5+ mẫu tranh mặt trống đồng treo tường đẹp xuất sắc
Trống đồng, mặt trống đồng, tranh mặt trống đồng treo tường,… đều mang những nét độc đáo riêng biệt. Theo chân Lê Gia chiêm ngưỡng 5 mẫu tranh mặt trống đồng cực kỳ xuất sắc dưới đây.
1. Tranh mặt trống treo tường đúc đường kính 90cm hoa văn chìm hình bản đồ Việt Nam
Chúng ta có thể bắt gặp được nhiều những họa tiết như: Hình ảnh những ngôi sao, những con chim trên mặt trống, nhạc cụ. Hình ảnh nhà sàn dân tộc, các loại trang phục cổ hay những hoạt động của con người trong đời sống hằng ngày như múa,giã chày gạo, đánh trống. Hay đơn giản hơn là những con vật nuôi thường ngày như gà, chó….
Tranh mặt trống đồng treo tường chế tác tại Lê Gia có đường nét tinh xảo, hoa văn rõ nét. Nhờ vào đội ngũ nghệ nhân chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm với tay nghề cao. Chất liệu chọn lọc tinh túy, chế tạo cẩn trọng, tỉ mỉ. Một “bức họa đồ” dải chữ S sống động như thật. Đó là quê hương, là dân tộc, là tình yêu thổi hồn vào từng nét chạm trổ.
2. Tranh mặt trống đồng treo tường, hoa văn chìm khung hương ta KT 108cm
Phương pháp thủ công với tay nghề điêu luyện. Tranh mặt trống đồng được tạo ra từ chất liệu đồng đỏ, được cân đo đong đếm tỉ mỉ nguyên liệu. Những nét chạm trổ, khắc họa, mô phỏng rõ nét khung cảnh, mặt trống đồng Ngọc Lũ. Bức tranh được treo chính diện trong phòng khách, phòng đón tiếp, phòng họp của các doanh nghiệp. Mang lại sự may mắn, sáng sủa, sự thành công và chắt lọc tinh túy của đất trời.
3. Tranh Mặt trống đồng treo tường hoa sen 217cmx 133cm bằng đồng đỏ màu giả cổ
Tranh mặt trống đồng treo tường này được mô phỏng lại mặt trống đồng Đông Sơn. Khắc họa chi tiết, tinh tế lối sống, khung cảnh sinh hoạt của người Việt Cổ. Đây là sự giữ gìn, lưu truyền và khẳng định về một nền văn minh châu thổ đã qua. Nhưng nó trường tồn theo lịch sử của nhân loại.
“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” hình ảnh hoa sen đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Đó là quốc hoa, là hồn thiêng, là biểu tượng tinh khôi, rực rỡ của dân tộc ta. Lối sống thanh bạch, trong trắng, vượt lên bao chông gai, thử thách của thời đại. Hình ảnh hoa sen mang đến động lực cho gia chủ. Là sự khẳng định, sự tin tưởng. Là nguồn năng lượng dồi dào, tốt đẹp cho công việc, cuộc sống của gia chủ. Vì vậy, bức tranh mặt trống đồng độc đáo này được săn đón nồng nhiệt trong giới đồ đồng vào mỗi dịp tết đến, xuân về.
4. Tranh mặt trống treo tường đúc nổi 88cmx88cm khung hương đá
Chế tác theo phiên bản trống đồng Ngọc Lũ. Tranh mặt trống đúc nổi giữ được nét độc đáo, ý nghĩa về một thời xa xưa trong lịch sử. Lưu truyền về bí ẩn những bộ lạc cổ, vị tù trưởng xa xưa, thần mặt trời, bộ lịch cổ,… Tất cả được chạm khắc từng nét lên bức tranh mặt trống đồng.
Chất liệu đồng nguyên chất, bền bỉ, âm vang. Tranh mặt trống đồng treo tường được thiết kế sáng bóng, sống động, vô cùng kỳ công. Sự đa dạng, cho phép người dùng đặt mua mẫu mã phù hợp.
5. Tranh mặt trống đồng mạ vàng 24k D60 khung gụ 88×88 cm
Một bức tranh tuyệt vời với sự kết hợp của hai loại kim khí là đồng và vàng. Mặt trống được đúc đồng cầu kỳ, phức tạp, với lối hoa văn, phong cách của trống đồng Đông Sơn bản gốc. Chạm trổ thủ công kỳ công trong từng chi tiết. Hình ảnh mặt trời sống động ngay vị trí trung tâm, như vị thần ngày xưa từng bảo vệ bộ lạc qua các thời kỳ. Sự mô phỏng về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, lễ hội, phong tục tập quán mang đậm chất người Việt Cổ. Dấu ấn lịch sử xa xôi trong ngưỡng triều đại của các Vua Hùng. Được dân tộc lưu truyền, giữ gìn cho đến ngày nay.
Mặt trống đồng mạ vàng 24k sáng bóng. Không chỉ tăng sự sang trọng, bắt mắt mà còn mang ý nghĩa phong thủy trong kinh doanh, Vượng tài lộc, công thành danh toại, phú quý may mắn.
Tranh mặt trống đồng treo tường được thiết kế độc đáo, ấn tượng. Sự đa dạng, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại, cho phép khách hàng chọn lựa. Bên cạnh đó, gia chủ có thể đặt theo ý mình thích, các thợ thủ công chuyên nghiệp sẽ thiết kế và tiến hành đúc. Lựa chọn thương hiệu cung cấp đúng đắn, phù hợp để mang lại chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.
Tượng đồng ở Việt Nam – “Di sản” ngàn năm không lãng quên
Tượng đồng ở Việt Nam – minh chứng cho một nền văn minh hàng ngàn năm lịch sử. Là di vật, dấu ấn không thể phai nhòa trong mỗi người dân Việt.
1. Lịch sử tượng đồng ở Việt Nam
1.1. Thời kỳ sơ khai, đúc đồng trong các nền văn minh
Nghề đúc đồng đã có từ lâu trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Không ai biết, thời gian cụ thể là lúc nào, dựa vào khai quật, các nhà sử học đã khẳng định rằng. Đúc đồng đã xuất hiện vào hậu thời kỳ Đá Mới, sơ kỳ thời đồ Đồng. Một quãng thời gian lịch sử tính đến hàng ngàn năm. Đặc biệt, phát triển mạnh dưới thời các vua Hùng.
Thời điểm này, đúc đồng trở thành một ngành nghề trao đổi trong cuộc sống. Ông cha đã tìm tìm ra và sử dụng đồng đỏ, đồng hợp kim nung chảy, đổ khuôn và tạo hình sản phẩm. Chúng là các loại đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, đồ trang trí trong nhà hay các lễ hội. Các loại trống đồng, dụng cụ, phụ kiện, thau, chậu, … được tạo ra và trở thành điều quý giá tuyệt vời cho thời đại.
Người ta đã tìm ra được các di tích, vật thể mang niên đại lâu đời. Trải qua quá trình đo đạc, tìm hiểu, đó là minh chứng còn lại của một thời kỳ văn minh ven sông Hồng lịch sử. Trong các khu bảo tàng đang lưu trữ hàng trăm trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ được khai quật. Đó là di vật của người Việt cổ, dưới các bộ lạc khác nhau. Là chứng minh cho sự tồn tại lâu đời của dân tộc.
1.2. Tượng đồng ở Việt Nam dưới thời kỳ các triều đại phong kiến
Theo thời gian, sự phát triển về chất lượng cuộc sống con người, xã hội. Các triều đại ra đời cũng là thời kỳ đỉnh cao của nghề đúc đồng. Thời kỳ phong kiến, sự khai quật, trao đổi buôn bán, ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng dần được hình thành.
Nghề đúc đồng phát triển rực rỡ ở các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Các dụng cụ, vật liệu từ đồng ngày càng đa dạng, phong phú. Trong đó, có tượng đồng. Tượng đồng trở thành một trong những sản phẩm được chạm khắc. Dùng để tôn vinh, tượng niệm những vị vua, những vị anh hùng của thời đại ấy.
Sự phát triển trong nền văn minh, tạo sự đa dạng hóa trong thế giới đồ kim. Không chỉ đồng Đông Sơn, mà vàng, bạc cũng được sử dụng để đúc. Thao tác chạm trổ trở nên chuyên nghiệp hơn. Các bức tượng phật, tượng anh hùng, chuông cũng được tạo ra. Mang những nét đặc trưng ấn tượng với tiếng vang xa, giòn tan, khánh ngân hơn.
Ấn tượng hơn cả, người được xem là ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam dưới thời nhà Lý. Lý Quốc Sư – một danh tài ba trong kỹ thuật đúc đồng. Ông là người phục hưng lại nền văn hóa đúc đồng cổ xưa của dân tộc ta dưới thời đó.
1.3. Tượng đồng ở Việt Nam thời kỳ hiện đại
Tượng đồng ở Việt Nam cũng trở thành một biểu tượng văn hóa không thể thiếu cho đến thời điểm hiện tại. Khác với thời kỳ xưa, bên cạnh sự đa dạng về mẫu mã sản phẩm. Chất lượng tượng đồng ở Việt Nam cũng được nâng cao lên vượt bậc. Không những cần phải mượt mà, sáng bóng, tỉ mỉ chi tiết, hài hòa tự nhiên. Đồ đồng phải đạt đến cảnh bậc “đồng sắc, đồng khí” thì mới được xem là đạt yêu cầu.
Sự tỉ mỉ trong kỹ thuật truyền thống, kết hợp cùng khoa học công nghệ hiện đại, giúp tăng khả năng tạo ra sản phẩm hoàn mỹ. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các sản phẩm đồ đồng, giữa các làng nghề. Đồng thời, tượng đồng hay các sản phẩm từ đồng phải cạnh tranh với các dụng cụ, vật thể từ nhựa, sắt, vàng, … ngày càng phổ biến.
2. Tượng đồng ở Việt Nam được sản xuất từ đâu?
Tượng đồng ở Việt Nam được chú trọng trong từng chi tiết nhỏ. Tỉ mỉ, kỳ công nên vô cùng bắt mắt, trong trẻo. Sản phẩm thu hút ánh mắt của người nhìn. Hơn hết, khắp tất cả các tỉnh thành của đất nước dải hình chữ S, các nhà thờ, chùa chiền, các miếu thờ,… Đều được đặt tượng thờ bằng đồng. Những bức tượng sống động, ý nghĩa là tất cả tâm huyết của người kiến tạo.
Để lưu giữ những di vật, nghề truyền thống của dân tộc, các làng nghề ra đời và nối tiếp truyền đời. Trong đó, phải kể đến làng nghề Đông Sơn, Đại Bái, Đông Mai, Tân Hòa Đông,… Phần lớn, các làng nghề đều nằm ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ ở nước ta. Bạn có thể tìm mua tượng ở các làng nghề hay các đơn vị cung cấp trực tiếp.
Nơi đây mang dấu ấn cổ xưa. Được sống cùng con sông Hồng lịch sử, sông Mã ngàn năm. Nền văn minh như được tái hiện, giữ gìn và truyền từ đời này sang đời khác.
3. Một số hình ảnh về tượng đồng to nhất ở Việt Nam – món quà quý báu minh chứng cho lịch sử, tài năng của dân tộc.
Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta. Với lòng thành kính biết ơn, thế hệ con cháu đã xây dựng tượng bác để khắc sâu vị cha già dân tộc vào trong tim. Tượng đồng Bác được đặt ở tất cả các tỉnh thành, trường học trong cả nước.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người đóng góp nhiều công lao to lớn, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp theo chân Bác Hồ. Hơn 30 năm trên cương vị Tổng Tư lệnh Quân đội, Bí thư Quân ủy Trung ương, Đại tướng luôn nêu tấm gương sáng về tinh thần cách mạng tiến công. Là vị tướng tài ba, sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, nghệ thuật cầm quân. Tinh thần quyết chiến và quyết thắng, đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn chiến tranh thâm độc của kẻ thù.
Đối với những người thuộc đạo Phật, không còn xa lạ với hình ảnh tượng Phật Thích Ca. Tượng đồng được đúc kỳ công, sáng, lành mang đến sự may mắn, thoải mái, tĩnh tâm cho thờ tụng.
Tượng đồng Thành Hoàng từ đồng đỏ, chất liệu rắn chắc, bền bỉ. Chế tạo kỳ công mang đến sự sang trọng, linh thiêng cho bức tượng.
Tượng đồng ở Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú. Là cái nôi văn minh của nhiều nền văn hóa, trong đó, đúc đồng được thế hệ con cháu càng làng nghề giữ gìn, bảo vệ. Tượng đồng mang nét đặc trưng, dấu ấn rất riêng của người Việt.
- « Previous Page
- 1
- 2
- 3
- 4
- …
- 9
- Next Page »