Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 3 8, 2025 by ModD Leave a Comment

Kỹ thuật thiết kế hồ thủy sinh

Kỹ thuật thiết kế hồ thủy sinh

       Hồ thủy sinh hay chơi thủy sinh không còn là điều xa lạ với người dân chơi cá cảnh thành phố Hồ Chí Minh hay trên cả nước. Tuy nhiên để việc có thể thiết kế được một hồ thủy sinh hiện nay cần tập trung vào việc tạo ra một hồ thủy sinh hài hòa với môi trường tự nhiên và bảo vệ sự sống của cá và cây cảnh. Một số lưu ý trong việc làm hồ thủy sinh:
      Các cây được lựa chọn phù hợp với thiết kế ý tưởng căn cứ trên nhu cầu về ánh sáng, dinh dưỡng, gam màu chủ đạo, sử dụng lũa hay kiểu xếp đá. Tùy theo vị trí mà chia các loại cây ra làm ba nhóm: cây tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh
      + Nhóm cây tiền cảnh: Đặc diểm nhóm cây này thường không cần hình thức nổi bật vì chúng thường dung để làm nền và che khuyết điểm cho vị trí trung cảnh. Nhóm này thường là những cây có lá nhỏ, mọc thấp, một số có khả năng mọc bò thành những thảm xanh đẹp mắt. Một số cây tiền cảnh phổ biến bao gồm: cỏ Nhật, ngưu mao chiên, bách điệp, trân trâu nhật, trân trâu Cuba, cỏ đỏ, trang chuôi, tản mâm xôi, rêu cá đẻ….
      +Nhóm cây trung cảnh: Nhóm cây này thường có hình thức nổi bật hoặc màu sắc bắt mắt, độ cao trung bình, đóng vai trò vị trí trung tâm, cầu nối giữa vị trí tiền cảnh và hậu cảnh. Một số cây hậu cảnh cũng có thể chuyển lên vị trí trung cảnh nhưng cần được cắt tỉa thường xuyên. Các cây trung cảnh phổ biến: huyết tâm lan, hồng liễu, cỏ Nhật, la hán đỏ, hồ liều, bảo tháp, diệp tài hồng, xương cá đỏ, xương cá xanh, hồng hồ điệp, luân thảo, vẩy ốc lá tròn, choi lá xoăn, lệ nhi, ráy lá to, choi lưới.
      + Nhóm cây hậu cảnh: đặc điểm nhóm cây này thường phát triển nhanh và có chiều cao, lá có bản rộng hoặc cây có kích thước lớn. Các cây hậu cảnh phổ biến bao gồm: cỏ tranh, bách diệp, thủy trúc, hồ liễu, đại bảo tháp, đại hồng diệp, hồng hồ điệp, luân thảo, choi lá xoăn, lệ nhi, rong đuôi chó, hẹ thẳng, hẹ xoăn, cỏ cọp.
      Cây thủy sinh thường được bố trí theo một bố cục đã được lên ý tưởng trước khi bắt đầu xây dựng bể, có một số dạng bố trí cơ bản như hình vẽ dưới đây:

Hình1. Các mẫu thiết kế bể thủy sinhHình1. Các mẫu thiết kế bể thủy sinh

       Trong một hồ thường sẽ có 1 đến 2 điểm nhấn mà người chơi thường chú ý đến, người thiết kế hồ thường sắp đặt các hòn đá hoặc các nhóm cây có màu sắc rực rỡ ở vị trí thường được gọi là điểm vàng như trong hình.

       Trong thiết kế hồ thủy sinh, sử dụng các vật liệu tự nhiên như đá cảnh, cát, gỗ và cây cỏ giúp tạo nên một môi trường tự nhiên và hài hòa. Các yếu tố này không chỉ làm cho hồ thủy sinh trở nên đẹp mắt, mà còn cung cấp nơi ẩn náu và môi trường sống cho cá và sinh vật khác.

Hình 2. Tỉ lệ vàng trong bố cục hồ thủy sinhHình 2. Tỉ lệ vàng trong bố cục hồ thủy sinh

      Tiếp theo đó là việc lựa chọn loài cá thích hợp cho từng bể, có thể chia ra vài nhóm cá tùy thuộc vào kích thước, tập tính sống, sức chịu đựng thay đổi môi trường và sở thích của người nuôi để lựa chọn loài cá phù hợp. Một số nhóm cá như:

      + Nhóm cá ăn rêu tảo: bống vàng, chuột nâu, chuộc trắng, bút chì, tỳ bà bướm, bảy màu, hòa lan, trân châu.

      + Nhóm cá sống theo đàn: bảy màu, cánh buồm, hồng nhung, mũi đỏ, cầu vồng, bút chì, ngựa vằn, neon đen, neon thường, neon vua, sặc gấm, thiên thanh, tam giác, tỳ bà bướm.

      + Nhóm cá ưa ánh sáng trung bình: ali, bình tích, bống vàng, bút chì, cánh buồm, cầu vồng, chuột nâu, chuột trắng, đuôi kéo, hòa lan, hồng cam, hồng kim, hồng nhung, mắt ngọc, mũi đỏ, , ngựa vằn, nóc beo, phượng hoàng, sặc cẩm thạch, sặc gấm, tam giác, thiên thanh, thủy tinh, trân châu, tứ vân, tỳ bà bướm.

      + Nhóm cá ưa ánh sáng yếu: neon đen, neon vua, cá dĩa, ông tiên, bảy màu.

      Theo khảo sát thì đa số người chơi thường lựa chọ những loài cá nhỏ, sống thành đàn và có màu sắc đẹp để phối hợp cùng bể thủy sinh như neon các loại, hồng kim, mắt ngọc, mũi đỏ, phượng hoang, tam giác, tứ vân….. Người chơi cũng thường bổ sung vào hồ một số loài cá ăn rêu hại như bống vàng, tỳ bà bướm, chuột các loại,…

      Với nhóm cá chịu được ánh sáng trung bình đến mạnh thì thường bố trí chung với các bể trồng cây yêu cầu ánh sáng mạnh như: huyết tâm lan, hồng liễu, cỏ Nhật, la hán đỏ, hồ liều, bảo tháp, diệp tài hồng, xương cá đỏ, xương cá xanh, hồng hồ điệp, luân thảo, vẩy ốc lá tròn. Với nhóm cá thích ánh sáng yếu sẽ được bố trí với các cây không yêu cầu ánh sáng cao như: các loại ráy, rêu cá đẻ, hẹ lá xoắn, cỏ cọp, …

https://abi.com.vn/tin-tuc/ky-thuat-thiet-ke-ho-thuy-sinh-132.html

Filed Under: Công nghệ thuỷ sản

Tháng 3 8, 2025 by ModD Leave a Comment

Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thủy sản tại TP.HCM

Ngày nay, công nghệ cao đóng vai trò quan trọng trong phát triển lĩnh vực thủy sản, mang lại hiệu suất cao và bền vững cho ngành này. Hai nhiệm vụ được chuyển giao công nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ.

Ngày 26/12/2023, Phòng Hỗ trợ Công nghệ Thủy sản đã báo cáo nghiệm thu 2 nhiệm vụ: “ Mô hình cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước” và Mô hình thử nghiệm trồng tảo xoắn Spirulina platensis để chế biến thành thực phẩm chức năng” tại Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM tổ chức. Đây là 2 nhiệm vụ do Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao chủ trì thực hiện, thuộc chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2030.

Mô hình cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước

Mô  hình nuôi cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước đã được thực hiện trong thời gian 12 tháng từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023 tại cơ sở ông Vũ Hoàng Hùng huyện Cần Giờ, TpHCM. Nhiệm vụ gồm ba nội dung: (1) Lắp đặt hệ thống tuần hoàn và thiết bị nuôi cua lột thương phẩm. (2) Vận hành, chuyển giao quy trình nuôi cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước. (3) Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình.

Kết quả ghi nhận, đã xây dựng và chuyển giao được quy trình nuôi cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước quy mô 500 con/vụ với các thông số kỹ thuật ghi nhận bao gồm: Các yếu tố chất lượng nước DO > 5 ppm; nhiệt độ 28 – 30oC; độ mặn 15 – 20‰; độ kiềm 200 – 230 ppm; TAN < 0,5; NO2 < 0,2 ppm; NO3 < 100 ppm và pH 7,5 – 8,8. Tỉ lệ sống của cua 90%, tỷ lệ lột 84,07 – 87,58%, năng suất thu hoạch 393,31 kg/3 vụ tương ứng với 1.165 con cua lột thương phẩm có trọng lượng từ 320,67 –  366,67 g/con.

Mô hình nuôi cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn tại hộ dân ông Vũ Hoàng Hùng

Sản phẩm cua lột thu hoạch

Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, đáp ứng được yêu cầu cung cấp cua lột có chất lượng cho thị trường tiêu thụ. Sự thành công của mô hình mở ra những triển vọng mới cho việc phát triển bền vững và hiệu quả của nuôi cua lột tại nước ta. Bên cạnh đó, mô hình nuôi cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước phù hợp với phát triển nông nghiệp đô thị tại TpHCM.

Mô hình thử nghiệm trồng tảo xoắn Spirulina platensis để chế biến thành thực phẩm chức năng

Nghiên cứu này tập trung vào việc phát triển một mô hình thử nghiệm để trồng tảo xoắn S. platensis và chuyển giao cho các cá nhân, tổ chức nuôi tảo S. platensis tại khu vực TP.HCM và các vùng phụ cận. Cụ thể trong nhiệm vụ lần này chuyển giao cho Chi nhánh Công ty TNHH Hải Thiên – Địa chỉ: 25 đường 516, tổ 8, ấp Bàu Chứa, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung bao gồm các bước quan trọng và kết quả như sau:

1.  Nuôi cấy và trình diễn mô hình nuôi cấy tảo S. platensis trong ống kín: Nhóm thực hiện mô hình đã nhân giống tảo S.platensis và lựa chọn hệ thống ống kín bioreactor để nuôi cấy. Trong suốt quá trình thực hiện mô hình, các yếu tố môi trường luôn được duy trì ở mức tối ưu bao gồm pH (8,5 – 9,5); nhiệt độ (28 – 32°C); cường độ ánh sáng (2.500 – 3.000 lux); sục khí CO2 một lần/ngày trong 30 phút với lưu lượng 2 L/phút. Mật độ tảo tại hai giai đoạn nhân giống cấp I và II đều có xu hướng tăng nhanh ở 2 tuần đầu tiên, đạt mật độ 1,042 g/L (tương đương 1,372 OD) sau giai đoạn nhân giống cấp II. Khi được chuyển sang hệ thống ống kín, tảo nuôi ở ngày thứ 7 – 11 ngày trong hệ thống này cũng đạt tiêu chuẩn về mật độ và bước sóng nhờ vào hệ thống được kiểm soát tốt, dẫn đến quá trình sinh trưởng của tảo đi vào pha lũy thừa nhanh hơn, đạt được mật độ cực đại nhanh.

2. Thu hoạch tảo S. platensis: Sau khi tảo đã phát triển đủ, tảo đã được thu hoạch triệt để sau 1 vụ nuôi (4 tháng) bằng hệ thống lọc tiếp tuyến và ly tâm với các thông số phù hợp. Quá trình thu hoạch đã được thực hiện cẩn thận để đảm bảo tính nghiêm ngặt và chất lượng của tảo.

3. Kiểm tra và đánh giá chất lượng sinh khối tảo tươi S. platensis cho thấy các chỉ tiêu thành phần sinh hóa đều đạt chất lượng, như hàm lượng protein đạt 65,5 g/100g; carbohydrate tổng số 12,0 g/100g; lipid 6,9 g/100g. Đồng thời, các chỉ tiêu vi sinh vật (VSV) có hại và kim loại nặng đều không phát hiện. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm sinh khối tảo thu được đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và dinh dưỡng.

Sản phẩm của mô hình bao gồm 305 kg sinh khối tảo tươi và “Sổ tay hướng dẫn nuôi trồng tảo S. platensis trong hệ thống ống kín Bioreactor” nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm thực phẩm chức năng từ tảo S. platensis cũng như cung cấp thông tin quan trọng về quá trình trồng, thu hoạch từ hệ thống ống kín bioreactor, từ đó tạo ra các sản phẩm từ tảo tốt hơn.

Nhân giống cấp I tảo S. platensis

Sinh khối tảo S. platensis tươi thu được từ mô hình

Kết quả của đợt báo cáo đạt yêu cầu đề ra, đây cũng là bước tiến sự khẳng định cho sự làm chủ được quy trình kỹ thuật; có thể phổ biến, nhân rộng, chuyển giao công nghệ áp dụng vào sản xuất hàng hóa quy mô lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khu vực phía Nam của Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao nói riêng và Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao nói chung.

Các mô hình cũng cho thấy rất nhiều triển vọng, mở ra hướng đi mới cho ngành thủy sản của cả nước nói chung, cho cả khu vực miền Nam nói riêng. Và đáp ứng được nhu cầu sản xuất của ngành trong và ngoài vùng.

https://abi.com.vn/uom-tao-cong-nghe/trung-tam-uom-tao-doanh-nghiep-nong-nghiep-cong-nghe-cao-chuyen-giao-cong-nghe-trong-linh-vuc-thuy-san-tai-tp-hcm-170.html

Filed Under: Công nghệ thuỷ sản

Tháng 3 8, 2025 by ModD Leave a Comment

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỀN VỮNG

Ngành nông nghiệp đã và đang đối mặt với không ít khó khăn khi nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường do quy mô sản xuất gia tăng, cùng với biến đổi khí hậu luôn hiện hữu nhanh, mạnh hơn so với dự báo. Vì thế, việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường qua mô hình kinh tế tuần hoàn là vấn đề luôn được quan tâm. Trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng nhưng lại khó kiểm soát. Đây cũng là nhân tố chính quyết định hiệu quả của thức ăn, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm, cua, cá. Chất lượng nước phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước, chất đất, chế độ cho ăn, thời tiết, công nghệ và chế độ quản lý. Với mục tiêu hỗ trợ ngành NTTS phát triển bền vững, các sản phẩm thức ăn, chế phẩm, công nghệ giám sát chất lượng nước tốt nhất nên được cung cấp nhằm hỗ trợ tăng trưởng và sức khỏe của tôm, cá, nâng cao chất lượng nước cho môi trường nuôi.

Khi biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề, những yêu cầu về môi trường cao hơn, nguồn nước hạn chế, việc áp dụng công nghệ tuần hoàn trong NTTS là xu hướng bền vững. Công nghệ này tạo điều kiện sinh trưởng của các đối tượng nuôi tốt nhất, qua đó giúp chúng lớn nhanh hơn, ăn ít, môi trường nuôi được kiểm soát tốt, không phải sử dụng kháng sinh… Qua đó, mô hình được nghiên cứu và cho hiệu quả như: “Mô hình nuôi cua lột (Scylla sp.) trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước” do Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao thực hiện chuyển giao cho ông Vũ Hoàng Hùng, đạt năng suất thu hoạch từ 125,44 – 154,7 kg/vụ/500 hộp, trọng lượng từ 280 – 350 g/con. Cua được nuôi và thu hoạch liên tục, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát dễ dàng trước khi đưa vào thị trường. Mô hình tốn ít diện tích nhưng cho năng suất cao, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa thuốc và kháng sinh. Việc áp dụng công nghệ này sẽ giúp tận dụng không gian tối đa và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thủy sản trong các khu đô thị. Quy trình sản xuất mang tính kỹ thuật cao, chính xác và ổn định, đáp ứng điều kiện nuôi trong đô thị và vùng ven phù hợp với chương trình phát triển thủy sản tại thành phố. Ngoài ra, một số mô hình sử dụng công nghệ tuần hoàn khác tại các tỉnh lân cận cũng đã được nghiên cứu và cho hiệu quả: “Mô hình nuôi cá tra thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn” đã đạt năng suất 40kg/m3; “Mô hình nuôi cá trê tuần hoàn cho vùng đô thị và ven đô” đạt năng suất 100 – 120kg/m3 sau 4 tháng nuôi; “Mô hình nuôi lươn tuần hoàn cho nông hộ quy mô 30m2” đạt năng suất 40 – 45kg/m2, phát triển mô hình và quy trình ương lươn giống trong hệ thống tuần hoàn; “Mô hình nuôi cá lóc đạt năng suất 140kg/m3.

Hình 1. Mô hình nuôi cua lột trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước

Bên cạnh việc dần chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành thủy sản, các công nghệ 4.0 hay sử dụng chế phẩm cho các đối tượng nuôi cũng được triển khai, phát triển và nhân rộng. Một nhóm nghiên cứu tại Cần Thơ đã phát triển giải pháp giám sát nồng độ nitrite trong ao nuôi thủy sản tự động dựa trên nguyên lý so màu sử dụng thuốc thử. Thiết bị được thiết kế nhỏ gọn để có thể cơ động trong quá trình sử dụng, nồng độ đo đạc: 0 – 5mg/L. Độ chính xác đo đạc đáp ứng được yêu cầu của việc nuôi. Năm 2023, ThS. Vương Huy Hoàng và nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Thông tin đã nghiệm thu thành công đề tài “Nghiên cứu ứng dụng và triển khai hệ thống giám sát chất lượng nước nuôi tôm phục vụ phát triển nông ngiệp công nghệ cao bền vững tại tỉnh Ninh Thuận dựa trên nên Internet of Things (IoT) và điện toán đám mây (Cloud Computing)”. Mục tiêu nhằm giám sát tự động một số thông số chất lượng nước NTTS để theo dõi khu vực nuôi với diện tích lớn cùng mạng cảm biến không dây, hạ tầng máy chủ, phần mềm và internet để lưu trữ, phân tích và cảnh báo sớm các biến động của môi trường nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, một số nghiên cứu được nghiệm thu bao gồm: 1) máy cho ăn bằng khí động học kết hợp IoT (Internet of Things), tự động cho ăn theo chu kỳ được cài đặt dựa vào nhu cầu của người dùng, có khả năng định lượng thức ăn trên mỗi lần cho ăn, cài đặt và quản lý máy từ xa thông qua điện thoại thông minh; 2) hệ thống quạt nước sử dụng năng lượng mặt trời: tự động điều tiết năng lượng, sử dụng tối đa năng lượng mặt trời, trường hợp khi thiếu mới sử dụng thêm điện lưới, có khả năng hoạt động độc lập hoặc nối lưới.

Hình 2. Hệ thống IoT giám sát tự động thông số chất lượng nước trong NTTS

(ThS. Vương Huy Hoàng và cộng sự, 2023)

Hình 3. Giao diện của phần mềm thu thập và xử lý dữ liệu trên máy chủ

(ThS. Vương Huy Hoàng và cộng sự, 2023)

Việc bổ sung chất khoáng từ bên ngoài cho tôm, cá đã được xem xét và quan tâm, bắt nguồn từ sự thiếu hụt khoáng chất của chúng trong môi trường nuôi. Chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của động vật thủy sản như xây dựng cơ thể, tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì chức năng sinh lý. Các sản phẩm hỗ trợ thêm chất khoáng cho tôm, cá đã được ra mắt như Aocare Mineral Balance từ Skretting Việt Nam, TA-MIX100 từ Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Trúc Anh… Đối với tôm, chúng cần lột xác cho sự tăng trưởng và phát triển; lột xác là lúc nhạy cảm nhất của chúng, giai đoạn này tôm cần khoáng chất nhiều chất cho quá trình hình thành lớp vỏ mới và hồi phục lại sức khỏe. Khi thiếu khoáng chất, tôm rất dễ bị cong chân đục cơ, gây dị hình dị dạng. Cá hoạt động nhiều hơn tôm, do đó nhu cầu khoáng chất sẽ cao hơn, giúp cá có đủ năng lượng cho các hoạt động của chúng. Thiếu khoáng chất, cá dễ bị cong thân, vẹo lưng, làm giảm giá trị sản phẩm khi đưa ra thị trường. Các nguyên tố trong khoáng chất cũng là những chất xúc tác cho quá trình sinh sản, đảm bảo tỷ lệ sống sót cho trứng và đàn cá con sau này.

Nhằm hướng đến mục tiêu gầy dựng nền nuôi trồng thủy sản bền vững, việc tiếp tục nghiên cứu công nghệ sử dụng hiệu quả thức ăn, các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn thủy sản, các chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi; nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi tuần hoàn nguồn nước, không chất thải; quy trình thu gom, xử lý tái sử dụng nước nuôi khép kín nên được đẩy mạnh nhiều hơn.

https://abi.com.vn/cong-nghe-thuy-san/nuoi-trong-thuy-san-ben-vung-184.html

Filed Under: Công nghệ thuỷ sản

  • 1
  • 2
  • 3
  • …
  • 37
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: Chuyển Phát Nhanh Quốc Tế Giá Rẻ 2025: Bảng Giá Chi Tiết & Chính Sách Bồi Thường 250% Từ Vietcargo
  • Bảo vệ: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Gửi Hàng Đi Trung Quốc An Toàn – Tiết Kiệm 2025 (Kèm Bảng Giá Mới Nhất)
  • Bảo vệ: Khám Phá 50 Tiểu Bang Của Mỹ: Thủ Phủ, Đặc Trưng Và Bí Mật Ít Ai Biết
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in