Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 3 11, 2025 by ModD Leave a Comment

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng có thể đến từ 10 yếu tố này

Ung thư vòm họng là một trong những bệnh lý ung thư nguy hiểm. Thông thường, ung thư vòm họng được phát hiện tương đối muộn, vì các triệu chứng ban đầu có thể dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng khác. Vì thế, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ung thư vòm họng sẽ góp phần giúp bệnh nhân phòng tránh được căn bệnh này ở những giai đoạn khởi phát.

Tổng quan về ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính, có thể đe dọa tính mạng của người mắc phải. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng không rõ ràng, khiến bệnh nhân thường nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh lý thông thường. Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư vòm họng đến giờ vẫn chưa xác định chính xác, chỉ có thể nhận định thông qua một số yếu tố nguy cơ.

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng là gì?

nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Hiện nay, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Các nghiên cứu cho thấy những đối tượng nhiễm virus Epstein-Barr thường có tỉ lệ mắc ung thư vòm họng cao hơn. 

Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác, tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng. Trong đó có thể kể đến như người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, ăn các thực phẩm cay nóng, các loại sản phẩm lên men như dưa muối là đối tượng dễ mắc ung thư vòm họng hơn.

10 yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng

Một số yếu tố có nguy cơ mắc tỉ lệ ung thư vòm họng cao hơn:

1/ Thuốc lá

Thành phần hắc ín có trong thuốc lá có thể tăng nguy cơ vòm họng. Hắc ín là nhựa thuốc lá được lọc thông qua đầu lọc và đi vào phổi, tuy nhiên thì khói thuốc chưa được lọc có thể tăng tỉ lệ mắc ung thư. Vì thế, không chỉ những người hút thuốc lá, mà những người thường xuyên tiếp xúc cũng có thể tăng tỉ lệ mắc bệnh. 

Hãy bỏ thuốc lá không chỉ vì sức khỏe của bản thân mà còn bảo vệ cho những người xung quanh.

2/ Rượu bia

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Cồn cũng có các thành phần làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng. Đặc biệt, những người sử dụng thức uống có cồn thường xuyên cũng thương hút thuốc, điều này vô hình làm tăng thêm tỉ lệ ung thư. Ngoài ra, cồn có trong rượu bia cũng có thể làm tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây ung thư.

3/ Virus Papilloma, hay còn gọi là HPV 16 và HPV 18)

Human Papillomavirus (HPV) là một nhóm virus có liên quan đến nhiều bệnh lý ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư vòm họng. Nguy cơ càng tăng cao khi xuất hiện virus HPV chủng 16(HPV 16) và chủng 18 (HPV 18).

Để phòng tránh, bạn cần thực hiện tiêm vaccine ngừa HPV và nên quan hệ tình dục an toàn, giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus.

4/ Nhiễm virus Epstein Barr (EBV)

Epstein Barr thường được tìm thấy trong các tế bào của ung thư vòm họng, tùy vào chủng EBV mắc phải mà nguyên nhân gây ung thư vòm họng cũng khác nhau. Tuy đa số trường hợp ung thư vòm họng đến từ virus Epstein Barr nhưng không phải ai nhiễm EBV đều mắc ung thư vòm họng. Virus này làm tăng nguy cơ, nhưng cần kết hợp với các yếu tố di truyền và môi trường.

5/ Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Thói quen ăn uống thiếu dinh dưỡng cũng là một yếu tố góp phần tăng tỷ  lệ mắc ung thư. Đặc biệt, những ai có thói quen ăn uống thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh hay các loại thực phẩm muối chua sẽ có tỉ lệ bị ung thư vòm họng cao hơn. 

Bệnh nhân cần chú ý cân bằng thói quen ăn uống, kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, yến mạch, rau xanh, hoa quả, các món hấp, luộc.

6/ Di truyền – Tiền sử bệnh gia đình

Những ai có tiền sử gia đình từng mắc ung thư vòm họng thì tỉ lệ bị ung thư cũng cao hơn so với những yếu tố nguy cơ khác. Vì thế, các đối tượng thuộc nhóm này cần khám sức khỏe định kỳ, thực hiện tầm soát ung thư vòm họng.

7/ Bệnh về máu

Những bệnh lý về máu có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm, và tăng tỷ lệ mắc ung thư vòm họng. Trong đó, các bệnh lý có thể kể đến như bệnh bạch cầu, thiếu máu bất sản. Để phòng tránh điều này thì bạn cần khám sức khỏe định kỳ, và tiến hành tầm soát ung thư vòm họng.

8/ Môi trường sống, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ

Nguy cơ mắc ung thư vòm họng tăng lên khi bạn tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi và hóa chất độc hại. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng kém cũng là một yếu tố góp phần tăng nguy cơ bị ung thư, vì răng miệng không sạch sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoặc virus tấn công.

9/ Quan hệ tình dục bằng miệng

Quan hệ tình dục bằng đường miệng có thể nhiễm HPV và các virus khác. Vì thế, các đối tượng thường xuyên quan hệ bằng miệng nên khám phụ khoa định kỳ, để xác nhận không bị lây nhiễm các virus. Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng lây lan, các cặp vợ chồng nên sử dụng các biện pháp an toàn, nếu không có kế hoạch sinh, đẻ.

10/ Giới tính

Tỉ lệ mắc ung thư vòm họng ở nam giới cao gấp 4 lần so với phái nữ. Điều này đến từ thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia và lối sinh hoạt không lành mạnh của các bạn nam.

Ngoài ra, ung thư vòm họng cũng có thể đến từ một số yếu tố nguy cơ như:

  • Rối loạn tiêu hóa bẩm sinh.
  • Thiếu máu Fanconi.
  • Độ tuổi (tuổi cao có hệ miễn dịch suy giảm).

Dấu hiệu của ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn khởi phát, khiến bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Một số dấu hiệu phổ biến như:

  • Khó nuốt, cảm giác vướng cổ họng: Có cảm giác vướng như đang mắc dị vật, khiến bệnh nhân khó nuốt thức ăn hoặc nước uống.
  • Khô, rát cổ họng kéo dài: Người bệnh có cảm giác khó chịu, đau nhẹ kèm theo khô rát ở cổ họng.
  • Thay đổi giọng nói, khàn giọng, mất giọng: Giọng nói khàn, thay đổi bất thường hoặc đôi khi mất giọng hoàn toàn.
  • Ho kéo dài, thường ho khan: Không thuyên giảm khi sử dụng thuốc.
  • Chảy máu mũi, nghẹt mũi thường xuyên: Nghẹt mũi, khó thở đôi khi dịch nhầy xen lẫn máu.
  • Nổi hạch cổ: Hạch bạch huyết sưng to, cứng, không đau, ít di động. Tuy nhiên, theo thời gian thì hạch bạch huyết càng lúc càng ít di chuyển, rắn và ít di động hơn. Cho đến khi hạch bám vào các mô xung quanh và cố định, lúc này hạch sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân.

Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn, cụ thể:

  • Đau đầu, ù tai, suy giảm thính lực: Nhức vùng đầu, tai, kèm theo tiếng ve kêu trong tai, giảm khả năng nghe.
  • Khó thở, khó nuốt, khó khăn khi nhai hoặc nói: Khối u lớn cản trở các chức năng của hệ hô hấp và tiêu hóa, khiến người bệnh khó nuốt, khó nhai và đôi khi là khó thở.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, suy nhược cơ thể: Cơ thể suy nhược, uể oải, sụt cân đột ngột nhưng không rõ lý do.
  • Sốt cao nhiều đợt, từng đợt nổi hạch cổ mới: Các đợt sốt kèm theo hạch cổ tái phát nhiều lần, đây có thể là dấu hiệu rõ rệt nhất của ung thư vòm họng.

Cách bác sĩ chẩn đoán ung thư vòm họng

Một số cách chẩn đoán mà bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng:

  • Thực hiện thăm, khám lâm sàng: Đánh giá các triệu chứng, thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh lý, quan sát vùng cổ họng, kiểm tra hạch cổ và các dấu hiệu bất thường.
  • Nội soi: Dùng ống nội soi để theo dõi trực tiếp khu vực bên trong vòm họng, quan sát các bất thường và các thương tổn bên trong.
  • Chụp X-Quang/CT: Hình ảnh chi tiết sẽ giúp bác sĩ đánh giá được kích thước, vị trí khối u cũng như mức độ lan rộng, di căn của khối u.
  • Siêu âm vùng họng: Kiểm tra các cấu trúc bên trong vùng cổ họng, gồm hạch bạch huyết và các tổn thương bên trong.
  • Lấy mẫu sinh thiết: Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu mô để xét nghiệm bản chất của khối u.

Điều trị ung thư vòm họng như thế nào?

Để điều trị ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra phương pháp phù hợp dựa theo: giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân, và mức độ di căn của ung thư. Sau đây là một vài phương pháp phổ biến:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp ít phổ biến hơn so với xạ trị hoặc hóa trị trong việc điều trị ung thư, nhưng vẫn được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể:

  • Loại bỏ khối u: Áp dụng khi khối u chưa trưởng thành, chưa lan rộng.
  • Loại bỏ các mô bị ảnh hưởng: Nếu ung thư di căn sang hạch bạch huyết hoặc các mô lân cận, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ các hạch ở vùng cổ.
  • Phẫu thuật tái tạo: Sau khi loại bỏ khối u, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật tái tạo vùng bị thương tổn nhằm khôi phục chức năng hoặc thẩm mỹ.

Xạ trị

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Xạ trị là phương pháp điều trị chính cho ung thư vòm họng, đặc biệt ở những giai đoạn khởi phát. Phương pháp này sẽ ứng dụng tia X hoặc proton để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc nhằm ngăn chặn sự phát triển.

  • Xạ trị bên ngoài: Tia phóng xạ sẽ được chiếu bên ngoài cơ thể, tập trung vào vị trí khối u
  • Xạ trị nội bộ: Phương pháp này sẽ đưa nguồn phóng xạ trực tiếp vào khu vực bị ung thư, tuy nhiên thì thủ thuật này ít phổ biến hơn.

Hóa trị

Đây là phương pháp sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt các tế bào ung thư. Được áp dụng bằng cách:

  • Kết hợp với xạ trị.
  • Trước khi thực hiện xạ trị hoặc phẫu thuật.
  • Sau khi xạ trị hoặc phẫu thuật.
  • Điều trị ung thư giai đoạn muộn.

Tuy nhiên, hóa trị sẽ gây ra các tác dụng phụ như, buồn nôn, chóng mặt, rụng tóc, suy giảm hệ miễn dịch. Vì thế, hóa trị cần được theo dõi, quản lý chặt chẽ.

Cách phòng tránh ung thư vòm họng

Một vài cách để phòng tránh, ngăn ngừa ung thư vòm họng:

  • Không hút thuốc, tránh xa rượu bia: Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để ngăn ngừa ung thư vòm họng.
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất, giàu vitamin và chứa nhiều chất chống oxy hóa.
  • Hạn chế ăn thực phẩm lên men, các loại sản phẩm muối chua có chứa nitrosamine.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sinh hoạt sạch sẽ.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi hoặc hóa chất độc hại.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi tiền sử gia đình mắc bệnh cần tầm soát ung thư vòm họng sớm.

Ung thư vòm họng xuất hiện như một thử thách trong giới y tế và mang đến nỗi lo lắng cho nhiều gia đình có nạn nhân mắc phải. Cách duy nhất để điều trị bệnh là cần phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Vì thế, việc tìm ra nguyên nhân gây ung thư vòm họng rất cần thiết.

Phòng khám Quang Hiền tự hào là địa chỉ uy tín và mong muốn đồng hành cùng bạn trong chặng đường bảo vệ sức khỏe. Với bác sĩ Quang giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tai mũi họng và là trưởng khoa tại bệnh viện Hoàn Mỹ sẽ có thể giúp đỡ bạn trong hành trình lấy lại chất lượng cuộc sống.

Đừng chờ đợi cho đến khi có các dấu hiệu rõ ràng, mà hãy tầm soát ung thư vòm họng ngay khi có những triệu chứng mờ nhạt và là đối tượng nằm trong các yếu tố nguy cơ.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 11, 2025 by ModD Leave a Comment

Đau họng 1 bên phải đến từ nguyên do nào? Cách điều trị

Đau họng 1 bên phải hoặc trái gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Không những thế, triệu chứng này còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, người bị đau họng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng đang mắc phải để có thể thăm, khám và nhận chỉ định kịp thời từ phía chuyên gia. Bài viết này sẽ chia sẻ cách phòng ngừa, nguyên nhân và cách chẩn đoán đau họng 1 bên phải/trái dành cho bạn.

Triệu chứng đau họng 1 bên phải

Đau họng 1 bên là tình trạng mà bệnh nhân đau, rát cổ họng kèm theo cảm giác ngứa, hoặc đau khi nuốt, nói chuyện. Cơn đau chỉ kéo dài tại một bên, nguyên nhân xuất phát từ niêm mạc họng hoặc các bộ phận lân cận bị tổn thương, viêm, nhiễm.

Các triệu chứng thường gặp

Đau họng 1 bên phải

Tùy vào nguyên nhân gây ra mà triệu chứng sẽ khác nhau, tuy nhiên các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Họng đau, sưng, rát tại 1 bên cổ họng.
  • Có cảm giác vướng, hoặc đau khi nuốt.
  • Chán ăn, sốt cao.
  • Ho khan, đôi khi ho có đờm.
  • Chảy nước mũi trong, nghẹt mũi hoặc có lẫn máu trong nước bọt.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn:

  • Đau lan ra tai hoặc hàm.
  • Khàn giọng kéo dài, có thể mất tiếng.
  • Hạch bạch huyết ở cổ bị sưng.
  • Xuất hiện khối mủ, khối u trong cổ họng.

Những triệu chứng trên gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sinh hoạt và công việc hàng ngày. Để có thể tìm ra phương pháp điều trị, bạn cần nhận dạng được nguyên do gây nên.

Nguyên nhân dẫn đến đau họng 1 bên

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau họng 1 bên phải, hoặc trái, trong đó có thể kể đến như:

1/ Chảy dịch mũi sau

Chảy dịch mũi sau là tình trạng chất nhầy trong mũi tích tụ lại ở phía sau cổ họng, gây ra triệu chứng đau họng. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp một số dấu hiệu khác như sưng amidan, ngứa ngáy ở vùng họng, khàn giọng, hơi thở có mùi hôi, ho, buồn nôn. Tình trạng này còn có thể dẫn đến viêm, nhiễm trùng tai. 

2/ Viêm amidan

Đau họng 1 bên phải

Chức năng của viêm amidan như một lớp bảo vệ, ngăn ngừa sự tấn công của virus, vi khuẩn, khi hệ thống này quá tải thì sẽ gây ra tình trạng viêm, nhiễm amidan. Đôi khi amidan bị viêm, sưng một bên nên dẫn đến tình trạng đau họng 1 bên phải, hoặc bên trái. Một số dấu hiệu điển hình của viêm amidan như:

  • Sốt cao.
  • Nghẹt và sổ mũi.
  • Amidan bị sưng, và ứ đọng mủ.
  • Khó nuốt thức ăn hay nước bọt.
  • Có thể đau họng 1 bên phải/trái hoặc đau cả vùng họng.

3/ Áp xe quanh amidan

Áp xe quanh amidan là tình trạng nhiễm trùng và tạo thành khối mủ đằng sau amidan. Đây là biến chứng của viêm amidan do tác nhân chính là vi khuẩn, một số triệu chứng đặc trưng của áp xe quanh amidan:

  • Sốt cao trên 39 độ, uể oải, chán ăn
  • Đau nhức một bên họng
  • Khó nuốt, vướng víu khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.

Bệnh nhân bị áp xe quanh amidan cần được thăm, khám và điều trị kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

4/ Loét miệng

Các vết loét đến từ các bệnh lý tay chân miệng có thể được phát hiện ở thành họng hoặc một bên họng, gây nên tình trạng đau, rát. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 6 tuổi nhưng người trưởng thành cũng có thể mắc phải.

5/ Sưng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết bị sưng cũng là nguyên do khiến cổ họng bị đau một bên. Lý do dẫn đến sưng hạch bạch huyết bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến như: viêm amidan, cảm lạnh, nhiễm trùng tai, hoặc họng, ung thư hạch, ung thư vòm họng,… Tùy vào tình trạng sức khỏe tổng quát, hay triệu chứng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị khác nhau.

6/ Đau dây thần kinh họng – hầu

Đau họng 1 bên phải

Đây là một triệu chứng xuất hiện đột ngột, hiếm gặp. Bệnh nhân mắc tình trạng này có thể cảm thấy cơn đau dữ dội quanh ống tai, vị trí amidan, hàm, hoặc một nửa mặt. Dấu hiệu điển hình nhất là nuốt cảm thấy đau, có thể kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Đau dây thần kinh hầu – họng thường xuất hiện ở phía sau cổ họng hoặc lưỡi.

7/ Trào ngược dạ dày

Tình trạng acid trong dạ dày bị đẩy lên và đi ngược vào dạ dày thực quản và lên cổ họng, hô hấp trên. Bệnh nhân sẽ thấy triệu chứng này rõ rệt và nhiều khó chịu hơn khi nằm. Vì thế mà những ai thường xuyên bị trào ngược sẽ có xu hướng nằm nghiêng một bên, dẫn đến acid trào ngược ảnh hưởng đến một bên cổ họng.

Từ đó, gây ra triệu chứng đau họng 1 bên phải, hoặc trái. Trào ngược dạ dày là một tình trạng phổ biến, nguyên nhân gây ra đến từ thức ăn cay, nóng, rượu bia, hay thuốc lá,…

Biến chứng của đau họng một bên là gì?

Khi vừa phát hiện, người bệnh chỉ có cảm giác khó nuốt, đau nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, và có thể khàn tiếng hoặc thậm chí mất tiếng. Đối với những trường hợp đặc biệt, đau họng 1 bên phải/trái, không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm hoặc áp xe amidan, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng toàn thân hoặc suy hô hấp.

Chẩn đoán đau họng một bên phải bằng cách nào?

Tùy vào tình trạng, thời gian ủ bệnh hay các triệu chứng đi cùng mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định, yêu cầu thực hiện một số thủ thuật chẩn đoán, cụ thể:

  • Nội soi tai mũi họng: Phát hiện các bất thường và quan sát những vị trí bị thương tổn như niêm mạc mũi, thanh quản, amidan.
  • Xét nghiệm máu: Dùng để phân loại nguyên nhân gây bệnh đến từ vi khuẩn hay virus.
  • Xét nghiệm dịch hầu họng: Chẩn đoán nguyên do gây ra đau họng 1 bên trái/phải.
  • Nội soi dạ dày: Được yêu cầu nếu bệnh nhân có tình trạng trào ngược, hay các khối ung thư dạ dày.
  • Siêu âm vùng cổ: Dùng để quan sát các khối u vùng cổ nếu bác sĩ phát hiện bất thường của các triệu chứng.

Thuyên giảm cơn đau họng 1 bên hiệu quả (nên thử)

Một vài cách sẽ giúp bạn thuyên giảm cơn đau họng tại nhà:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp làm dịu cơn đau, giảm viêm và sát khuẩn vùng họng.
  • Giữ ấm cổ họng bằng khăn, hạn chế nước lạnh, đặc biệt là khi chuyển mùa.
  • Xông mũi bằng nước ấm: Giúp đường thở thông thoáng, giảm kích ứng. Ngoài ra có thể kết hợp cùng một số loại thảo mộc như gừng, nghệ, hoặc lá trầu không, có chức năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Uống đủ nước sẽ giúp hệ miễn dịch và đề kháng khỏe mạnh.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Đau họng một bên là một triệu chứng phổ biến, tuy nhiên một vài trường hợp có thể là dấu hiệu của một biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu gặp phải những triệu chứng trở nặng, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay, cụ thể là:

  • Triệu chứng đau họng kéo dài hơn 1 tuần mà không thuyên giảm
  • Sốt cao (trên 38,5 độ C), không giảm dù đã dùng thuốc điều trị.
  • Xuất hiện khối u, hạch bất thường ở vùng cổ.
  • Khàn giọng, mất tiếng
  • Khó nuốt nghiêm trọng, khó thở.

Phòng ngừa đau họng 1 bên phải

  • Rửa tay thường xuyên cùng xà phòng và nước sạch trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách đánh răng 2 ngày 1 lần và dùng nước muối súc miệng.
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.
  • Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
  • Tránh xa môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại hoặc khói bụi, khói thuốc lá.
  • Hạn chế rượu bia, nước có gas, có màu, chất kích thích và tránh xa thuốc lá.
  • Tránh ăn thực phẩm cay, nóng, chua.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước (nước lọc, không đá)
  • Vận động thể chất thường xuyên, điều độ.
  • Ngủ đủ giấc cũng giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Vệ sinh phòng ốc, cá nhân sạch sẽ, thường xuyên.

Đau họng 1 bên phải/trái có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm các bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, rất dễ để dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Việc thăm khám và lắng nghe cơ thể là yếu tố chủ chốt để bảo vệ và cải thiện sức khỏe của cổ họng.

Trường hợp những ai đang mắc các triệu chứng kể trên, nhưng đã nhiều ngày không thuyên giảm. Bạn cần đến gặp chuyên gia tai mũi họng để nhận tư vấn, hướng dẫn. Phòng khám Quang Hiền tự hào là một địa chỉ tai mũi họng uy tín và chuyên nghiệp, được dẫn dắt bởi trưởng khoa tai mũi họng của bệnh viện Hoàn Mỹ.

Hãy để phòng khám Quang Hiền đồng hành cùng bạn trên chặng đường nâng cao sức khỏe nhé!

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 11, 2025 by ModD Leave a Comment

Bị đau mũi cánh trái hoặc phải đến từ nguyên do nào? Cách điều trị

Bị đau mũi cánh trái là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng rõ nguyên nhân hay cách để điều trị hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân bị đau mũi cánh trái, phải đến từ nguyên do nào nhé.

Tìm hiểu chung về lý do bị đau mũi cánh trái

Đau mũi cánh trái có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những vấn đề liên quan đến cơ thể, hoặc do các tác nhân bên ngoài. Thậm chí, đau mũi cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng hơn. 

Khi bị nghẹt mũi một bên, người bệnh không nên chủ quan, việc thăm khám là rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý nguy hiểm.

Bị đau mũi cánh trái là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Bị đau mũi cánh trái

Hãy cùng điểm qua một số bệnh lý phổ biến, thường xuyên xuất hiện dấu hiệu bị đau mũi cánh trái:

1/ Viêm mũi

Đây là tình trạng niêm mạc mũi bị vi khuẩn tấn công, gây ra viêm, nhiễm. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này có thể gồm nghẹt mũi, bị đau mũi cánh trái, phải, sưng tấy vùng mũi. Viêm mũi có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân gây dị ứng như hóa chất độc hại, khói thuốc lá,…

2/ Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm diễn ra tại các hốc xoang. Các hốc xoang có nhiệm vụ ngăn chặn các tác nhân gây hại, nhưng nếu quá nhiều vi khuẩn, nấm thì có thể khiến các hốc bị quá tải. Vì thế khi xoang bị viêm, bạn sẽ cảm thấy đau nhức vùng mũi, trán và đôi khi là đau một bên mũi.

3/ Polyp mũi

Bị đau mũi cánh trái, phải có thể đến từ sự hình thành của khối polyp bên trong mũi. Polyp là khối u lành tính thường xuất hiện trong mũi, hoặc xoang. Khi phát triển lớn, polyp có thể khiến bệnh nhân bị ngạt, bị đau mũi cánh, mũi bị tắc nghẽn, khó thở.

Trên đây chỉ là một vài căn bệnh phổ biến gây cho người bệnh bị đau mũi cánh trái. Để có thể tìm ra nguyên do chính xác, hãy tiếp tục theo dõi bài viết bạn nhé.

Nguyên nhân người bệnh bị đau mũi cánh trái

Ngoài các dấu hiệu của bệnh lý khiến bạn bị đau mũi cánh trái, thì tình trạng này cũng có thể đến từ một số tác nhân như:

  • Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông vật nuôi, hóa chất độc hại hoặc môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá.
  • Gặp chấn thương ở vùng mũi, mặt do va đập có thể gây đau, sưng hoặc chảy máu, do cánh mũi bị tổn thương.
  • Thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột, đặc biệt là chuyển lạnh có thể khiến mũi bị kích thích, và đau.
  • Có dị vật bên trong mũi như bụi bẩn, cát hoặc các vật nhỏ có thể gây đau, ngạt và thậm chí là chảy máu mũi. 
  • Viêm mũi mạn tính, có polyp mũi có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi kéo dài, khiến bệnh nhân bị đau cánh mũi.
  • Nghẹt mũi 1 bên do viêm xoang và gây đau mũi, đôi khi gây tắc nghẽn, khó thở.
  • Đau mũi một bên đến từ ung thư, do khối u ác tính phát triển bên trong niêm mạc, gây ra tình trạng đau mũi kéo dài.

Những trường hợp người bị đau cánh mũi trái/phải thường gặp

Bị đau mũi cánh trái hoặc phải có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó, mà các triệu chứng gặp cũng sẽ khác nhau, đây là một số ví dụ điển hình:

Đau, nghẹt một bên mũi khi ngủ hoặc khi nằm

Khi nằm nghiêng, dịch nhầy có thể tích tụ lại ở một bên mũi, gây ra nghẹt và đau. Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn vào ban đêm, vì thế mà các trường hợp nghẹt mũi có dấu hiệu tăng về đêm, khi ngủ. Đối với triệu chứng này, bạn có thể thay đổi tư thế ngủ, cách gối đầu, tuy nhiên không nên gối đầu quá cao.

Khó thở do nghẹt, đau một bên mũi

Một bên mũi tắc nghẽn có thể khiến người bệnh thấy khó thở, kèm theo khó chịu, đau hoặc vướng víu. Tình trạng này do các mạch máu trong mũi bị viêm nhiễm khiến các mô bên trong sưng lên, xuất hiện dịch nhầy nhiều, khiến mũi bị tắc nghẽn, khó thở.

Bị nghẹt, đau mũi cánh trái, phải luân phiên

Bị đau mũi cánh trái

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể đau hoặc nghẹt mũi luân phiên từ bên này sang bên khác, đây là một triệu chứng điển hình của viêm mũi, viêm xoang.

Bị đau mũi cánh trái hoặc phải kéo dài

Nếu bệnh nhân đau kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng, có thể nhắc đến như viêm xoang mạn tính, polyp mũi.

Ngoài ra, đây có thể là tình trạng xung huyết ở cả 2 lỗ mũi, nhưng nặng hơn tại một bên. Điều này sẽ kéo dài trong 3-6 tháng trước khi lan sang mũi còn lại, và trở nặng hơn khi nằm. Đối với triệu chứng này cần thăm khám tại bác sĩ, vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau.

Đau, nghẹt mũi kèm ù tai

Đau, nghẹt mũi kèm ù tai có thể là triệu chứng của viêm xoang, viêm mũi hoặc viêm họng. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vòm mũi họng, hết sức nguy hiểm. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân.

Nghẹt mũi, bị đau mũi cánh trái/phải kèm theo nhức đầu

Người bệnh có thể thấy đau đầu, nghẹt mũi, đây là dấu hiệu cho thấy các hốc xoang ở vùng mặt đang bị viêm, nhiễm, khiến dịch nhầy tiết ra gây áp lực lên vùng đầu.

Nghẹt mũi kèm đau họng

Triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh, viêm mũi hoặc viêm xoang.

Những triệu chứng này có thể đến từ các bệnh lý vô cùng nguy hiểm, hoặc đơn giản từ các bệnh lý thông thường có thể điều trị hoặc tự khỏi. Người bệnh nên tham khảo cách chữa, điều trị hay giảm đau để có thể cân bằng chất lượng cuộc sống.

Cách để giảm đau một bên mũi

Bị đau mũi cánh trái hoặc phải sẽ gây ra nhiều khó chịu cho việc hít thở, cũng như sinh hoạt hằng ngày. Để làm giảm đi tình trạng này, hãy thực hiện một vài cách dưới đây:

  • Dùng đá chườm lên vùng sưng sẽ làm dịu cơn đau nhức và giảm sưng.
  • Xông hơi với thảo mộc như bạc hà, khuynh diệp hoặc nước muối sẽ giúp đường thở thông thoáng.
  • Thay đổi tư thế ngủ như nằm nghiêng hoặc kê gối để hạn chế nghẹt mũi hoặc bị đau mũi cánh trái, phải.
  • Dùng máy tạo độ ẩm, giúp không khí không bị khô, từ đó mũi không bị bỏng, rát.
  • Giữ môi trường sạch sẽ, đảm bảo không khí trong lành, hạn chế bụi bẩn.
  • Vệ sinh cá nhân, đồ dùng sinh hoạt thường xuyên và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Không nên đi bơi khi bị đau mũi cánh trái, phải, điều này có thể vô tình làm nhiễm trùng và khiến tình trạng tệ hơn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin C và kẽm, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.

Phòng ngừa bị đau mũi cánh trái

Một số cách phòng ngừa đau mũi mà bạn nên nhớ:

  • Tránh xa tác nhân gây dị ứng, hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, mỹ phẩm, khói thuốc lá, bụi, lông động vật.
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là thời điểm chuyển mùa, nên giữ ấm cho vùng cổ, tay và chân.
  • Vệ sinh thường xuyên bằng nước muối sinh lý giúp tình trạng bị đau mũi cánh trái thuyên giảm, làm dịu các cơn đau nhức.
  • Không dùng chất kích thích, thuốc lá, hạn chế rượu bia, không dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay, nóng, nước ngọt.

Khi gặp tình trạng bị đau mũi cánh trái hoặc phải kéo dài, việc tìm hiểu nguyên do để điều trị là điều vô cùng quan trọng để tránh các bệnh lý nguy hiểm. Bệnh nhân cần đi thăm, khám tại các cơ sở y tế khi thấy các triệu chứng kéo dài, không nên lơ là vì có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trên và cần tư vấn chuyên sâu. Bạn có thể liên hệ với phòng khám Quang Hiền, bác sĩ Quang giàu kinh nghiệm và là trưởng khoa tai mũi họng của Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân, đưa ra phác đồ điều trị (nếu cần thiết) để can thiệp một cách kịp thời.

Từ đó, đường thở của bạn sẽ thông thoáng hơn, dịu đi các cơn đau nhức và lấy lại chất lượng cuộc sống vốn có. Hãy liên hệ qua hotline hoặc địa chỉ bên dưới nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào nhé.

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Website: https://taimuihongdanang.com
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 11
  • 12
  • 13
  • 14
  • 15
  • …
  • 64
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: Tranh Chấp Hợp Đợp Đồng Ở Doanh Nghiệp FDI: 5 Sai Lầm “Chết Người” Và Giải Pháp Từ Chuyên Gia Pháp Lý 2025
  • Bảo vệ: Mã Ngành Xây Dựng: Bí Quyết Thành Công Cho Doanh Nghiệp FDI Tại Việt Nam 2025
  • Bảo vệ: Bảo Lãnh Diện F2B Mất Bao Lâu? Giải Mã Thời Gian Chờ & Cách Rút Ngắn 65% Quy Trình
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in