Viêm amidan là một bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có thể tái phát nhiều lần trong 1 năm, dễ gây biến chứng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Thế nên, hãy khám phá trong bài viết này, những biến chứng nguy hiểm, dấu hiệu nhận biết và cách trị dứt điểm viêm amidan nhé.
Viêm amidan là bệnh lý gì?
Viêm amidan là một bệnh lý phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi và thường gây ra những triệu chứng cho bệnh nhân như đau họng, rát họng, khó nuốt, sốt, ho,… Amidan là 2 tổ chức bạch huyết nằm ở phía sau hầu họng, một cơ quan giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vòm họng khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm.
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm của 2 khối amidan. Khiến amidan sưng lên, kèm theo là hốc mủ trắng. Triệu chứng thường gặp nhất là nuốt đau, rát họng, sốt,… Ngoài ra, khi nuốt, cơn đau có thể cảm nhận lên đến tai, sưng đau hạch cổ. Bệnh lý này cũng có thể xảy ra nhiều lần trong năm, khiến người bệnh giảm đi chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều cách trị dứt điểm viêm amidan hiệu quả như sử dụng thuốc, hay phẫu thuật cắt amidan.
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan là gì?
Một vài dấu hiệu để nhận biết được bệnh lý này, như:
- Hơi thở có mùi: Đến từ việc vi khuẩn tích tụ trong hốc amidan và có dịch mủ tồn động, khiến cho hơi thở có mùi hôi.
- Amidan phì đại: Thường gặp ở trẻ em gặp khó khăn trong việc nuốt, không nói được rõ ràng, ngáy khi ngủ.
- Toàn thân: Trong hốc miệng xuất hiện chấm mủ trắng. Bệnh nhân có hạch bạch huyết trong cổ, đặc biệt là hạch bạch huyết ở thành sau hàm dưới đỏ và đau.
- Phản ứng phụ: Một số phản ứng phụ như sốt, khó tiêu hoá, mệt mỏi, sút cân, đau đầu,…
Cách trị dứt điểm viêm amidan
Tuỳ thuộc vào mức độ của triệu chứng, hay sức khoẻ hiện tại của bệnh nhân, mà phương pháp điều trị có thể thay đổi. Sau đây là 2 cách trị dứt điểm viêm amidan, được chia thành cấp tính và mãn tính:
Cách điều trị viêm amidan cấp tính
Khi người bệnh viêm amidan cấp tính, sẽ thường gặp những triệu chứng như mệt mỏi, nuốt đau, hoặc kèm theo sưng hạch cổ. Đa phần trường hợp mắc viêm amidan cấp tính đến từ nhiễm siêu vi, thường tự khỏi sau 5-7 ngày. Ngoài ra, cách trị dứt điểm viêm amidan chủ yếu là giảm các triệu chứng tại chỗ, và trong trường hợp do vi khuẩn thì có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh. Một số trường hợp hiếm gặp hơn, có thể được bác sĩ chỉ định cắt amidan.
Cách trị dứt điểm viêm amidan mạn tính
Đây là tình trạng kéo dài trên 2 tuần, và có nhiều đợt viêm amidan cấp diễn ra trong 1 năm, thì gọi là viêm amidan mạn tính. Triệu chứng của mạn tính thường trùng lặp với nhiều bệnh lý khác, có thể kể đến như: hôi miệng, vướng họng, rát họng, ho kéo dài,… Thế nên, cách trị dứt điểm viêm amidan mạn tính có thể kết hợp nội khoa và phẫu thuật.
Đối với nội khoa
Thuốc kháng sinh: Đây sẽ là loại thuốc sử dụng điều trị chính khi nguyên nhân đến từ vi khuẩn hoặc viêm amidan bội nhiễm. Điều này sẽ giúp tránh khỏi và ngăn ngừa các biến chứng như viêm cầu thận, viêm cơ tim. Thông thường, trường hợp nhiễm amidan đến từ vi khuẩn chỉ chiếm 15-30%. Mặt khác, trường hợp do virus thì không cần đến điều trị kháng sinh.
Kháng viêm: Thuốc này sẽ hỗ trợ giảm viêm, sưng tại vùng amidan, làm cho người bệnh dễ chịu hơn. Có thể sử dụng ở dạng uống, xịt, có thể kể đến như Corticoid, kháng viêm dạng men(alpha choay)…
Đối với phẫu thuật
Bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng có thể chỉ định phẫu thuật cắt amidan trong một số trường hợp nhất định, như:
- Trẻ em bị viêm amidan 7 đợt một năm, hoặc 5 đợt/năm (2 năm liên tiếp), hoặc 3 đợt/năm (3 năm liên tiếp).
- Bị viêm amidan nặng gây biến chứng áp xe quanh amidan, cần phải phẫu thuật để dẫn lưu mủ từ ổ áp xe.
- Amidan có kích thước quá to, gây cản trở cho sinh hoạt, ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát,… Thì cũng có thể được chỉ định cắt.
Biến chứng của amidan
- Áp xe quanh amidan: Đối với trường hợp viêm amidan nhiều lần có thể dẫn đến áp xe quanh amidan, khiến người bệnh đau họng, khó nuốt, sưng họng , đau đầu, sốt cao, hơi thở có mùi.
- Viêm khớp cấp: Người bệnh có triệu chứng như sưng, đỏ và đau các khớp cổ tay, đau gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể ỏi.
- Viêm cầu thận: Có thể bị viêm cầu thận và chuyển biến thành viêm thận cấp. Bệnh nhân sẽ phù chân, phù mặt, đặc biệt là khi ngủ dậy.
- Rối loạn nhịp thở: Amidan phì đại có thể gây rối loạn nhịp thở, nghiêm trọng hơn có thể gây thiếu oxy gây ra ngạt thở.
Các biện pháp hỗ trợ phục hồi tại nhà
- Uống đủ nước, uống nước ấm: Uống nhiều nước ấm (bao gồm soup và trà), sẽ làm dịu các cơn đau.
- Súc miệng bằng nước muối: Nên sử dụng nước muối an toàn, lành tính, có thể sử dụng súc miệng hàng ngày. Súc miệng, họng 1-2 lần mỗi ngày để giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Hạn chế nói chuyện: Cần hạn chế nói chuyện, trong trường hợp nói nhiều, một vài biến chứng có thể xảy ra: rối loạn giọng nặng, tắt tiếng, khàn giọng.
- Tăng độ ẩm không khí: Không khí khô có thể khiến họng khô và đau rát. Ngoài ra, nên vệ sinh định kỳ máy lọc, điều hoà, máy lạnh để ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc.
- Tránh thực phẩm cứng: Tránh đồ ăn, thực phẩm cứng, vì có thể gây khó chịu và kích ứng, hoặc xước cổ họng. Nên sử dụng món ăn mềm, lỏng như soup, cháo.
- Nghỉ ngơi điều độ: Bạn cần nghỉ ngơi hợp lý, và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, viêm amidan thường không quá nặng, bệnh nhân có thể đi học, đi làm.
- Tránh chất kích thích: Tránh những chất kích thích như rượu, bia, đặc biệt là thuốc lá.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về cách trị dứt điểm viêm amidan. Hy vọng rằng bạn đọc sau khi tham khảo bài viết có thể đưa ra quyết định chính xác nhất. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh trở nặng, hãy lập tức đến ngay bác sĩ để được thăm khám, hỗ trợ một cách kịp thời nhé. Bạn có thể liên hệ phòng khám Quang Hiền tại Đà Nẵng, thông qua:
PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN
- Điện thoại: 0904 773 546
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Website: https://taimuihongdanang.com/
- Zalo: 0904 773 546
- Email: [email protected]