Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 3 11, 2025 by ModD Leave a Comment

6 cách trị chảy nước mũi cho bé mà không cần đến phòng khám

Chảy nước mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Tuy triệu chứng không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không được xứ trí kịp thời có thể khiến bé khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng Quang Hiền tìm hiểu 6 cách trị chảy nước mũi cho bé, giúp ba mẹ yên tâm.

Bé bị chảy nước mũi đến từ nguyên nhân nào?

Những nguyên nhân gây nên nghẹt mũi có thể đến từ các bệnh lý thông thường, hoặc do các tác nhân dị ứng. Để tìm ra ngọn ngành nguyên do bé bị chảy nước mũi, ba mẹ hãy theo dõi những tác nhân dưới đây:

  • Không khí khô, thiếu ẩm: Niêm mạc của bé tương đối mẫn cảm, vì thế nếu thiếu ẩm sẽ dẫn đến không khí khô, khiến khô chất tiết trong niêm mạc mũi của bé cũng khô đi. Khiến bé khụt khịt, sổ mũi.
  • Các chất gây dị ứng: Một số chất gây dị ứng trong môi trường sống có thể được nhắc đến như lông của vật nuôi, bụi vải, phấn hoa, khói bụi, đặc biệt là thuốc lá có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị kích ứng, gây ra chảy nước mũi, hắt hơi.
  • Cảm lạnh và cảm cúm: 2 loại bệnh mà trẻ thường gặp, do sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn. Trẻ có thể gặp những triệu chứng như, uể oải, sốt nhẹ, ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi. 
  • Amidan hoặc VA sưng tấy: 2 bộ phận có nhiệm vụ quan trọng trong việc phát hiện các tác nhân lạ trong hệ hô hấp trên, từ đó sinh ra kháng thể để chống lại. Tuy nhiên, nếu amidan hoặc VA sưng, viêm nhiễm sẽ không thực hiện tốt chức năng và dẫn đến chảy nước mũi, có dịch nhầy, nghẹt mũi, khó thở.
  • Có dị vật bên trong mũi: Dị vật bên trong mũi cũng là một trong những nguyên do thường gặp, khiến bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, ngưng thở tạm thời. Đặc biệt, nếu không có biện pháp xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
  • Lệch vách ngăn mũi: Do bẩm sinh hoặc do tác động từ bên ngoài, tai nạn nghề nghiệp mà có thể gây ra lệch vách ngăn mũi. Lệch một bên vách ngăn có thể khiến cho bên còn lại tắc nghẽn, khó thở vì một bên mũi phải đảm nhiệm chức năng thở cho cả 2.

Việc tìm hiểu nguyên nhân đóng phần rất quan trọng trong việc phòng tránh, và tìm cách trị chảy nước mũi cho bé. Ba mẹ nên lưu ý con em đang bị chảy nước mũi đến từ nguyên nhân nào, từ đó khắc phục và cải thiện nhé.

6 cách trị chảy nước mũi cho bé

Hãy cùng phòng khám Quang Hiền điểm qua 6 cách trị chảy nước mũi cho bé:

1/ Nhỏ nước muối sinh lý

Cách trị chảy nước mũi cho bé

Đây cách trị chảy nước mũi cho bé đơn giản nhất nhưng rất hiệu quả được khuyến cáo bởi chuyên gia và được các bậc cha mẹ tin dùng. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là cách giúp chất nhầy bên trong mũi được làm loãng ra, từ đó có thể dễ dàng hút ra ngoài, giúp đường thở thông thoáng. Cách để nhỏ mũi như sau:

  • Chuẩn bị một chai nước muối sinh lý loại NaCl 0,9%, nên mua tại các cơ sở uy tín nhé.
  • Ngửa đầu bé ra phía sau
  • Lúc này hãy nhỏ 2-3 giọt nước muối vào trong 1 bên mũi
  • Tiếp tục với bên còn lại nhưng hãy vệ sinh trước khi đưa vào mũi bé.
  • Khi chất nhầy bên trong loãng đi, nếu bé đủ lớn hãy dạy bé hỉ mũi, nếu quá nhỏ thì cần dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy bên trong.

Tuy nhiên, không nên rửa quá 3 lần 1 ngày và nước muối phải đúng loại NaCl 0,9%. Ngoài ra, nếu dùng dụng cụ hút mũi hãy vệ sinh sạch sẽ mỗi khi hút. 

2/ Thay đổi tư thế ngủ

Cho trẻ nằm cao đầu, điều này sẽ giúp bé dễ thở hơn. Nước mũi lúc này có thể chảy ra ngoài và không bị chảy ngược vào bên trong, giảm đi tình trạng chảy nước mũi cho bé. Phụ huynh có thể:

  • Đặt một chiếc khăn, gối nhỏ dưới phần đầu vai để nâng đầu của bé nhẹ nhàng.
  • Không nên kê gối quá cao, điều này vô tình gây áp lực lên cổ và cột sống của bé.

3/ Sử dụng bóng hút mũi

Đây là dụng cụ y tế được áp dụng rộng rãi nhằm lấy dịch nhầy từ bên trong mũi của trẻ. Dụng cụ này rất thuận tiện cho việc hút chất nhầy ra khỏi mũi của bé, nhất là khi bé còn quá nhỏ để có thể tự hỉ mũi. Cách dùng bóng hút mũi như sau:

  • Vệ sinh bóng hút mũi thật kỹ lưỡng
  • Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý loại NaCl 0,9% vào mỗi bên mũi.
  • Bóp nhẹ ống hút (trước khi đặt vào mũi của bé), để đẩy hết không khí ra ngoài.
  • Đưa đầu bóng vào trong mũi bé, không đưa quá sâu vì có thể làm tổn thương, chảy máu.
  • Thả lỏng quả bóng ra từ từ, và bóng sẽ tự động hút dịch nhầy ra ngoài
  • Làm sạch đầu hút, tiến hành lặp lại với mũi còn lại.

4/ Thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi (theo hướng dẫn bác sĩ)

Cách trị chảy nước mũi cho bé bằng thuốc rất hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi theo chỉ định của bác sĩ. Tuy thuốc có thể giảm đi triệu chứng, nhưng sẽ tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng, thời gian sử dụng và liều lượng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

  • Không nên dùng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid
  • Triệu chứng kéo dài thì cần được bác sĩ thăm khám để nhận hướng dẫn kịp thời.

5/ Xông hơi

Xông hơi là cách trị chảy nước mũi cho bé bằng cách tạo độ ẩm cho không khí, làm loãng dịch nhầy trong mũi bé hiệu quả. Bạn có thể xông hơi cùng các loại thảo mộc như gừng, cam thảo, lá trầu không, bạc hà, nghệ, cam, chanh, xả, vỏ bưởi,… Để thực hiện, phụ huynh làm như sau:

6/ Chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước

Nên cho bé uống đủ nước, và chế độ ăn uống lành mạnh, tránh những thực phẩm calo rỗng, thiếu hụt dưỡng chất khiến sức đề kháng của bé suy giảm. Phụ huynh nên cho bé ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C, súp hoặc cháo loãng, hay các loại thực phẩm giàu kẽm để tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, ba mẹ có thể cho trẻ dùng trà thảo mộc, trà gừng mật ong, chanh hoặc nghệ pha với mật ong. Các loại sữa chua hay thực phẩm giàu lợi khuẩn cũng là cách tốt để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt, để bé nhanh chóng hết sổ mũi, nghẹt mũi, ba mẹ cần tránh các loại thực phẩm:

  • Thực phẩm đông lạnh như kem, đá, nước đá.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Đồ cay nóng.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh.
  • Nước có gas, có màu.

Khi nào nên dẫn bé đến khám bác sĩ?

Đối với các em nhỏ, ba mẹ cần chú ý là bé chưa phát triển hoàn toàn hệ miễn dịch, nên rất thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp. Vì thế, ba mẹ theo dõi các triệu chứng cần đặc biệt lưu ý như:

  • Chảy nước mũi kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày, không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp trên.
  • Chất nhầy trong mũi có màu vàng (hoặc xanh) đục, kèm mùi hôi.
  • Sốt cao (trên 38 độ), uể oải, chán ăn, khó thở, thở khò khè hoặc bú kém.
  • Đau tai, kéo tai, quấy khóc nhiều do biến chứng viêm tai giữa.
  • Nôn nhiều, chán ăn, mất nước
  • Ngủ li bì, khó đánh thức, lừ đừ.
  • Phát ban.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất, để thăm khám và điều trị kịp thời nhé. Trên đây chỉ là 6 cách điều trị cơ bản, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà cách trị chảy nước mũi cho bé có thể khác nhau.

Lưu ý cần nắm khi trị chảy nước mũi cho bé

Để trị chảy nước mũi cho bé dứt điểm, và không gây tổn thương niêm mạc, phụ huynh nên lưu tâm:

  • Không nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé. Quan niệm sai lệch cho rằng tỏi có kháng khuẩn nên sẽ giúp bé đỡ nghẹt mũi, nhưng tỏi chứa nhiều axit và tính cay, điều này có thể khiến bỏng rát niêm mạc.
  • Không tự ý hút mũi cho bé: Tự ý hút mũi quá mạnh hoặc sai cách có thể khiến niêm mạc bị tổn thương.
  • Hạn chế rửa mũi nhiều lần trong ngày, vì điều này có thể khiến lớp nhầy bảo vệ mất đi, khiến niêm mạc khô, rát dễ kích ứng.
  • Không nên lạm dụng các thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid, kháng sinh. Nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.

Phòng ngừa triệu chứng chảy nước mũi cho bé

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ba mẹ cần thực hiện các cách sau để phòng tránh nghẹt mũi, sổ mũi cho bé:

  • Giữ ấm cho bé vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là vùng cổ, tay và chân.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin C như cam, bưởi, kiwi và kẽm như thịt, cá, trứng, các loại hải sản để tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Trường hợp trẻ đang bú mẹ, thì mẹ bỉm cần hạn chế thức ăn chứa dầu mỡ hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Mẹ bỉm nên ăn rau xanh, trái cây, uống đủ nước, vận động nhẹ nhàng.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Ba mẹ nên hút bụi, vệ sinh nhà cửa, đồ dùng cá nhân thường xuyên.
  • Vệ sinh tai mũi họng cho bé định kỳ. Dùng khăn mấm, mềm để lâu sạch mũi, miệng cho bé.

Chảy nước mũi là vấn đề phổ biến. Ba mẹ cần lưu ý những điều trên và thực hiện những cách trị chảy nước mũi cho bé để trẻ hồi phục, có đường thở thông thoáng. 

Một số trường hợp triệu chứng kéo dài cần đến “ bàn tay của chuyên gia” để đảm bảo an toàn. Phòng khám Quang Hiền với bác sĩ có hơn 10 năm kinh nghiệm và là trưởng khoa tai mũi họng tại bệnh viện Hoàn Mỹ. Hãy để chúng tôi tìm ra giải pháp tối ưu, và bảo vệ cho bé một cách toàn diện. Phụ huynh có thể liên hệ với bác sĩ thông qua hotline hoặc địa chỉ bên dưới nếu cần thăm khám trực tiếp.

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Website: https://taimuihongdanang.com
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 11, 2025 by ModD Leave a Comment

Dấu hiệu ung thư vòm mũi và 7 phương pháp chẩn đoán

Ung thư vòm mũi hay còn gọi là ung thư vòm mũi họng, đây là loại ung thư phổ biến ở Việt Nam. Bệnh thường phát triển trong âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, khó khăn trong việc phát hiện và điều trị bệnh sớm. Thông qua bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu ung thư vòm mũi nhé.

Tổng quát về ung thư vòm mũi

Hãy cùng phòng khám Quang Hiền tìm hiểu khái quát về loại ung thư này:

Ung thư vòm mũi là gì?

Dấu hiệu ung thư vòm mũi

Ung thư vòm mũi (nasopharyngeal carcinoma) là một bệnh lý ác tính từ các tế bào trong khu vực vòm mũi, họng. Đặc biệt, đây là một trong 5 loại ung thư thường gặp nhất tại khu vực châu Á, trong đó bao gồm Việt Nam. 

Dấu hiệu ung thư vòm mũi không rõ ràng, thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng thông thường. Ngoài ra, ung thư vòm mũi còn được gọi là ung thư vòm họng, có xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vị trí này. 

Dấu hiệu ung thư vòm mũi

Người bệnh có thể nhầm lẫn các triệu chứng với những bệnh lý tai mũi họng thông thường, nên cần hết sức cảnh giác. Hãy theo dõi một số dấu hiệu ung thư vòm mũi ngay đây:

Giai đoạn đầu

Dấu hiệu ung thư vòm mũi

Dấu hiệu của ung thư vòm mũi, họng thường không rõ ràng khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Một vài dấu hiệu của ung thư vòm mũi sớm gồm, nhức nửa đầu thành từng cơn hoặc kéo dài. Lúc này, bệnh nhân thường sử dụng thuốc giảm đau nhưng tình trạng cũng không mấy thuyên giảm. Một số dấu hiệu ung thư vòm mũi ở giai đoạn đầu gồm:

  • Đau đầu kéo dài hoặc từng cơn, không thuyên giảm dù đã dùng thuốc giảm đau.
  • Nghẹt mũi một bên và có thể kèm theo chảy máu
  • Ù tai, giảm thính lực, đôi khi cảm thấy đau tai

Giai đoạn khu trú

Đến giai đoạn khu trú, chứng nhức đầu càng thêm rõ ràng, người bệnh cảm thấy nhức nửa đầu, hoặc sâu trong hốc mắt, hay 2 bên thái dương. Ngoài ra, các biểu hiện ở những cơ quan liền kề như tai mũi họng sẽ xuất hiện hạch khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và đặc điểm của khối u. Các dấu hiệu ung thư vòm mũi giai đoạn này không rõ ràng, thường gây nhầm lẫn, cụ thể:

  • Mũi: Nghẹt mũi kéo dài, chảy máu mũi thường xuyên, đôi khi có nhầy và đau nhức đầu cùng bên mũi nghẹt. Bệnh nhân có thể nghẹt một bên mũi và càng lúc càng nặng, sau đó sẽ lan đến mũi còn lại.
  • Tai: Người bệnh cảm thấy ù tai, suy giảm thính lực, đôi khi kèm theo viêm tai giữa. Bệnh nhân đau nửa đầu dù đã uống thuốc giảm đau.
  • Mắt: Nhìn đôi, lác mắt, suy giảm thị lực do khối u chèn ép lên dây thần kinh thị giác.
  • Miệng: Cử động hàm bị hạn chế, lực cắn không chặt, khó khăn khi di chuyển miệng, đau khi nhau và một bên mặt sẽ cảm thấy tê bì.
  • Vòm mũi họng: Đau họng, khó nuốt, chán ăn, khàn giọng và cảm giác vướng víu ở cổ họng khi nuốt.
  • Thần kinh: Liệt dây thần kinh sọ, gây nên cảm giác đau đầu.
  • Hạch: Hạch nổi ở góc hàm, có kích thước nhỏ nhưng to dần về sau, hạch rắn, không đau và không viêm các mô quanh hạch. Hạch di động nhưng dần hạn chế và cuối cùng là dính chặt vào các mô, cơ xung quanh.

Giai đoạn lan tràn

Tiến đến giai đoạn này, người bệnh sẽ suy giảm thể trạng một cách đáng kể, sụt cân không rõ nguyên nhân, toàn thân da vàng rơm, sốt từng cơn do bội nhiễm, khó ngủ, chán ăn. Các khối u có thể xâm lấn, lan tràn qua các bộ phận như:

  • Phía trước: Lan vào hốc mũi gây nghẹt, khiến mũi có mủ, có mùi hôi và xen lẫn máu. Khi khám mũi có thể phát hiện khối u sâu trong hốc mũi, gây ra tình trạng chảy máu và hoại tử.
  • Lan qua bên: Lan qua vòi Eustache và sang vùng tai giữa. Người bệnh ù tai, nghe kém ở một bên và cơn đau lan đến vùng tai xương chũm. Các triệu chứng bao gồm tai chảy mủ, xen lẫn máu, có mùi hôi và đôi khi loét hoại tử.
  • Xuống dưới: Bệnh nhân có biểu hiện khít hàm, điếc tai giữa và liệt màn hầu. Nguyên nhân bắt nguồn từ khối u lan ra miệng, nằm ở sau trụ amidan. Điều này xảy ra vì khối u đã lan xuống dưới, đẩy phồng màn hầu và biến đổi giọng nói.
  • Lên trên: Khối u di căn lên nền sọ, dẫn đến các dấu hiệu như: Tăng áp lực vùng sọ, hoặc đau màng não.

Người bệnh lúc này sẽ có dấu hiệu gồm:

  • Sụt cân nhanh chóng, không rõ lý do.
  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, uể oải.
  • Khó thở trong trường hợp ung thư di căn đến phổi.
  • Di căn đến xương sẽ gây đau xương.

Yếu tố nguy cơ gây ra ung thư vòm mũi

Dấu hiệu ung thư vòm mũi thường không rõ ràng, và các nguyên nhân gây nên bệnh lý này cũng chưa có bằng chứng chính xác. Chỉ có thể xác định từ nhóm nguy cơ dưới đây:

  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư vòm mũi.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại, hoặc môi trường ô nhiễm.
  • Chế độ, thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe vòm họng (đồ muối chua, thực phẩm chế biến sẵn, chua cay nhiều).
  • Người bệnh nhiễm virus Epstein – Barr (EBV).
  • Uống nhiều rượu bia, hút thuốc hoặc ở trong môi trường có nhiều khói thuốc lá.

Khi nào nên khám bác sĩ?

Khi bạn có các dấu hiệu ung thư vòm mũi trên kéo dài hơn 2 tuần mà không suy giảm, và có trong nhóm yếu tố nguy cơ gây ra ung thư. Bạn cần thăm, khám tại bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có một phác đồ điều trị kịp thời.

Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chẩn đoán nào?

Một vài phương pháp dùng để chẩn đoán ung thư vòm mũi:

  • Khám lâm sàng: Đánh giá triệu chứng, tình trạng sức khỏe, và quan sát vùng đầu cổ.
  • Nội soi vòm mũi, họng: Dùng ống nội soi để quan sát, theo dõi các tổn thương bên trong.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nguyên do gây nên ung thư và thể trạng nhiễm EBV.
  • Sinh thiết: Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu sinh thiết để làm một số xét nghiệm
  • Quét CT, MRI: Giúp xác định vị trí chính xác và kích thước của khối u,
  • Xét nghiệm biopsy giúp phát hiện khối u bất thường.
  • Xét nghiệm sinh học phân tử, kiểm tra mẫu tế bào giúp bác sĩ đánh giá, phát hiện biểu hiện di truyền trong tế bào u.

Cách điều trị ung thư vòm mũi

Phẫu thuật loại bỏ khối u

Được bác sĩ áp dụng để kiểm soát và ngăn chặn sự di căn của khối u ác tính. 2 phương pháp sử dụng trong trường hợp loại bỏ khối u bao gồm: cắt bỏ và phẫu thuật bảo tồn. Tuy nhiên phương pháp này ít được áp dụng tùy thuộc vào vị trí của khối u.

Xạ trị

Áp dụng tia X hoặc những tia ion để loại bỏ các tế bào ung thư. Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị chính.

Hóa trị

Được sử dụng trên nhóm di căn diện rộng và không thể phẫu thuật để loại bỏ khối u an toàn. Phương pháp hóa trị sẽ dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư và thường kết hợp cùng xạ trị.

Phòng ngừa ung thư vòm mũi

Ung thư vòm mũi là một bệnh lý nguy hiểm, gây khó khăn trong việc điều trị và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân. Cách chữa khỏi tốt nhất cho căn bệnh này là tránh xa nó:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
  • Giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi.
  • Hoạt động thể chất điều độ.
  • Tuyệt đối không nên dùng chất kích thích, tránh xa rượu bia, khói thuốc.
  • Tránh xa môi trường ô nhiễm, khói chất độc hại.
  • Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, nước có màu, có gas.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý tai mũi họng.
  • Tầm soát sức khỏe, kiểm tra định kỳ.

Ung thư vòm mũi có thể được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện kịp thời. Trong thời đại ô nhiễm, việc lắng nghe cơ thể và cảm nhận những vấn đề không ổn, bất thường để tiến hành thăm khám là yếu tố vô cùng quan trọng.

Phòng khám Quang Hiền tự hào là địa chỉ đáng tin cậy cho bà con đang mắc bệnh lý thuộc nhóm tai mũi họng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, hay băn khoăn nào về căn bệnh, hay các triệu chứng trở nên rõ ràng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc địa chỉ bên dưới.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 11, 2025 by ModD Leave a Comment

8 cách điều trị viêm họng (dùng thuốc và không dùng thuốc)

Viêm họng là một bệnh lý thường gặp, đặc biệt trong thời gian chuyển mùa. Bệnh lý này cũng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, gây ra những triệu chứng như khó nuốt, đau rát, khàn giọng, hoặc ho nhiều. Trong bài viết này, phòng khám Quang Hiền muốn chia sẻ đến cho bạn cách điều trị viêm họng hiệu quả.

Tổng quan về triệu chứng viêm họng

Viêm họng là triệu chứng viêm, nhiễm ở vùng cổ họng, gây ra đau họng. Bệnh nhân mắc viêm họng có thể cảm thấy khó chịu, đau, rát và khó nuốt, đau khi nuốt. Triệu chứng này thường tự khỏi trong một tuần, tuy nhiên thì viêm họng cũng có thể là triệu chứng kèm theo của một số bệnh lý như cảm cúm, sốt hoặc viêm thanh quản.

Triệu chứng của viêm họng

  • Cảm giác ngứa, rát, hoặc cảm thấy vướng víu ở vùng họng.
  • Người bệnh khó nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt, uống nước.
  • Khàn giọng, mất họng do tiết dịch trong vùng họng, càng để lâu dịch càng xuất hiện nhiều và đặc (sẫm màu) nên người bệnh thường khằng giọng để giảm đi sự khó chịu.
  • Có thể sốt nhẹ, cảm thấy đau đầu.
  • Khi bệnh kéo dài có thể gây ra một số hiện tượng như ù tai, nhức tai nhưng thường bị nhầm lẫn với dấu hiệu của cảm cúm.

Nguyên nhân gây ra viêm họng là gì?

Viêm họng là một bệnh lý thường gặp, nguyên nhân gây nên triệu chứng này có thể biết đến như:

Đến từ các yếu tố bên ngoài hoặc biến chứng của một số bệnh lý

  • Dị ứng với bụi bẩn, phấn hoa hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột
  • Không khí khô, nóng cũng có thể khiến cổ họng ngứa, khó chịu.
  • Môi trường ô nhiễm, hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại cũng có thể kích ứng vùng niêm mạc họng.
  • Do tính chất công việc cần nói nhiều, nói to hoặc thường xuyên la, hét lớn tiếng trong thời gian liên tục cũng là nguyên do khiến cổ họng căng thẳng.
  • Trào ngược dạ dày, thực quản cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy nóng rát, khó chịu cổ họng vì trào ngược axit.
  • Nhiễm bệnh lý nền làm giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu cũng có thể dễ bị đau họng, viêm họng.
  • Khối u xuất hiện trong cổ họng, thanh quản cũng là tác nhân gây ra viêm họng.

Nguyên nhân từ virus và vi khuẩn:

  • Nguyên nhân phổ biến nhất – Virus cảm lạnh
  • Virus cảm cúm cũng là tác nhân gây nên viêm họng
  • Mononucleosis
  • Sởi
  • Đậu mùa
  • Nhiễm trùng hoặc viêm đường hô hấp
  • Streptococcus pyogenes
  • Streptococcus nhóm A

Cách điều trị viêm họng thực hiện như thế nào? 

Viêm họng gây ra nhiều khó chịu, kèm theo đau họng cho người mắc phải. Để lấy lại chất lượng sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể tham khảo những cách điều trị viêm họng dưới đây. Trong đó, phòng khám Quang Hiền chia làm 2 phần chính là cách điều trị viêm họng bằng thuốc, và cách điều trị không cần dùng thuốc:

Cách điều trị viêm họng bằng thuốc

Điều trị viêm họng cùng thuốc kháng sinh

Đa phần những trường hợp viêm họng đến từ virus, nếu như không nghiêm trọng thì người bệnh không nhất thiết sử dụng đến kháng sinh. Một số trường hợp viêm họng nhiễm liên cầu khuẩn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị bằng kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh điều trị viêm họng có thể kể đến như:

Cách điều trị viêm họng bằng thuốc hạ sốt, giảm đau

Cách điều trị viêm họng

Có 2 loại thuốc giảm đau, hạ sốt thường được dùng:

  • Aspirin: nhóm thuốc hạ sốt và giảm đau, có thể cải thiện triệu chứng đau họng nhẹ, đây là loại thuốc kháng viêm không steroid. Aspirin nếu được dùng trong thời gian dài và liều lượng cao có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn ngủ, đau dạ dày, khó thở,…
  • Paracetamol: Một cái tên nổi tiếng trong nhóm thuốc hạ sốt và giảm đau tại Việt Nam. Paracetamol có công dụng trị viêm họng, giảm đau hiệu quả.

Điều trị viêm họng bằng nhóm thuốc Corticosteroid

Đối với trường hợp điều trị viêm họng nặng, sẽ được bác sĩ chỉ định dùng 3 nhóm thuốc nằm trong nhóm chống viêm Corticosteroid:

  • Dexamethason: giảm phản ứng dị ứng, giảm sưng, dành cho người bệnh có triệu chứng dị ứng, viêm họng và một số bệnh lý đường hô hấp, đường ruột, máu,… 
  • Dexamethason có thể gây ra các tác dụng phụ như sưng, tiết nhiều mô hôi, tính tình thất thường, tăng cân mất kiểm soát.
  • Betamethason: đây là loại Corticosteroid tổng hợp có công dụng chính là ngăn ngừa dị ứng, kháng viêm nên được điều trị viêm họng nặng.
  • Prednisolone: có công dụng giảm sưng, viêm, ngăn ngừa phản ứng dị ứng. Khi lạm dụng, dùng với liều lượng cao, Prednisolone có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn, choáng váng, phản ứng dị ứng, tăng tiết mồ hôi, đối với nữ có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

Cách điều trị viêm họng bằng thuốc kháng viêm NSAID

2 loại thuốc nằm trong nhóm chống viêm NSAID có thể nhắc đến là:

  • Diclofenac: giảm tình trạng sưng, viêm và làm dịu cơn đau viêm họng. Một số tác dụng phụ của thuốc: mờ mắt, ù tai, táo bón, ợ chua, chóng mặt, hoặc tiêu chảy.
  • Ibuprofen: nhóm thuốc này được chỉ định khi viêm họng có cơn đau nhẹ. Ibuprofen có công dụng giảm đau, hạ sốt và giảm sưng. Những đối tượng không dùng nhóm thuốc này là phụ nữ mang thai đang trong tháng cuối của thai kỳ, người cao tuổi, và trẻ em. Một vài tác dụng phụ của Ibuprofen là đầy hơi, phát ban, táo bón, hoặc chóng mặt.

Cách điều trị viêm họng mà không cần dùng thuốc

Súc miệng với nước muối sinh lý

Súc miệng bằng nước muối có thể làm dịu tình trạng ngứa, khó chịu ở vùng họng. Nên sử dụng các chai nước muối sinh lý (nồng độ NaCl 0.9%) được bày bán ở những cơ sở uy tín. Người bệnh nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

Dùng trà xanh và mật ong

Sự pha trộn hoàn hảo của trà và mật ong. Trong đó, mật ong có công dụng làm dịu cổ họng đang bị kích ứng, và trà xanh sẽ có tác dụng chống khuẩn, giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Để pha hỗn hợp này bạn có thể thực hiện như sau:

  • Nấu một ấm trà xanh vừa một cốc nước.
  • Cho một thìa mật ong vào nước trà đã chuẩn bị.
  • Có thể dùng vào buổi sáng và dùng 2-3 lần/ngày.

Tinh bột nghệ

Nghệ cũng có kháng khuẩn và kháng viêm, đặc biệt chứa curcumin, có công dụng tốt trong việc điều trị, làm dịu cơn đau họng. Để pha hỗn hợp, bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một cốc nước ấm.
  • Cho ½ thìa tinh bột nghệ vào cốc nước.
  • Dùng vào buổi tối trước khi ngủ.

Gừng và mật ong

2 hỗn hợp có khả năng chống viêm, chống khuẩn tốt, làm dịu vùng niêm mạc họng giảm đi các triệu chứng khó chịu như ngứa, rát. Bạn có thể tiến hành như sau:

  • Rửa sạch gừng
  • Chuẩn bị một cốc nước ấm
  • Cho 1 thìa mật ong và bào mỏng gừng vào cốc
  • Khuấy đều và sử dụng ngay khi còn ấm, nên dùng vào buổi sáng và 2-3 lần/ngày.

Chanh và mật ong

Chanh sẽ cung cấp vitamin C tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch, mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn và ngọt nên có công dụng làm dịu, giảm cơn ngứa vùng cổ họng.

Khi nào cần khám bác sĩ để trị viêm họng?

Viêm họng thường có biểu hiện nhẹ lúc khởi phát, tuy nhiên thì cũng có thể tiến triển nặng nề, hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Bệnh nhân nếu thấy dấu hiệu này cần đi khám ngay:

  • Đau họng, khàn giọng kéo dài nhiều ngày nhưng không suy giảm.
  • Viêm họng gây nhiều đau đớn, khó thở.
  • Nước bọt, đờm có lẫn máu.
  • Sốt cao trên 39 độ C.

Phòng ngừa là cách trị viêm họng trước khi bệnh bắt đầu

cách điều trị viêm họng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, châm ngôn hàng đầu để có một sức khỏe tổng quan tốt. Để phòng ngừa viêm họng, bạn cần:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh đường hô hấp hoặc đang mắc viêm họng.
  • Tập luyện thể dục, thể thao điều độ.
  • Uống đủ nước, và không nên sử dụng các loại nước có màu, có gas.
  • Tránh xa chất kích thích, rượu bia và thuốc lá.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sinh hoạt sạch sẽ.
  • Vệ sinh cổ họng, răng miệng.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hoặc đang chuyển mùa.
  • Tránh ăn đồ cứng, đồ lạnh, hoặc đồ chua, cay.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường.
  • Tránh xa hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm, khói bụi.

Hy vọng bài viết về những cách điều trị viêm họng này sẽ mang đến thông tin bổ ích dành cho bạn. Như được tìm hiểu phía trên, viêm họng có thể đến từ những nguyên nhân đơn giản và tự khỏi, nhưng cũng có thể là triệu chứng đi kèm của một số bệnh lý nguy hiểm.

Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, đau họng và sốt kéo dài mà không thuyên giảm dù đã áp dụng những biện pháp trên. Bệnh nhân cần được thăm, khám bởi bác sĩ tai mũi họng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào thì có thể liên hệ với phòng khám tai mũi họng Quang Hiền ở Đà Nẵng thông qua hotline hoặc địa chỉ bên dưới.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • 16
  • …
  • 64
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: Chăm Sóc Website Trọn Gói: Giải Pháp Độc Quyền Đưa Web Lên Top Bền Vững
  • Bảo vệ: Bí Quyết Chăm Sóc Website Hiệu Quả: Tối Ưu Chi Phí, Tăng 200% Lượt Truy Cập
  • Bảo vệ: Tranh Chấp Hợp Đợp Đồng Ở Doanh Nghiệp FDI: 5 Sai Lầm “Chết Người” Và Giải Pháp Từ Chuyên Gia Pháp Lý 2025
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in