Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 3 7, 2025 by ModD Leave a Comment

Khi nào cần đi nội soi viêm tai giữa?

Viêm tai giữa là một căn bệnh khá phổ biến, đa phần gặp ở trẻ em. Nếu không phát hiện và đưa ra hướng giải quyết kịp thời, bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nếu người bệnh gặp những dấu hiệu, hoặc nghi ngờ viêm tai giữa, có thể đề xuất bác sĩ nội soi viêm tai giữa.

Phương pháp nội soi là gì?

Nội soi tai được thực hiện bằng ống soi cứng chuyên dụng (rigid endoscope) có đường kính nhỏ, được thiết kế đặc biệt cho ống tai. Ống soi này được kết nối với hệ thống camera và nguồn sáng hiện đại, cho phép bác sĩ quan sát rõ ràng các cấu trúc bên trong tai thông qua màn hình độ phân giải cao. Các ống soi với góc nhìn khác nhau (0°, 30°, 70°) giúp khám toàn diện màng nhĩ và các cấu trúc xung quanh, từ đó có thể chẩn đoán chính xác các bệnh lý tai giữa.

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa rất phổ biến, thường gặp ở trẻ em. Đây là triệu chứng viêm hệ thống hòm nhĩ và xương chũm của tai. Mặc dù không gây ra ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng không được phát hiện, hay không có biện pháp chữa trị kịp thời thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Trong số đó còn liên quan đến não.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này có thể bắt nguồn từ viêm nhiêm như: viêm xoang; viêm mũi họng; viêm Va,… Một số trường hợp như viêm vòm mũi họng, chấn thương áp lực khiến thủng màng nhỉ, hoặc tắc vòi nhĩ cũng là lý do dẫn đến tình trạng viêm tai giữa.

Có bao nhiêu loại viêm tai giữa?

Viêm tai giữa cấp tính: Đây là tình trạng viêm nhiễm diễn ra nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn. Biểu hiện của cấp tính là thường đau nhức, giảm thính lực, đôi khi kèm theo sốt. Ở cấp tính, viêm tai giữa có thể có hoặc không có mủ.

Viêm tai giữa mạn tính

Đây là tình trạng viêm kéo dài, hoặc tái phát nhiều lần, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng, cấu trúc của tai giữa. Các triệu chứng bao gồm, suy giảm thính lực kéo dài, ù tai, hoặc có cảm giác đầy trong tai. Khác với cấp tính, viêm tai giữa mạn tính sẽ thường xuất hiện dịch mủ, và có thể gây ra thủng màng nhĩ.

Viêm tai giữa có mủ và không mủ

  • Có mủ: Tai giữa nhiễm trùng, hình thảnh mủ và có nguy cơ gây ra thủng màng nhĩ, hoặc tổn thương chuỗi xương con.
  • Không mủ: Ở tình trạng này sẽ thường ít gây đau đớn hơn, nhưng vẫn có thể dẫn đến tắc nghẽn và giảm thính lực.

Cơ chế bệnh sinh qua vòi nhĩ

Vòi nhĩ đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì áp lực ổn định đối với hòm nhĩ và môi trường bên ngoài. Khi chức năng này rối loạn, tai giữa sẽ dễ nhiễm trùng, tổn thương hơn

  • Tắc nghẽn cơ học: Cản trở lưu thông không khí trong vòi nhĩ, khiến áp lực mất ổn định, gây viêm nhiễm.
  • Rối loạn chức năng mở: Vòi nhĩ không mở đúng cách, gây mất đi sự ổn định của áp lực hòm nhĩ.
  • Rối loạn chức năng đóng: Khi vòi nhĩ không hoàn toàn được đóng lại. Vi khuẩn lúc này có thể đi vào hòm nhĩ, gây viêm nhiễm.

Triệu chứng viêm tai giữa

  • Trẻ em: Thường xuất hiện triệu chứng quấy khóc, kéo tai, day tai, khó ngủ, sốt, giảm phản ứng với âm thanh.
  • Người lớn: Đau tai, suy giảm khả năng nghe, cảm giác đầy tai và đôi khi có mủ chảy ra.

Lưu ý: Đối với một số trường hợp ở trẻ em và người lớn mắc phải viêm khoang tai giữa (hòm nhĩ), có thể lan đến xương chũm và ảnh hưởng đến màng nhĩ.

Khi nào cần đi nội soi viêm tai giữa?

Đối với những dấu hiệu cần nội soi viêm tai, chúng ta thường chia thành 2 đối tượng là người lớn và trẻ em. Vì 2 đối tượng này sẽ có những triệu chứng của viêm tai giữa khác nhau, cụ thể:

Trẻ em

  • Bỏ bú, quấy khóc hoặc nôn trớ,…
  • Đối với trẻ đủ nhận thức sẽ kêu đau tai
  • Đối với trẻ nhỏ hơn có thể chỉ lắc đầu hoặc thọc tay vào tai thường xuyên.
  • Giảm thính lực đột ngột
  • Thay đổi màng nhĩ (đỏ, phồng, co rút)
  • Dịch trong hòm nhĩ

Người lớn

  • Triệu chứng đầu tiên là đau tai, xuất hiện nhiều lần trong ngày. Thỉnh thoảng giật, nhói gây khó chịu.
  • Đau tai có thể lan lên đầu, tê cứng 2 bên và sờ vào thấy nóng.
  • Tai bị ù, suy giảm thính lực
  • Dịch mủ chảy ra từ trong tai từng đợt, đặc biệt chảy nhiều khi thay đổi thời tiết, có màu vàng và mùi hôi.

Quy trình nội soi viêm tai

Viêm tai giữa có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng có thể kể đến như thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, hay gián đoạn chuỗi xương con,… suy giảm thính lực của em. Nhằm giảm thiểu biến chứng, thủ thuật nội soi là điều thiết để có thể phát hiện kịp thời.

Trước đó, bệnh nhân có thể được yêu cầu vệ sinh ống tai ngoài, loại bỏ chất nhầy và bụi bẩn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng thiết bị ống nội soi chuyên dụng, được gắn đèn và camera đưa nhẹ nhàng vào ống tai. Sau đó, quan sát các khu vực như màng nhĩ, chuỗi xương con, ống tai giữa, cán búa. 

Các hình ảnh lúc náy sẽ được camera thu lại và chiếu lên màn hình Tv. Giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi, quan sát những vị trí bất thường.

Nội soi viêm tai giữa có đau không?

Nếu đây là vấn đề bạn đang lo lắng thì câu trả lời là không đau. Việc nội soi viêm tai không hề đau đớn nhờ vào trang thiết bị y tế hiện tại. Ống nội soi được sử dụng rất nhỏ so với tai. Ngoài ra, khi nội soi bác sĩ cũng sẽ thực hiện rất thuận lợi và nhanh chóng nhờ vào sự lành nghề.

Vì thế, nội soi thường chỉ gây cảm giác khó chịu nhẹ, chứ không hề gây ra đau đớn. Trong trường hợp bạn cảm thấy rất nhiều đau đớn, có thể bạn đã chọn nhầm địa chỉ kém chất lượng, thiết bị lạc hậu. 

Tuy không gây nhiều đau đớn, nhưng sẽ có một số trường hợp cần gây tê tại chỗ, bao gồm: Có lịch sử đau, nhạy cảm ở khu vực tai, khó khăn trong việc phối hợp (trẻ em), nội soi kéo dài, phức tạp, có tiền sử chấn thương hoặc bệnh lý,…

Lưu ý khi nội soi viêm tai

Một vài lưu ý khi đi nội soi:

  • Chuẩn bị tâm lý trước khi nội soi: Nên lựa chọn cơ sở uy tín. Sau đó, trao đổi với bác sĩ rõ ràng về vấn đề sức khỏe ở thời điểm hiện tại, bao gồm: thuốc đang sử dụng. Đối với trẻ em, cần nói rõ ràng và chuẩn bị tâm lý cho trẻ thật vững.
  • Giữ tinh thần thoải mái, phối hợp: Trong quá trình nội soi, hãy giữ tâm lý thoải mái, tránh cử động đột ngột. Đối với trẻ, hãy chuẩn bị tâm lý cho trẻ ngồi yên, hợp tác với bác sĩ để quá trình diễn ra suôn sẻ.
  • Theo dõi những dấu hiệu bất thường sau khi nội soi: Sau khi nội soi, bạn sẽ cần nghỉ ngơi và trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì hãy chủ động liên hệ bác sĩ để thăm, khám.

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai cho người lớn và trẻ em

Vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên trẻ nhỏ sẽ cần bảo vệ toàn diện hơn. Theo thống kế tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc viêm tai giữa lên đến 86,1% đối với trẻ em (trên 13 tuổi) với việc tiếp xúc khói thuốc lá. Tuy nhiên, thì người lớn cũng cần phòng ngừa bệnh lý này, nhưng đầu tiên, hãy đến với trẻ nhỏ trước:

Đối với trẻ nhỏ:

  • Tiêm vacxin cho trẻ nhỏ: Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin. Quy trình này nên được thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng tai.
  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay không những ngăn ngừa các bệnh viêm, nhiễm hiệu quả mà còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh tai mũi họng rất tốt. Hãy đảm bảo tay của con em được rửa sạch trong mỗi lần, và thời gian rửa không dưới 20 giây.
  • Sửa thành khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ theo hướng dẫn của WHO
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, đặc biệt là thuốc lá, hay môi trường không đảm bảo vệ sinh.
  • Điều trị viêm VA, viêm mũi họng
  • Chỉnh hình vách ngăn nếu cần
  • Kiểm soát dị ứng

Đối với người lớn:

  • Vệ sinh tai thường xuyên. Nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh tổn thương niêm mạc.
  • Hạn chế nước vào tai khi bơi, tắm. Bằng cách sử dụng nút tai để tránh nước vào tai để hạn chế nguy cơ viêm, nhiễm. 
  • Rửa tay trong vòng 20s cùng xà phòng, nước sạch.

Phòng khám tai mũi họng tại Đà Nẵng

Đến với phòng khám tai mũi họng Quang Hiền. Bạn sẽ được trải nghiệm quy trình khám được ứng dụng trang, thiết bị y tế hiện đại. Cùng với đó là 10 năm kinh nghiệm của bác sĩ Quang trong việc điều trị bệnh lý tai, mũi, họng. Đặc biệt, thế mạnh của bác là phẫu thuật tai xương chũm (độ khó cao).

Nếu như bạn vô tình mắc phải bệnh lý trên, và cần nội soi hoặc điều trị. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline đặt ở cuối trang, hoặc qua Zalo. Hoặc, đến trực tiếp địa chỉ tại: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng.

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về nội soi viêm tai giữa. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, để bạn đọc có hướng giải quyết phù hợp và kịp thời. Trong trường hợp, nếu bạn mắc những dấu hiệu trên, hãy liên hệ với phòng khám, bác sĩ gần nơi cư trú để có thể thực hiện thủ thuật nội soi viêm tai nhé.

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 7, 2025 by ModD Leave a Comment

Lưu ý khi nội soi tai mũi họng

Hiện nay, phương pháp nội soi tai mũi họng được ứng dụng rất rộng rãi. Nhờ vào việc nội soi có thể phát hiện và chẩn đoán sớm các dấu hiệu bệnh lý tại những khu vực như tai, mũi, họng. Từ đó, có thể đưa ra giải pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng tham khảo qua những lưu ý khi nội soi tai mũi họng trong bài viết hôm nay nhé.

Phương pháp nội soi tai mũi họng là gì?

Nội soi tai mũi họng là một phương pháp được các bác sĩ chuyên ngành tai, mũi, họng sử dụng để phát hiện những bệnh lý, bất thường ở những khu vực này. Kỹ thuật này sẽ cần đến ống nội soi chuyên dụng, đưa ánh sáng vào trong những khu vực này, để có thể quan sát rõ hơn. Sau đó, hình ảnh nội soi sẽ được trình chiếu lên camera TV, để bác sĩ có thể theo dõi một cách chính xác.

Phương pháp nội soi sẽ có thể phát hiện:

  • Dị vật bên trong tai, mũi hoặc họng
  • Một số vấn đề về tai, như viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, điếc tai, có khối u bên trong,…
  • Phát hiện bệnh lý về mũi như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, lệch vách ngăn mũi,…
  • Những vấn đề liên quan đến vùng họng như: Viêm amidan, viêm dây thanh quản, viêm vòm họng,…

Có những phương pháp nội soi nào?

-Nội soi cứng (rigid endoscope): Nội soi cứng sẽ sử dụng máy nội soi Karl storz, cùng với nguồn sáng Halogen. Nội soi cứng thường dùng cho những vị trí dễ tiếp cận, như tai mũi họng hoặc khớp gối. Vì có cấu trúc cứng, nên nội soi này thường phù hợp với những thủ thuật yêu cầu chính xác cao, nhưng không yêu cầu quá nhiều sự linh hoạt.

-Nội soi mềm (flexible endoscope): Đây là loại ống được thiết kế với độ mềm dẻo cao, có thể linh hoạt trong các ngõ ngách của cơ thể. Phù hợp cho những vị trí cần đi sâu vào trong và yêu cầu linh hoạt, như nội soi tiêu hoá, hoặc đường hô hấp. Nội soi ống mềm sẽ cho phép thăm khám những khu vực sâu hơn, nơi mà ống nội soi cứng không thể tiếp cận.

Khi nào cần nội soi tai mũi họng?

Một số người có bệnh lý về tai, mũi, họng. Thường xuyên cảm thấy khó chịu, nhưng không biết nguyên nhân đến từ đâu. Vì thế, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, nếu nghi ngờ, hoặc mắc phải những triệu chứng dưới đây.

  • Ù tai, đau tai hoặc tai bị chảy mủ.
  • Thính lực kém, điếc đột ngột.
  • Triệu chứng của viêm xoang như đau đầu, hắt hơi, hoặc chảy nước mũi,…
  • Chảy máu mũi, dịch mũi thường xuyên.
  • Sụt cân đột ngột không biết nguyên nhân.
  • Ho liên tục nhiều ngày không khỏi.
  • Đau họng, ngứa họng, và có thể kèm theo mủ.
  • Nói chuyện bị hụt hơi, và bị khàn tiếng kéo dài.
  • Phát hiện hạch cổ ở góc hàm, hạch nhỏ và không đau.
  • Có dị vật bên trong tai, mũi, hoặc họng.
  • Có triệu chứng nghẹt mũi, khi nằm thì tình trạng trở nên tồi tệ hơn, chảy mũi xanh,…

Tại sao nên nội soi tai mũi họng?

Nhằm giải đáp băn khoăn, hãy cùng đi sâu hơn vào lợi ích của nội soi. Đây là phương pháp giúp bác sĩ có thể nhận thấy được những nơi rất sâu bên trong vùng tai, mũi, họng với các ống optic. Sau đó, hình ảnh bên trong sẽ được camera thu lại và trình chiếu lên màn hình Tv. Từ đó, bác sĩ có thể nhận thấy tình trạng viêm nhiễm, và nhận ra những sự biến đổi về kích thước, màu sắc.

Kỹ thuật nội soi sẽ đem lại những góc nhìn, hình ảnh cụ thể về vị trí, khu vực nội soi. Từ đó, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Quy trình nội soi tai mũi họng

Đối với nội soi tai

Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn ngồi thẳng lưng, tư thế đầu nghiêng về phía đối diện tai cần nội soi. Kéo vành tai lên trên và ra sau để làm thẳng ống tai ngoài. Sau đó sẽ được bác sĩ đưa ống nội soi theo trục ống tai ngoài. Nhằm quan sát màng nhĩ, ống tai ngoài, cán búa. Một số trường hợp có thể cần làm sạch ống tai trước khi nội soi, như: có nhiều ráy tai, dịch tiết, nghi ngờ nhiễm trùng hoặc viêm tai,… 

Đối với nội soi mũi

Bệnh nhân lúc này sẽ được hướng dẫn ngả đầu ra một góc 15 độ. Tiếp theo bác sĩ sẽ dùng bông gòn đã được tẩm thuốc co mạch và thuốc tê vào trong mũi người bệnh (khoảng 5 phút). Sau đó sẽ được ống nội soi vào mũi, và hiển thị hình ảnh lên màn hình Tv.

Đối với họng – thanh quản

Lúc này, bệnh nhân cần ngồi thẳng thẳng lưng và 2 chân buông thẳng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi để quan sát khu vực bên trong họng.

Sau khi hoàn tất 

Sau khi quá trình nội soi hoàn thành, ống nội soi sẽ được đội ngũ điều dưỡng mang đi sát khuẩn, khử trùng. Người bệnh cần chờ vài phút để nhận kết quả nội soi, và sau đó có thể ra về.

Đặc biệt, nếu như sau khi hoàn thành quy trình nội soi nhưng có những dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần chủ động liên hệ bác sĩ chuyên khoa.

Nội soi tai mũi họng có tai biến không?

Hiện nay, nhờ vào công nghệ tiên tiến nên hầu hết những ca nội soi tai mũi họng diễn ra rất suôn sẻ, không gây đau đớn. Nhờ vào ống nội soi mềm, mà thủ thuật nội soi đã không còn gây ra cảm giác đau rát hay nhiều khó chịu như thế hệ trước.

Tùy theo vị trí nội soi, mà thời gian nội soi có thể thay đổi, nhưng hầu hết đều diễn ra rất nhanh chóng. Ít xảy ra tai biến, điều mà chỉ xảy ra khi bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, hoặc người bệnh cử động mạnh. Đặc biệt thường thấy ở trẻ em, và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, nhẹ có thể chảy máu, đến trường hợp nặng có thể thủng màng nhĩ.

Tuy không đau, nhưng phương pháp nội soi vẫn có thể gây khó chịu. Đặc biệt đối với mũi và họng. Những biến chứng có thể gặp khi nội soi bao gồm: Chảy máu, phareen xa dây thần kinh X (vagus), co thắt thanh quản, buồn nôn, thủng mô, nhiễm trùng, phản ứng dị ứng, tăng tiết dịch,…

Vì thế, việc lựa chọn một phòng khám uy tín và bác sĩ chuyên môn cao là điều rất cần thiết trong việc khám nội soi.

Lưu ý khi nội soi tai mũi họng

Muốn phòng ngừa, ngăn chặn khả năng xảy ra biến chứng nội soi tai mũi họng. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh không được cử động đột ngột, không xoay người, cúi người, đặc biệt là trẻ em. Đối với trẻ em, sẽ cần phụ huynh để hỗ trợ, chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ. Bên cạnh đó, đây là một số lưu ý:

  • Lựa chọn cơ sở y tế.
  • Trao đổi với bác sĩ.
  • Thông báo những loại thuốc.
  • Vệ sinh tai mũi họng theo hướng dẫn.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định.
  • Giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh.
  • Cần có sự hỗ trợ của người nhà nếu có trẻ em.
  • Đối với nội soi họng có thể yêu cầu nhịn ăn, nên tham khảo ý kiến trước.
  • Nhịn ăn 4-6 giờ trước nội soi họng-thanh quản.
  • Ngừng các thuốc chống đông máu, nếu có (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ)

Sau khi nội soi, nếu bệnh nhân thấy những dấu hiệu bất thường như ù tai, tai chảy mủ hoặc những dấu hiệu đáng nghi. Hãy liên hệ với phòng khám gần bạn để có thể nhận hướng dẫn, tư vấn và đưa ra giải pháp kịp thời. Một số lưu ý sau khi nội soi:

  • Nghỉ ngơi, chờ đợi kết quả một thời gian ngắn trước khi ra về.
  • Có thể cần nhịn ăn, hoặc ăn các món mềm như cháo hoặc súp theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng cũng như chế độ dinh dưỡng sau nội soi.
  • Vệ sinh tai, mũi, họng đúng cách.
  • Theo dõi sức khoẻ, chủ động tái khám nếu có dấu hiệu bất thường.

Một số biểu hiện có thể kể đến là: 

  • Chảy máu bất thường
  • Khó thở
  • Đau nhiều
  • Sốt
  • Dấu hiệu nhiễm trùng

Các trường hợp không nên thực hiện nội soi tai mũi họng

  • Bệnh nhân đang mắc phải tình trạng xuất huyết nguy hiểm trong khoang mũi hoặc họng.
  • Có chấn thương nặng tại vùng mặt hoặc hàm mặt chưa được xử lý.
  • Tình trạng viêm nhiễm cấp tính nghiêm trọng trong khoang mũi hoặc họng.
  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thuốc gây tê.
  • Tình trạng bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp nặng.
  • Các dị vật lớn hoặc vật cản trong tai, mũi, họng (việc có dị vật lớn, khi cố gắng đưa dụng cụ nội soi vào có thể khiến tổn thương thêm.)
  • Rối loạn đông máu chưa được kiểm soát
  • Đang có cơn hen phế quản cấp
  • Tình trạng tâm thần không ổn định không hợp tác
  • Thai phụ trong 3 tháng đầu (với một số trường hợp cụ thể)

Mong rằng thông qua bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về những lưu ý nội soi tai mũi họng dành cho bạn. Từ đó, có thể đưa ra quyết định kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Nếu như bạn đang gặp phải những triệu chứng trên, hãy liên hệ với phòng khám gần nhất, để nhận tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Trong trường hợp bạn hoặc bệnh nhân ở tại Đà Nẵng. Có thể tham khảo phòng khám Quang Hiền, nơi bác sĩ Quang đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tai, mũi, họng. Bạn có thể liên hệ qua Zalo, hotline đặt ở cuối trang, hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng.

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 7, 2025 by ModD Leave a Comment

Triệu chứng nhận biết dị vật trong mũi

Dị vật trong mũi có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho vùng niêm mạc mũi, và để lại các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, dị vật trong mũi còn có thể gây ra các biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm, nếu không được xử trí kịp thời, như: viêm xoang, ngừng hô hấp hoặc uốn ván,… Vì thế, Quang Hiền muốn chia sẻ cho các bạn, những dấu hiệu và cách lấy dị vật trong mũi tại chỗ, cũng như các trường hợp cần đến phòng khám để nhận chỉ định kịp thời.

Nguyên tắc chung khi thực hiện cách lấy dị vật trong mũi

Dị vật mũi là tình trạng thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở trẻ em. Nguyên nhân xảy đến có thể vì tự nhét đồ vật vào mũi, hóc, sặc, khiến đồ ăn lên mũi, hoặc côn trùng bò vào mũi. Tùy vào trường hợp, mà cách lấy dị vật trong mũi có thể khác nhau. Một số nguyên tắc chung khi tực hiện cách lấy dị vật trong mũi: 

  • Các dị vật trong mũi có thể dễ dàng nhìn thấy.
  • Không nên bịt bông khi lỗ mũi có dị vật.
  • Một số trường hợp có dị vật trong mũi cần đến cơ sở y tế nhanh chóng để hỗ trợ gắp dị vật, như: côn trùng, dị vật là đồ điện tử có khả năng oxy hóa, dị vật quá cỡ, hoặc dị vật góc cạnh, sắc nhọn,…
  • Không dùng tay day mũi, hoặc ngoáy mũi, điều này dễ khiến dị vật vào sâu bên trong.

Triệu chứng nhận biết dị vật trong mũi

Sau đây là một vài triệu chứng nhận biết dị vật trong mũi. Tìm hiểu điều này sẽ giúp nhận biết những người đang có dị vật hoặc dành cho cha mẹ đang nghi ngờ con em có dị vật trong mũi.

Chảy máu mũi

Triệu chứng dễ dàng nhận thấy dị vật ở trong mũi đã gây trầy xước, chảy máu vùng niêm mạc. Có thể là do dị vật sắc nhọn, góc cạnh hoặc dị vật khiến mũi cộm, làm cho bé day mũi, hắt hơi. Nếu máu chảy xuống họng, có thể gây cảm giác khó chịu và buồn nôn.

Khó thở

Dị vật có thể bị đẩy xuống họng, một phần bởi vị khoang mũi thông với phía sau họng. Trương hợp này có thể khiến trẻ nuốt dị vật xuống gây nghẹt thở, khó thở, những triệu chứng kèm theo có thể là: ngạt, khó thở, hoặc không nói được.

Nhiễm trùng

Dị vật trong mũi nếu không được lấy ra kịp thời, một vài ngày sau có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm, phù nề niêm mạc. Các trường hợp này thường có dị vật nằm một bên mũi, không gây ra nhiều khó chịu hoặc trẻ quá nhỏ để nhận thấy sự khó chịu đang gặp phải. Ngoài ra, việc nhiễm trùng cũng có thể có mùi hôi từ hơi thở.

Đối với người trưởng thành, việc phát hiện dị vật khá đơn giản. Mặt khác, trẻ em lại cần chú ý để có thể nhận biết tình trạng này. Có thể dựa vào những nghi ngờ, triệu chứng trên để có thể kiểm tra mũi của em.

Cách lấy dị vật trong mũi tại chỗ

Có thể loại bỏ những dị vật nhỏ, và đặc biệt là không nằm sâu trong hốc mũi với thao tác xì mũi. Khi này, chỉ cần giữ một bên mũi (không có dị vật), sau đó lấy hơi để xì mũi cho dị vật bay ra ngoài. Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ xì mũi. Tuy nhiên, nếu trẻ không thể lấy hơi và xì mũi, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ đúng cách.

Lưu ý không xì mũi quá mạnh vì có thể đẩy dị vật sâu hơn hoặc gây tổn thương.

Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên tự ý gắp dị vật ra khỏi mũi của bé. Việc tự gắp dị vật bằng kẹp nhíp có thể gây nguy hiểm, tổn thương niêm mạc mũi. Vì thế, tốt nhất nên để chuyên gia y tế thực hiện việc lấy dị vật để tránh gây tổn thương.

Cách lấy dị vật trong mũi tại phòng khám, cơ sở y tế

Đối với trẻ nhỏ, sẽ cần phụ huynh đi theo để chuẩn bị tâm lý thoải mái dành cho trẻ. Có thể giữ chặt đầu trẻ nếu cần thiết, một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ. Mặt khác, người lớn sẽ được ngồi ghế dựa, ghế chuyên khoa, và bác sĩ sẽ tiến hành xịt thuốc tê, thuốc co mạch tại chỗ để giảm sưng niêm mạc.

Một số thiết bị được sử dụng: Ghế chuyên khoa, đèn pha chùm sáng, dung dịch vệ sinh, sát khuẩn, găng tay, khẩu trang, tăm bông, kẹp mỏ vịt, thuốc gây tê, thuốc co mạch,…

Cách lấy dị vật bên trong mũi sẽ tùy thuộc vào từng tình huống và kích cỡ của dị vật. Ngoài ra, dị vật mũi có thể trở thành dị vật họng khi không được xử lý kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ để lấy dị vật trong mũi?

Bệnh nhân sẽ cần gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu như là:

  • Khó thở, ngưng thở.
  • Chảy máu mũi kéo dài hơn 2 phút khi lấy dị vật ra, dù cho đã cố cầm máu.
  • Có mùi hôi, chảy mũi liên tục ở một bên.
  • Khi nhìn thấy, hoặc nghi ngờ trẻ có dị vật bên trong mũi.

Thăm khám ở đâu khi cần lấy dị vật trong mũi:

Đối với trường hợp bị dị vật và cần lấy phòng khám, hãy tiến hành tìm cơ sở tai, mũi, họng gần nhất để nhận tư vấn, hướng dẫn kịp thời. Có thể tìm một cơ sở y tế bằng cú pháp “vị trí địa lý + lấy dị vật trong mũi”. Hoặc đến trực tiếp địa chỉ thăm khám: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng để nhận chỉ định kịp thời từ phía bác sĩ chuyên khoa.

Những trường hợp chống chỉ định tương đối khi lấy dị vật trong mũi

  • Không có khả năng nhìn thấy dị vật hoặc tiếp cận bằng các dụng cụ có sẵn. (chống chỉ định tuyệt đối)
  • Dị vật bị tác động liên quan đến tình trạng viêm.
  • Dị vật nhỏ, trong suốt có thể nằm phía sau, hoặc phía trên.
  • Nỗ lực lấy ra, nhưng không thành công.

Biến chứng của khi có dị vật trong mũi

Các biến chứng khi có dị vật trong mũi tương đối hiếm gặp (khoảng 9%). Tuy nhiên, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra là:

  • Viêm xoang
  • Ngừng hô hấp
  • Uốn ván
  • Khó thở cấp dẫn đến tử vong, nếu dị vật rơi xuống họng và bít lấp đường hô hấp khi không được xử lý kịp thời.
  • Nhiễm trùng tại chỗ hoặc lan rộng.

Phòng ngừa, tránh trường hợp dị vật trong mũi dành cho bé

Để phòng ngừa, tránh trường hợp trong tương lai trẻ em có dị vật bên trong mũi, đây là một vài lưu ý cần nắm:

  • Tránh các loại đồ chơi nhỏ cho trẻ quá nhỏ
  • Chế biến thức ăn dạng mềm, tránh những thức ăn cứng khiến trẻ khó nhai, nuốt.
  • Hướng dẫn trẻ không nên đưa đồ chơi hay vật dụng nhỏ lên miệng, mũi.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em những vật dụng có thể gây nguy hiểm.
  • Tránh để trẻ một mình mà không có sự giám sát của người lớn.
  • Đối với trẻ dưới 3 tuổi, tránh cho chơi với đồ vật có kích thước nhỏ hơn 3.5 cm.

Trên đây là bài viết về những dấu hiệu nhận biết, và cách lấy dị vật trong mũi tại chỗ, hay những trường hợp nào cần đến cơ sở y tế thăm khám. Nếu con em đang bị mắc dị vật trong mũi, hãy đến ngay cơ sở y tế để nhận hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline ở cuối trang, hoặc đến trực tiếp địa chỉ: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng.

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 55
  • 56
  • 57
  • 58
  • 59
  • …
  • 64
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: Tranh Chấp Hợp Đợp Đồng Ở Doanh Nghiệp FDI: 5 Sai Lầm “Chết Người” Và Giải Pháp Từ Chuyên Gia Pháp Lý 2025
  • Bảo vệ: Mã Ngành Xây Dựng: Bí Quyết Thành Công Cho Doanh Nghiệp FDI Tại Việt Nam 2025
  • Bảo vệ: Bảo Lãnh Diện F2B Mất Bao Lâu? Giải Mã Thời Gian Chờ & Cách Rút Ngắn 65% Quy Trình
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in