635.000 đồng/500 m2/vụ cao hơn so với mô hình đối chứng. Đồng thời, lợi thuận thu được từ mô hình trồng rau xà lách thủy canh hoàn lưu áp dụng hệ thống cảm biến đạt 11.143.533 đồng/500 m2/vụ cao hơn so với mô hình đối chứng (9.255.200 đồng/500 m2/vụ). Tỷ suất lợi nhuận cận biên (MBCR) đạt 1,78, điều này cho thấy mô hình áp dụng hệ thống cảm biến cho lợi nhuận trung bình, có thể chấp nhận được và khuyến cáo áp dụng trong sản xuất.

Hình 4: Xà lách được trồng trên hệ thống thủy canh hồi lưu áp dụng hệ thống cảm biến

Nguồn tin: Phòng Hỗ trợ Công nghệ cây trồng – Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao:

https://abi.com.vn/tin-tuc/ung-dung-he-thong-cam-bien-vao-san-xuat-rau-xa-lach-lactuca-sativa-l-thuy-canh-hoan-luu-127.html

Filed Under: Công nghệ tế bào thực vật

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • …
  • 37
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: Báo Cáo Kiểm Toán Nội Bộ: Hướng Dẫn Toàn Diện Từ A-Z Cho Doanh Nghiệp FDI Tại Việt Nam
  • Bảo vệ: Dịch Vụ Tư Vấn Thuế Chuyên Sâu Cho Doanh Nghiệp FDI: Giải Pháp Tối Ưu Từ Chuyên Gia
  • Bảo vệ: VAS trong kế toán là gì? Bật mí 26 Chuẩn mực Việt Nam doanh nghiệp FDI cần nắm vững
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in