Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 3 6, 2025 by ModD Leave a Comment

Những trường hợp chống chỉ định khám nội soi là gì?

Phương pháp khám nội soi là một kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh hiện đại và tiên tiến, hỗ trợ trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Để có thể giải đáp những câu hỏi như: “khám nội soi là gì? Khi nào cần nội soi? Hoặc, những lưu ý khi khám nội soi là gì?” Mời bạn đồng hành cùng phòng khám Quang Hiền thông qua bài viết dưới đây.

Khám nội soi là gì?

Khám nội soi là một phương pháp sử dụng kỹ thuật y khoa hiện đại, được ứng dụng nhằm chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Nội soi sẽ được sử dụng ống nội soi, được trang bị đèn và camera. Sau đó, hình ảnh được camera thu lại và trình chiếu lên TV, để bác sĩ có thể thấy những vị trí cần theo dõi bên trong.

Bác sĩ khám nội soi sẽ thông qua các lỗ tự nhiên của cơ thể để có thể chẩn đoán tình trạng một cách chính xác, có thể kể đến như: tai, mũi, họng, hậu môn, cổ tử cung hoặc thông qua những vết cắt trên da để kiểm tra những vị trí khác (đây là phẫu thuật nội soi). Phương pháp khám nội soi không chỉ giúp bác sĩ theo dõi các khu vực bên trong cơ thể, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc lấy dị vật, mẫu sinh thiết.

Tuy nhiên, nội soi chỉ là một phương pháp chẩn đoán. Mặt khác, phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị bao gồm những thủ thuật như cắt bỏ hoặc sửa chữa.

Khi nào cần nội soi?

Câu hỏi được nhiều người đặt ra “những triệu chứng cần khám nội soi là gì?”. Để giải đáp thắc mắc, điều này sẽ tùy thuộc vào các cơ quan, bộ phận cũng như các biểu hiện lâm sàng với nhiều lý do khác nhau. Mà từ đó, bác sĩ có những chỉ định, hướng dẫn khác nhau. Một số triệu chứng cần khám nội soi có thể kể đến như:

  • Đường hô hấp: tai, mũi, họng, phế quản, sẽ phát hiện được viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài, viêm xoang, viêm amidan,… Bạn có thể nhấn vào đây, nếu như thắc mắc liệu nội soi tai, mũi, họng có đau hay không.
  • Đường tiêu hóa gồm: thực quản, dạ dày, đại tràng và ruột non,… Chẩn đoán các bệnh như viêm ruột, viêm loét đại tràng, loét dạ dày, táo bón mãn tính, tắc nghẽn thực quản,…
  • Đường tiết niệu sẽ có bàng quang, niệu quản nhằm phát hiện các khối u ở những vị trí này.
  • Đường sinh sản nữ gồm: cổ tử cung, phụ khoa,… phát hiện sớm bệnh lý ở những vị trí này như ung thư cổ tử cung.
  • Khớp: Khám nội soi khớp sẽ giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh về khớp.
  • Lồng ngực: quan sát các tổn thương bên trong lồng ngực, phổi.

Những trường hợp chống chỉ định khám nội soi là gì?

Tuy đây là phương pháp tiên tiến, hiện đại được ứng dụng cho nhiều đối tượng, tuy nhiên sẽ có một vài trường hợp không thể tiến hành nội soi. Vậy, những trường hợp chống chỉ định khám nội soi là gì? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây:

  • Bệnh nhân già yếu, cơ thể suy nhược nhiều.
  • Có huyết áp thấp (90/60 mmHg)
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người bệnh có các bệnh lý như suy tim nặng, nhồi máu cơ tim, ho nhiều, khó thở, cao huyết áp,…
  • Có vấn đề về tâm thần và cận sự phối hợp của bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
  • Một số trường hợp hiếm gặp như: bệnh nhân có u thực quản hẹp hoặc bị bỏng thực quản do hóa chất.

Tác dụng và vai trò của khám nội soi là gì? 

Bên cạnh những tác dụng thăm khám những vị trí bên trong cơ thể bằng cách quay phim chụp hình. Khám nội soi còn có những tác dụng như:

  • Gắn dụng cụ đặc biệt vào máy nội soi để có thể lấy mẫu sinh thiết (được dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm.
  • Xác định vị trí, loại bỏ dị vật bên trong.
  • Xác định vị trí để lấy mẫu hoặc nhằm loại bỏ khối u.
  • Đặt ống (stent) thông qua tắc nghẽn bên trong các cơ quan tiêu hóa do bệnh lý ung thư hay do hẹp bẩm sinh.

Những lưu ý cần nắm khi khám nội soi

Để chuẩn bị cho quá trình khám nội soi diễn ra suôn sẻ, bệnh nhân sẽ cần nắm một số lưu ý để đảm bảo an toàn như:

Tuân thủ hướng dẫn nhịn ăn và uống

  • Thông thường, tùy vào vị trí nội soi mà người bệnh có thể được yêu cầu nhịn ăn khác nhau. Bệnh nhân nên tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ về thời gian nhịn ăn cụ thể khi thực hiện nội soi.
  • Với nội soi đại tràng, bệnh nhân có thể dùng thuốc nhuận tràng để làm sạch ruột, điều này sẽ được bác sĩ chỉ định.

Thông báo về tiền sử bệnh, thuốc đang dùng ở thời điểm hiện tại

  • Người bệnh sẽ cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh như tim, phổi hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến quy trình khám nội soi.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân cần cung cấp về thuốc đang sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc chống đông như aspirin, insulin, warfarin hoặc clopidogrel bao gồm những thuốc không kê đơn và thảo dược. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra khuyến cáo phù hợp. Một số loại thuốc có thể cần ngưng tạm thời trước khi thực hiện.

Sau khi nội soi, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và theo dõi

  • Nghỉ ngơi: Nên nghỉ ngơi trong quãng thời gian còn lại trong ngày khám nội soi. Ngoài ra, bệnh nhân được gây mê cần nghỉ ngơi 1-2 giờ nếu như dùng thuốc gây mê.
  • Theo dõi: Sau khi nội soi, nếu bệnh nhân gặp các triệu chứng bất thường, hãy chủ động thời gian tái khám, hoặc liên hệ ngay với phòng khám để nhận hướng dẫn kịp thời.
  • Ăn uống: Người bệnh sau khi khám nội soi sẽ được bác sĩ tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn phù hợp. Ví dụ như nội soi họng có thể sẽ cần ăn thức ăn lỏng, mềm như cháo hoặc súp nếu như không còn cảm giác khó chịu.
  • Một số dấu hiệu nguy hiểm: Có một số dấu hiệu nguy hiểm mà bệnh nhân cần báo cho bác sĩ, như: Sốt cao, đau bụng kéo dài, khó chịu không giảm sau một thời gian nghỉ ngơi, cảm thấy khó thở hoặc khó nuốt.

Điều cần chuẩn bị trước khi khám nội soi là gì?

Những điều cần chuẩn bị trước khi khám nội soi có thể là nhịn ăn, uống trước khi thực hiện. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần nhịn ăn bao lâu trước khi làm thủ thuật và có thể ăn các thức ăn lỏng, mềm như cháo, súp hay không. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả vị trí nội soi, và tình trạng hiện tại của người bệnh. Thủ tục khám nội soi thường rất nhanh chóng, rơi vào khoảng 1 giờ để có thể hoàn thành.

Đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc, thì sẽ cần tham khảo, trao đổi ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành nội soi. Thông thường, nội soi sẽ được thực hiện khi người bệnh tỉnh táo, một số trường hợp có thể gây tê vị trí nội soi.

Điều cần làm sau khi khám nội soi là gì?

Bạn sẽ được hướng dẫn, dặn dò bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế sau khi hoàn tất khám nội soi. Ví dụ, bệnh nhân có thể sẽ được nghỉ ngơi từ 1 đến 2 tiếng nếu như thực hiện nội soi bằng cách gây mê. Những hướng dẫn khác như nên ăn, uống gì sau khi nội soi cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phát hiện bất thường sau khi nội soi, người bệnh cần chủ động thời gian tái khám. Đây là một vài biểu hiện bệnh nhân cần báo bác sĩ và chủ động tái khám:

  • Sốt
  • Nôn, nôn ra máu, hoặc chảy máu mũi
  • Khó thở, tức ngực.
  • Cơn đau bụng dữ dội, kéo dài
  • Màu phân thay đổi (đen, đỏ)

Tùy vào vị trí nội soi mà thời gian hồi phục khác nhau, người bệnh cần được nghỉ ngơi trong thời gian còn lại của ngày khám nội soi.

Khám nội soi tai-mũi-họng tại Đà Nẵng

Để lựa chọn một địa chỉ thăm khám nội soi tai, mũi, họng phù hợp. Bạn sẽ cần chú ý đến những yếu tố như: tay nghề bác sĩ, uy tín cơ sở, trang thiết bị máy móc, và quy trình khử trùng ống nội soi.

Đối với khu vực Đà Nẵng, nếu như bệnh nhân có các bệnh lý cần được nội soi ở các vị trí tai, mũi, họng. Thì có thể tham khảo phòng khám Quang Hiền, cơ sở có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị tai, mũi, họng. Phòng khám luôn cam kết đem đến cho bệnh nhân một trải nghiệm, quy trình điều trị tốt nhất cùng với mức giá phù hợp.

Trên đây là bài viết giải đáp các câu hỏi về khám nội soi là gì, cũng như những điều bạn cần biết về khám nội soi. Mong rằng bài viết có thể cung cấp đầy đủ thông tin để đọc giả có thể đưa ra quyết định tối ưu nhất. Nếu bạn có nhu cầu thăm, khám, hoặc nhận hỗ trợ từ phía phòng khám, bạn có thể liên hệ qua hotline cuối trang, hoặc đến trực tiếp địa chỉ tại đây: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 6, 2025 by ModD Leave a Comment

Quy trình nội soi tai mũi họng

Nội soi tai mũi họng được xem là phương pháp hiện đại và tối ưu trong việc theo dõi, quan sát và chẩn đoán các bệnh lý tại các vị trí như tai, mũi và họng. Tuy nhiên, bạn đã biết quy trình nội soi tai mũi họng được diễn ra thế nào không? Khoan đã, bạn đã biết khi nào cần nội soi tai mũi họng chưa? Bài viết này, sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng cần được nội soi, và bên cạnh đó là quy trình nội soi tai mũi họng, để bạn có một góc nhìn cụ thể hơn nhé.

Nội soi tai mũi họng là gì?

Đây là một phương pháp sử dụng ống optic có đầu vát linh hoạt từ 0-75 độ, hay còn gọi là ống nội soi chuyên dụng. Ống nội soi sẽ được trang bị camera, đi kèm là kính chuyên dụng ở 2 đầu, được dùng để kiểm tra lớp niêm mạc bên trong những vùng tai, mũi, họng và quan sát các tổn thương bên trong. Đối với trường hợp nội soi tai, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm đi trực tiếp vào tai. Hoặc bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào mũi và đi xuống họng, thanh quản, đối với trường hợp còn lại.

Hình ảnh của vị trí nội soi sẽ được camera thu lại và hiển thị lên màn hình tivi. Từ đó, bác sĩ có thể kiểm tra, thăm khám và quan sát các khu vực đang bị tổn thương. Tại Việt Nam, phương pháp này đã được ứng dụng phổ biến từ những năm 2000. Nhờ vậy, bác sĩ không cần dùng những thiết bị y tế đơn giản như đèn Clar.

Kỹ thuật nội soi tai mũi họng sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện kịp thời các bệnh lý ở các khu vực này trước khi tình trạng trở nặng. Các bệnh lý có thể kể đến như: viêm amidan, ung thư vòm họng, tắc vòi nhĩ, viêm xoang, viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài,… Từ đó, bác sĩ có thể quan sát một cách rõ ràng, và đưa ra những chẩn đoán và giải pháp phù hợp cho bệnh nhân.

Khi nào nên nội soi tai mũi họng?

Trước khi đến với quy trình nội soi tai mũi họng, bạn cần phải nắm rõ các triệu chứng dưới đây. Để từ đó, có thể trình bày với bác sĩ một cách rõ ràng, điều này sẽ giúp quy trình nội soi tai mũi họng diễn ra một cách nhanh chóng.

Đối với các triệu chứng tai:

  • Có dị tật ở tai như tai nhỏ, cấu trúc tai bất thường.
  • Tai chảy mủ hoặc ngứa tai.
  • Có cảm giác ù tai, nghe tiếng ve kêu bên trong.
  • Khả năng nghe suy giảm.
  • Điếc đột ngột.

Đối với triệu chứng mũi:

  • Nghẹt mũi, phải thở bằng miệng.
  • Chảy máu mũi
  • Nói giọng mũi, chảy nước mũi xanh.
  • Gặp dị tật ở mũi.
  • Mắc viêm xoang (đã chụp CT hoặc X-quang), nội soi để có thể tìm ra nguyên nhân gây viêm.

Đối với triệu chứng họng:

  • Đau họng, ngứa họng lâu ngày (có thể kèm theo mủ).
  • Ho liên tục trong nhiều ngày không khỏi (đã ứng dụng nhiều phương pháp điều trị).
  • Khô miệng, khó nuốt, cảm thấy nghẹn khi nuốt.
  • Xuất hiện mùi hôi bất thường ở vùng miệng.
  • Có triệu chứng khan tiếng kéo dài.
  • Cảm thấy hụt hơi khi nói.
  • Có hạch nổi ở góc hàm, hạch nhỏ và không có cảm giác đau đớn.
  • Ho có máu.

Nếu bạn có những triệu chứng trên, bạn cần thăm khám bác sĩ để có thể đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu quy trình nội soi tai mũi họng, để có thể chuẩn bị một cách chu đáo hơn.

Quy trình nội soi tai mũi họng

Khi nhắc đến nội soi tai mũi họng, chắc hẳn mọi người sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi, băn khoăn. Để xoa dịu nỗi lo lắng, dưới đây là quy trình nội soi tai mũi họng, bao gồm trước, trong và sau:

Trước khi nội soi tai mũi họng

Đội ngũ điều dưỡng sẽ tiến hành sát khuẩn tay, sau đó là sát khuẩn ống nội soi. Tiếp theo, đội ngũ sẽ mang găng tay, khẩu trang y tế và hướng dẫn bệnh nhân đến vị trí nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành nói rõ cho bệnh nhân về thủ thuật sau khi mang găng tay và khẩu trang y tế.

Bệnh nhân sẽ không cần quá nhiều sự chuẩn bị, vì đây là thủ thuật khá đơn giản và nhanh chóng. Nhưng nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ, hãy đảm bảo có phụ huynh đi kèm để từ đó quy trình nội soi tai mũi họng diễn ra được suôn sẻ.

Quy trình nội soi tai mũi họng

Đối với quy trình nội soi tai mũi họng, mỗi vị trí sẽ có quy trình khác nhau. Thế nên, phòng khám Quang Hiền muốn chia sẻ cụ thể và chi tiết ở mỗi vị trí:

Tai: Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn ngồi thẳng lưng, sau đó đưa ống nội soi theo hướng trục ống tai ngoài. Từ đó, bác sĩ có thể quan sát các vị trí như ống tai ngoài, màng nhĩ, và cán xương búa. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng nội soi tai có đau không, thì nội soi tai chỉ có cảm giác khó chịu, chứ không gây quá nhiều đau đớn.

Mũi: Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn ngồi ở tư thế ngã đầu ra phía sau (ngã ra khoảng 15 độ). Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng thuốc co mạch, thuốc tê bôi lên bông gòn và đặt lên vị trí mũi trong vòng 5 phút. Sau đó, ống nội soi sẽ được đưa từ trước ra sau để đi vào mũi, quan sát cấu trúc bên trong và các ngóc ngách của mũi. Tuỳ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, mà bác sĩ có thể chỉ định làm sạch bệnh tích, hút máu, nhầy trong mũi và bấm sinh thiết.

Họng-thanh quản: Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn ngồi thẳng, 2 chân thả lỏng. Ống nội soi sẽ được bác sĩ đưa vào trên bề mặt lưỡi từ ngoài vào trong họng. Từ đó, bác sĩ sẽ quan sát bề mặt lưỡi, eo họng, lưỡi gà, amidan,… Trong một số trường hợp, có thể sử dụng thuốc tê khi nội soi họng.

Xuyên suốt quy trình nội soi tai mũi họng, người bệnh cần hợp tác chặt chẽ, và lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ. Thời gian trung bình nội soi họng bằng ống mềm tương đối nhanh, khoảng từ 2-5 phút.

Sau khi hoàn tất 

Sau khi quy trình nội soi tai mũi họng kết thúc, ống nội soi sẽ được sát khuẩn, khử trùng. Bệnh nhân sẽ cần chờ vài phút để nhận kết quả kiểm tra. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý vệ sinh, giữ gìn sức khỏe tai, mũi, họng một cách chủ động. 

Đặc biệt, nếu như sau khi hoàn thành quy trình nội soi tai mũi họng mà có những dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần chủ động sắp xếp thời gian tái khám.

Ăn uống bình thường sau khi sử dụng thuốc tê: khoảng 1-2 giờ, để đảm bảo phản xạ nuốt đã hoàn toàn trở lại bình thường.

Các trường hợp không nên thực hiện nội soi tai mũi họng

  • Bệnh nhân đang có tình trạng xuất huyết nghiêm trọng trong khoang mũi hoặc họng.
  • Chấn thương nặng vùng mặt hoặc hàm mặt chưa được xử lý.
  • Tình trạng viêm nhiễm cấp tính nghiêm trọng trong khoang mũi hoặc họng.
  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thuốc gây tê.
  • Tình trạng bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp nặng.
  • Các dị vật lớn hoặc vật cản trong tai, mũi, họng (việc có dị vật lớn, khi cố gắng đưa dụng cụ nội soi vào có thể khiến tổn thương thêm.)

Lưu ý trước khi nội soi tai mũi họng

Để quy trình nội soi tai mũi họng diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, bạn nên lưu ý những điều này:

  • Bác sĩ sẽ chỉ định nội soi tuỳ thuộc theo tình trạng bệnh của bệnh nhân.
  • Quy trình nội soi tai mũi họng diễn ra rất an toàn, tuy nhiên bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp việc nội soi diễn ra nhanh chóng.
  • Mặc dù nội soi tai mũi họng thường an toàn, vẫn có một số rủi ro nhỏ như khó chịu, chảy máu nhẹ hoặc phản xạ nôn.
  • Nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ, phụ huynh cần hợp tác cùng bác sĩ để giải thích cho con em. Chuẩn bị cho con em mình một tinh thần tốt nhất trước khi nội soi.
  • Bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu như có những vấn đề về sức khoẻ trước khi tiến hành quy trình nội soi tai mũi họng.
  • Nên ở lại trong vòng 30 phút sau khi hoàn thành quy trình nội soi tai mũi họng, điều này sẽ giúp bác sĩ có thể theo dõi nếu có bất thường xảy ra.
  • Cần tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau quy trình nội soi tai mũi họng. Và quay lại phòng khám nếu như có triệu chứng bất thường xảy ra.

Trên đây là bài viết về quy trình nội soi tai mũi họng, mong rằng bài viết có thể cung cấp đầy đủ thông tin để từ đó bạn có thể đưa ra quyết định chính xác nhất. Bạn có thể nhận tư vấn, hướng dẫn từ phòng khám Quang Hiền thông qua hotline được đặt ở cuối trang. Hoặc nếu muốn thăm, khám hoặc nhận hướng dẫn trực tiếp, bạn có thể thông qua địa chỉ sau: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 6, 2025 by ModD Leave a Comment

Viêm họng cấp và các triệu chứng để nhận biết

Viêm họng cấp là một tình trạng phổ biến mà nhiều người mắc phải, gây ra các triệu chứng khó chịu như đau rát, sốt và mệt mỏi. Khi gặp phải tình trạng này, bất cứ người bệnh nào cũng muốn điều trị dứt điểm và nhanh khỏi bệnh. Vậy viêm họng cấp bao lâu thì khỏi và tùy thuộc vào những yếu tố nào. Bài viết sau đây sẽ cùng các bạn khám phá về vấn đề này.

Viêm họng cấp và các triệu chứng để nhận biết

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc và mô dưới niêm mạc của họng, có thể ảnh hưởng đến họng miệng, họng mũi và/hoặc hạ họng. Viêm họng cấp tính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc họng miệng, thường đi kèm với viêm amidan (amidan khẩu cái). Đây là bệnh lý hô hấp phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng thường gia tăng vào mùa đông khi thời tiết thay đổi. Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng dễ nhận biết như:

  • Sốt cao lên tới 39 – 40 độ C.
  • Đau họng: Người bệnh cảm thấy đau, rát khi nuốt, với cảm giác khô nóng ban đầu dần chuyển thành đau rát tăng lên khi nuốt, ho hoặc nói.
  • Đau tai: Cảm giác đau nhói có thể lan lên tai khi nuốt.
  • Chảy mũi: Thường đi kèm với chảy mũi nhầy và tắc mũi.
  • Triệu chứng do virus cúm: Nếu viêm họng do virus cúm, các triệu chứng có thể nặng nề hơn, bao gồm nhức đầu, đau rát họng, sốt cao, đau cơ và mệt mỏi.
  • Bệnh nhân có thể thấy tiếng nói khàn nhẹ, ho khan, và hai amidan có thể viêm to, trên bề mặt có chất nhầy trong, đôi khi có bựa trắng giống như nước cháo. Hạch cổ cũng có thể bị sưng.

Điều trị viêm họng cấp bao lâu thì khỏi?

Tình trạng viêm họng cấp do virus thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt, bệnh sẽ tự khỏi và các triệu chứng sẽ nhanh chóng giảm dần. 

Tuy nhiên, viêm họng cấp bao lâu thì khỏi cũng tùy thuộc vào thể trạng từng bệnh nhân. Một số trường hợp bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn và nặng nề hơn. Trong những trường hợp này, viêm họng cấp có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm phế quản và thậm chí trở thành viêm họng mạn tính. Đặc biệt, nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes), bệnh nhân có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như thấp tim và viêm cầu thận cấp.

Những yếu tố quyết định đến viêm họng cấp bao lâu thì khỏi

Thời gian hồi phục từ viêm họng cấp không chỉ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Dưới đây là những yếu tố chính quyết định đến thời gian khỏi bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân viêm họng cấp là yếu tố quyết định viêm họng cấp bao lâu thì khỏi. Có thể bệnh nhân mắc bệnh do virus hoặc vi khuẩn. Viêm họng do virus thường có xu hướng tự khỏi trong thời gian ngắn, trong khi viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là do liên cầu nhóm A, có thể yêu cầu điều trị bằng kháng sinh và có thể kéo dài hơn.

Tình trạng sức khỏe tổng quát ảnh hưởng đến viêm họng cấp bao lâu thì khỏi

Trẻ em, người cao tuổi hoặc những người mắc bệnh mãn tính là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, có thể hồi phục lâu hơn khi bị viêm họng cấp, do cơ thể không đủ sức chống lại nhiễm trùng hiệu quả. 

Ngoài ra, thói quen sinh hoạt hàng ngày như chế độ ăn uống, giấc ngủ và mức độ stress có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi. Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó rút ngắn thời gian hồi phục.

Thời gian nhận diện và điều trị

Thời điểm bệnh nhân nhận diện triệu chứng và tiến hành điều trị cũng là một yếu tố quyết định đến viêm họng cấp bao lâu thì khỏi. Nếu được khám và điều trị sớm, khả năng hồi phục nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu để lâu mà không can thiệp, bệnh có thể phát triển nặng và kéo dài thời gian điều trị. 

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ viêm họng cấp, hãy đến ngay phòng khám Tai Mũi Họng Quang Hiền để được thăm khám và điều trị. Phòng khám có đội ngũ bác sĩ tai mũi họng giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn tận tình về tình trạng sức khỏe của bạn. Bác sĩ sẽ khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm họng và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Tại đây, các bác sĩ sử dụng các thiết bị y tế hiện đại giúp việc chẩn đoán nhanh chóng và chính xác hơn. Điều này không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn đảm bảo bạn nhận được sự chăm sóc tốt nhất. Bạn sẽ được tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm cả thuốc kháng sinh (nếu cần thiết) và các biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ hồi phục.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị được áp dụng cũng ảnh hưởng đến viêm họng cấp bao lâu thì khỏi. Điều trị đúng cách và kịp thời, bao gồm việc sử dụng thuốc theo chỉ định có thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng hơn. Phác đồ điều trị viêm họng cấp được bác sĩ chỉ định dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là virus, bệnh thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày và các triệu chứng sẽ giảm dần để tự khỏi. Ngược lại, nếu viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn liên cầu, bệnh có thể kéo dài hơn và cần điều trị kháng sinh để tránh biến chứng.

  • Điều trị kháng sinh: Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A, việc điều trị kháng sinh có thể được chỉ định. Các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm beta-lactam, Macrolides, và trong một số trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng Quinolones.
  • Điều trị triệu chứng: Bên cạnh việc điều trị nguyên nhân, người bệnh viêm họng cấp cũng cần giảm triệu chứng bằng các loại thuốc như Paracetamol. Lưu ý không nên sử dụng Aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên do nguy cơ hội chứng Reye.
  • Điều trị tại chỗ: Chăm sóc và vệ sinh mũi họng là rất quan trọng trong quá trình điều trị viêm họng. Người bệnh có thể súc miệng và họng bằng nước muối sinh lý (NaCl 0.09%) để làm dịu và giảm viêm. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng tốt và xì mũi để loại bỏ dịch nhầy sẽ giúp thông thoáng đường thở, có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi.

Viêm họng cấp bao lâu thì khỏi phù thuộc một phần vào việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà

Những biện pháp chăm sóc đúng cách không chỉ giúp giảm bớt triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng. Dưới đây là một số hoạt động mà bệnh nhân và người nhà cần chú ý. Những biện pháp này sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và hỗ trợ quá trình hồi phục:

  • Sử dụng thuốc hạ sốt như Paracetamol khi nhiệt độ cơ thể đạt 38,5 độ C trở lên.
  • Nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giữ cơ thể luôn được hydrat hóa.
  • Vệ sinh họng và súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Bù nước và chất điện giải nếu có sốt cao.
  • Chườm ấm nách, cổ, tay chân: điều này giúp giãn nở lỗ chân lông, cải thiện lưu thông máu và giúp tản nhiệt, từ đó giảm nhiệt độ cơ thể.

Kết luận

Thời gian viêm họng cấp bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ nguyên nhân gây bệnh cho đến tình trạng sức khỏe và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân. Để rút ngắn thời gian hồi phục, việc nhận diện triệu chứng sớm và điều trị đúng cách là rất quan trọng. 

Cần tránh lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng cấp, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh là do virus. Việc sử dụng kháng sinh không chỉ không hiệu quả trong những trường hợp này mà còn có thể dẫn đến nhiều tác hại, như phát triển kháng thuốc, làm giảm hiệu quả của các loại thuốc trong tương lai. Liên hệ ngay với phòng khám Tai Mũi Họng Quang Hiền qua Zalo để được thăm khám và chữa trị kịp thời bạn nhé.

Filed Under: Uncategorized

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 59
  • 60
  • 61
  • 62
  • 63
  • 64
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: [Cập Nhật 2025] Dịch Vụ Tư Vấn Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện Cho Doanh Nghiệp FDI
  • Bảo vệ: Quản Trị Rủi Ro Doanh Nghiệp: Chiến Lược Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp FDI Tại Việt Nam
  • Bảo vệ: Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp Là Gì? 5 Sự Thật Và Lộ Trình 7 Bước Thành Công Cho Doanh Nghiệp FDI
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in