Việt Gia Trang

Quán nhỏ ven đường

  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Tháng 3 11, 2025 by ModD Leave a Comment

Viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Viêm thanh quản không chỉ ảnh hưởng đến giọng nói, mà còn gây đau rát và có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu như không được chăm sóc đúng cách. Một trong những yếu tố quan trọng để phòng tránh cũng như điều trị chính là chế độ ăn uống. Vậy, bệnh nhân viêm thanh quản kiêng ăn gì? Và nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.

Tổng quan về bệnh lý viêm thanh quản

Viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản bị viêm hoặc kích ứng, dẫn đến giọng nói và các chức năng của cổ họng bị ảnh hưởng. Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh, mà tình trạng có thể là cấp tính (kéo dài từ vài ngày đến 3 tuần), hoặc mãn tính (kéo dài hơn 3 tuần).

viêm thanh quản kiêng ăn gì
  • Khàn giọng, mất giọng, thay đổi giọng nói.
  • Đau, rát và khô cổ họng.
  • Ho khan, ho có đờm.
  • Bệnh nhân cảm thấy vướng víu, khó chịu ở cổ họng.
  • Đối với trường hợp nghiêm trọng có thể gặp khó khăn khi nuốt hoặc thở.

Viêm thanh quản kiêng ăn gì?

Không chỉ dừng lại với các triệu chứng cơ bản phía trên, mà còn có thể kèm theo các triệu chứng khác kéo dài nếu không được chăm sóc đúng cách. Một chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ dẫn đến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. Vậy, người bị viêm thanh quản kiêng ăn gì?

Thức ăn cay, nóng hoặc chua

viêm thanh quản kiêng ăn gì

Các loại thực phẩm cay, nóng như ớt, tiêu có thể gây bỏng, tổn thương lớp niêm mạc nhạy cảm của thanh quản. Hoặc các loại thức ăn chua như chanh, thơm, me có chứa axit citric, có thể kích thích niêm mạc họng đang bị viêm, tăng cảm giác đau, rát hoặc khàn giọng.

Điều này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Ngoài ra có thể gây trào ngược dạ dày, khiến các triệu chứng ở thanh quản trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thực phẩm gây dị ứng

Tùy vào thể trạng của người bệnh, và các phản ứng dị ứng mà các loại thực phẩm gây dị ứng cũng khác nhau. Các loại thực phẩm gây dị ứng thường gặp như hải sản, sữa bò, lạc, trứng và một số loại hạt có thể tác động đến hệ miễn dịch. Người bệnh khi ăn các loại thực phẩm này có thể tăng nguy cơ làm phù nề thanh quản, gây ra khó thở hoặc thậm chí ngưng thở đối với trường hợp nặng.

Sản phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh

Một số sản phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản, gia vị và muối, có thể tăng tiết dịch nhầy, gây khô cổ họng. Mặt khác, các loại thức ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ, vô tình khiến triệu chứng ho, khàn giọng kéo dài.

Các loại thực phẩm này có thể kể đến như: xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng, snack, khoai tây chiên, gà rán, thịt hộp,…

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Những món chiên, rán nhiều dầu mỡ cần người bị viêm thanh quản kiêng ăn, vì các món này sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, trào ngược khiến dây thanh quản tổn thương, ảnh hưởng đến giọng nói.

Một số thực phẩm điển hình như: gà chiên, bánh rán, cá chiên, mì xào, khoai tây chiên,… Người bệnh nên thay thế các chất béo omega 6 gây hại cho sức khỏe bằng những thực phẩm chứa omega 3 có lợi cho cơ thể.

Các loại đồ uống có cồn, cà phê

Rượu, bia, cà phê có thể khiến cơ thể mất nước, gây ra khô niêm mạc họng. Đặc biệt, các sản phẩm này còn khiến vòng thực quản bị giãn cơ, gây ra trào ngược dạ dày. Ngoài ra, những bệnh nhân thường uống bia, rượu hoặc cà phê thường có xu hướng hút thuốc lá, một thói quen xấu cũng cần tránh để đảm bảo tình trạng không trở nên nghiêm trọng.

Nước có màu, có gas

Nước có gas thường chứa axit photphoric và đường, gây kích ứng cho vùng niêm mạc họng. Các loại thức uống này không tốt cho sức khỏe nói chung, và có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm kéo dài và làm chậm quá trình tái tạo niêm mạc họng.

Mong rằng phân đoạn trên sẽ giải đáp được thắc mắc viêm thanh quản kiêng ăn gì dành cho các bạn. Bạn có đang tiêu thụ thực phẩm thức uống nào phía trên không? Nếu câu trả lời là có, bạn sẽ cần chú ý đến sức khỏe của cổ họng nhiều hơn đấy nhé.

Vậy, viêm thanh quản nên ăn gì?

Bên cạnh hạn chế, tránh xa các thực phẩm có hại, người bệnh cũng cần chú ý xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, chẳng hạn như:

Ăn thức ăn mềm, loãng

Các món mềm, loãng như cháo, súp hoặc canh sẽ không làm tổn thương niêm mạc họng nhờ vào việc không gây áp lực lên thanh quản. Đặc biệt, các loại thực phẩm này có công dụng cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết, bên cạnh đó còn làm dịu cổ họng, hạn chế cảm giác khó nuốt. 

Một vài thực phẩm mềm, loãng điển hình như: cháo gà, cháo yến mạch, súp rau củ, cháo bí đỏ,… Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên ăn khi ấm, nếu quá nóng có thể khiến bỏng rát niêm mạc họng.

Sữa, các sản phẩm được làm từ sữa

Sữa, hay các loại sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai là một nguồn cung cấp chất đạm và canxi hiệu quả. Những sản phẩm từ sữa sẽ có tác dụng làm dịu cổ họng khi sử dụng, cung cấp lợi khuẩn hỗ trợ hệ miễn dịch và bổ sung năng lượng, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Hoa quả, rau xanh

Người bệnh viêm thanh quản cần bổ sung đầy đủ các vitamin, dưỡng chất có trong trái cây và rau xanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các loại trái cây, rau rủ nên được chế biến mềm hoặc thái nhuyễn, ít gia vị và ăn khi ấm. Việc ăn quá nóng hoặc chế biến thức ăn quá to, hoặc quá cứng có thể gây tổn thương cổ họng.

Đặc biệt, bệnh nhân cần chú ý bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.

Mật ong, chanh nóng

Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm, còn chanh sẽ cung cấp vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh có thể pha hỗn hợp này như sau:

  • Chuẩn bị một cốc nước cốt chanh và cốc nước ấm.
  • Cho 2 hỗn hợp này vào nhau, sau đó cho thêm 1 thìa mật ong nguyên chất.
  • Khuấy đều hỗn hợp này và dùng khi ấm, nên dùng vào buổi sáng khi thức dậy.

Tỏi

Tỏi có chứa allicin, một hợp chất có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm tốt, giúp tiêu diệt vi khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Bệnh nhân có thể dùng tỏi tươi nghiền nhỏ pha với nước ấm, hoặc thêm tỏi vào các món thức ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tỏi nướng, nhưng không nên ăn tỏi sống, có thể gây kích ứng, bỏng, rát vùng niêm mạc khiến tình trạng trầm trọng hơn.

Gừng

viêm thanh quản kiêng ăn gì

Gừng có tính ấm, giảm viêm và kháng khuẩn tốt, giúp làm dịu cổ họng và cơn bỏng, rát. Bạn có thể pha trà gừng với mật ong, hoặc thái lát nhỏ cho vào cốc nước ấm và dùng trong ngày.

Tìm hiểu về cách điều trị viêm thanh quản

Thông thường, viêm thanh quản thường được chỉ định điều trị tại nhà, bằng cách nghỉ ngơi, chăm sóc và thực hiện cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài để thuyên giảm triệu chứng. 

1/ Chăm sóc tại nhà

  • Cho dây thanh âm nghỉ ngơi: Hạn chế nói lớn, hét to, nói quá nhiều, nhằm giảm áp lực lên dây thanh quản.
  • Giữ ẩm không khí: Dùng máy tạo độ ẩm hoặc xông hơi bằng nước ấm để giảm khô họng
  • Uống đủ nước: Bổ sung đầy đủ nước để giữ ẩm niêm mạc cổ họng, làm dịu tình trạng khô rát ở niêm mạc.

2/ Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp bác sĩ yêu cầu kê đơn và sử dụng thuốc điều trị

  • Kê đơn kháng sinh nếu viêm thanh quản bắt nguồn từ vi khuẩn
  • Kê đơn corticosteroid để kháng viêm nếu triệu chứng nặng.
  • Nếu đến từ các bệnh lý khác như viêm xoang, trào ngược thì sẽ điều trị song song với viêm thanh quản.
  • Trong trường hợp thanh quản bị thương tổn nặng do polyp hoặc nốt sần phát triển thì bác sĩ cũng có thể yêu cầu phẫu thuật.

Viêm thanh quản tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, các triệu chứng có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy mà việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe thanh quản rõ rệt. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn biết viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì.

Trong trường hợp bạn hoặc người nhà đang gặp vấn đề viêm thanh quản kéo dài, dù đã áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng không thuyên giảm. Hãy liên hệ với phòng khám Quang Hiền, để được giải đáp thắc mắc, nhận tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nhé.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 11, 2025 by ModD Leave a Comment

Lý do bị viêm tai giữa và 8 đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến, nhất là ở trẻ em, nguyên nhân vì cấu trúc tai và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn toàn phát triển. Viêm tai giữa có các triệu chứng đặc trưng như suy giảm thính lực, sốt, khó ngủ, mất thăng bằng,… Song, viêm tai giữa cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Hãy khám phá những lí do bị viêm tai giữa trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Tổng quan về viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở khu vực tai giữa (sau màng nhĩ), dẫn đến biểu hiện như sưng, đau, sốt, chảy dịch mủ. Đây là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi thường gặp nhất là trẻ em (từ 6-36 tháng tuổi), do cấu trúc tai chưa hoàn toàn phát triển và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Tùy vào tình trạng nhiễm trùng, mà viêm tai giữa chia làm 3 loại:

  • Viêm tai giữa cấp (Acute Otitis Media): Thường là một biến chứng của rối loạn chức năng vòi nhĩ (ống Eustachian), gây ra tích tụ chất lỏng trong tai giữa. Ngoài ra, các bệnh lý đường hô hấp trên cũng tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào tai giữa, dẫn đến viêm tai.
  • Viêm tai giữa mạn tính (Chronic Otitis Media): Nguyên nhân từ viêm tai giữa cấp không được điều trị triệt để, hoặc có thể đến từ dị tật bẩm sinh, cấu trúc tai bất thường. Gây ra chảy dịch mủ tai kéo dài, giảm thính lực, và có thể nhiễm trùng tái phát.
  • Viêm tai giữa có dịch mủ (Suppurative Otitis Media): Biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa cấp hoặc mạn tính, đến từ viêm nhiễm kéo dài trong tai giữa. Gây ra các biểu hiện như chảy mủ tai, đau tai âm ỉ, dai dẳng, nghe kém, và có thể dẫn đến các biến chứng như áp xe não, viêm xương chũm và thậm chí là mất thính lực vĩnh viễn.

Một số triệu chứng điển hình của viêm tai giữa

  • Khó ngủ.
  • Khóc nhiều.
  • Nghe kém.
  • Phản ứng kém với âm thanh.
  • Mất thăng bằng.
  • Sốt cao (trên 38 độ C).

Lý do bị viêm tai giữa là gì?

Lý do bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa xảy ra khi có sự tích tụ dịch hoặc nhiễm trùng trong tai giữa. Các lý do bị viêm tai giữa chính thường đến từ tắc nghẽn vòi nhĩ, hoặc ảnh hưởng từ VA:

1/ Vòi nhĩ (vòi Eustachian)

Vòi nhĩ là một ống nhỏ nối giữa tai giữa và vùng sau của họng, mũi. Vai trò chính của Eustachian gồm:

  • Cân bằng áp suất giữa tai giữa và môi trường bên ngoài.
  • Dẫn chất lỏng từ tai giữa xuống vùng họng, mũi.

Rối loạn chức năng vòi nhĩ là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm tai giữa, dẫn đến hiện tiện tắc nghẽn vòi nhĩ hoặc suy yếu chức năng dẫn chất lỏng. Trong đó, tắc nghẽn vòi nhĩ có thể đến từ nhiễm trùng đường hô hấp trên; dị ứng gây phù nề niêm mạc khiến vòi nhĩ hẹp; hoặc vòi nhĩ ngắn (ở trẻ) và nằm ngang hơn so với người lớn nên dễ bị tắc. 

Bên cạnh đó, suy yếu chức năng lưu dẫn chất lỏng sẽ khiến chất lỏng tích tụ ở tai giữa, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển.

2/ VA (Adenoids)

VA là tổ chức lympho nằm phía sau vòm họng (thuộc hệ miễn dịch), có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus. Một số trường hợp VA có thể dẫn đến viêm tai giữa như:

  • VA phì đại: Khi VA phì đại/quá phát, có thể chèn ép gây ra tắc vòi nhĩ, khiến vòi nhĩ rối loạn chức năng, gây ra viêm tai giữa.
  • VA nhiễm trùng: Đây là ổ vi khuẩn tiềm ẩn, một số trường hợp có thể lan sang tai giữa qua vòi nhĩ.
  • Trẻ em: VA phát triển mạnh ở trẻ em, lứa tuổi dễ bị viêm, tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa tái phát.

3/ Một số lý do bị viêm tai giữa khác có thể kể đến là:

  • Viêm, nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang,…
  • Phản ứng dị ứng, gây ra tắc nghẽn đường thở và vòi nhĩ.
  • Hút thuốc lá thụ động, người thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá.
  • Cơ địa: Những người có hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Bé có thói quen bú bình (khi nằm): Tăng nguy cơ dịch từ họng, mũi chảy vào tai giữa.

Ai là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa?

Một số đối tượng có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn:

  • Trẻ em dùng núm giả thường xuyên.
  • Trẻ bú bình.
  • Trẻ nhỏ đi nhà trẻ.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cao.
  • Thay đổi độ cao đột ngột.
  • Thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột trở lạnh.
  • Gần đây mắc bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai.
  • Dị tật bẩm sinh mũi họng.

Những biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa

  • Suy giảm thính lực: Viêm tai giữa khiến dịch tích tụ trong tai giữa, cản trở quá trình rung động của màng nhĩ, chuỗi xương con và gây ra giảm thính lực tạm thời. Trường hợp kéo dài có thể gây ra suy giảm thính lực vĩnh viễn.
  • Chậm nói, chậm phát triển ở trẻ nhỏ: Trẻ bị nghe kém do viêm tai giữa sẽ không tiếp nhận đầy đủ âm thanh để phát triển ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp. Điều này vô hình khiến trẻ chậm nói, khó khăn trong việc giao tiếp và học tập.
  • Thủng màng nhĩ: Áp lực lớn từ dịch mủ tích tụ, hoặc nhiễm trùng nặng có thể khiến màng nhĩ bị rách, hoặc thậm chỉ thủng màng nhĩ.
  • Viêm não hoặc viêm màng não: Nhiễm trùng tai giữa có thể lan đến não, tuy hiếm gặp nhưng biến chứng này vô cùng nguy hiểm. 

Một số biến chứng khác có thể kể đến là:

  • Viêm tai xương chũm.
  • Liệt dây thần kinh mặt.
  • Viêm mê nhĩ.

Cách chẩn đoán viêm tai giữa

Cùng tham khảo một số cách để bác sĩ thăm khám và tìm hiểu lý do bị viêm tai giữa:

1/ Thăm khám vùng tai

  • Soi bằng đèn soi tai: Bác sĩ sẽ quan sát màng nhĩ của bệnh nhân để tìm các biểu hiện điển hình, đồng thời kiểm tra sự tích tụ dịch hoặc mủ.
  • Đo áp suất và sự di chuyển của màng nhĩ, phát hiện vị trí tích tụ dịch hoặc phát hiện rối loạn chức năng vòi nhĩ.

2/ Thăm khám các bộ phận liền kề

  • Kiểm tra mũi họng, VA: Tìm nguồn lây lan, hoặc các dấu hiệu viêm nhiễm ở họng hoặc mũi.
  • Đánh giá chức năng thính giác: Đặc biệt cần thiết trong trường hợp nghi ngờ suy giảm thính lực, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

3/ Một vài kỹ thuật khác

  • Chụp CT scan tai: Phát hiện biến chứng hoặc bất thường ở tai giữa và các bộ phận liền kề.
  • Xét nghiệm dịch tai: Phân tích dịch, mủ trong tai để xác định tác nhân gây bệnh.
  • Kiểm tra điện thính lực đồ (Electroaudiometry): Thường được áp dụng trong trường hợp nghi ngờ thính giác bị tổn thương lâu dài.

Cách điều trị viêm tai giữa

1/ Điều trị nội khoa

Một vài biện pháp điều trị nội khoa:

  • Thuốc kháng sinh: Thường được áp dụng khi viêm tai giữa do vi khuẩn gây nên hoặc có tình trạng nhiễm trùng nặng. Các loại kháng sinh thường dùng là Amoxicillin, có thể kết hợp cùng Clavulanate.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Có thể được chỉ định Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm đau tai, đồng thời hạ sốt.
  • Kháng viêm: Thuốc kháng viêm có tác dụng kháng viêm, giảm sưng.
  • Nhỏ tai: Đối với các trường hợp thủng màng nhx, có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhỏ tai.

2/ Phẫu thuật can thiệp

Phẫu thuật thường được chỉ định khi các dấu hiệu không suy giảm dù đã sử dụng thuốc, hoặc bác sĩ sẽ yêu cầu trong một vài trường hợp nhiễm trùng lan rộng.

  • Chọc hút dịch: Tạo một lỗ nhỏ trên màng nhĩ để hút dịch, mủ tích tụ trong tai giữa.
  • Đặt ống thông khí: Đặt ống nhỏ qua màng nhĩ để duy trì thông khí, ngăn sự tích tụ dịch.
  • Cắt VA: Nếu viêm VA gây tái phát viêm tai giữa hoặc khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn.
  • Vá màng nhĩ: Trong trường hợp bệnh nhân bị thủng lâu dài hoặc tái phát nhiều lần.

Phòng ngừa viêm tai giữa

Để phòng tránh viêm tai giữa, bạn có thể thực hiện những điều sau. Đặc biệt, đối với trẻ em, phụ huynh cần lưu ý:

  • Rửa tay thường xuyên, rửa cùng xà phòng trên 10 giây.
  • Tránh tiếp xúc với người đang cảm lạnh, cúm.
  • Tiêm phòng cúm, phế cầu khuẩn định kỳ.
  • Tránh để nước vào tai, đặc biệt là nước bẩn và sau khi bơi.
  • Không dùng tăm bông, các vật cứng, không vệ sinh để ngoáy tai.
  • Điều trị viêm xoang, viêm VA, cảm lạnh, cúm triệt để.
  • Tránh các yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm như trẻ bú khi nằm, khói thuốc lá hoặc môi trường ô nhiễm.
  • Đặc biệt ở trẻ từng bị viêm tai giữa, cần tái khám định kỳ để tránh nguy cơ tái phát.

Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Vì thế, việc tìm hiểu rõ lý do bị viêm tai giữa cũng như cách phòng tránh là vô cùng cần thiết. 

Trong trường hợp bạn hoặc con em đang mắc các triệu chứng kể trên, hoặc những dấu hiệu viêm tai dần trở nặng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi. Phòng khám Quang Hiền có bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang là trưởng khoa Tai Mũi Họng tại bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng), sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ bạn trên chặng đường phục hồi khả năng nghe, lấy lại chất lượng cuộc sống trước đây. 

  • Zalo: 0904 773 546
  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Website: https://taimuihongdanang.com
  • Email: [email protected].

Filed Under: Uncategorized

Tháng 3 11, 2025 by ModD Leave a Comment

Viêm họng do trào ngược khác gì với viêm họng thông thường

Viêm họng do trào ngược là một tình trạng sức khỏe phổ biến, thường xuất hiện ở những người bị trào ngược dạ dày, thực quản. Đây không chỉ là vấn đề viêm nhiễm như viêm họng thông thường, mà liên quan đến những tổn thương niêm mạc do axit dạ dày gây ra. Hãy cùng tìm hiểu chung, điểm khác biệt và cách điều trị viêm họng do trào ngược trong bài viết hôm nay nhé.

Tìm hiểu chung về bệnh viêm họng và trào ngược dạ dày

Trước khi tìm hiểu phương pháp điều trị, bạn nên khám phá căn nguyên về viêm họng và trào ngược dạ dày:

Viêm họng

Viêm họng là tình trạng vi khuẩn, virus xâm nhập vùng niêm mạc họng gây ra viêm nhiễm hoặc do các tác nhân như khói bụi, hóa chất. Bệnh nhân viêm họng sẽ có một số triệu chứng điển hình như đau họng, khó nuốt, khàn giọng, và ho. Trong trường hợp viêm họng do trào ngược, nguyên nhân sẽ đến từ acid từ dạ dày trào lên thực quản, gây tổn thương niêm mạc họng.

Trào ngược dạ dày, thực quản

Viêm họng do trào ngược

Trào ngược dạ dày, thực quản là hiện tượng gây nên bởi các chất có trong dạ dày, sau khi trào ngược lên thực quản, họng. Lúc này, người bệnh sẽ có một vài biểu hiện như ợ nóng, ợ hơi, và có thể cảm thấy đau rát dọc theo vùng xương ức. 

Dần dần, tình trạng này có thể gây viêm niêm mạc thực quản, gây ra các tình trạng đau, sưng đỏ, viêm, nhiễm trùng ở đường hô hấp. Ngoài ra, các biến chứng lâu dài hơn sẽ khiến bệnh nhân có các biểu hiện như miệng có mùi hôi dù vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thực quản hẹp, loét hay thậm chí là tiền ung thư thực quản.

So sánh viêm họng thông thường với viêm họng do trào ngược

Hai loại viêm họng này có biểu hiện tương đối giống nhau. Tuy nhiên, viêm họng do trào ngược sẽ có một số triệu chứng tách biệt so với viêm họng thông thường, cụ thể:

  • Bệnh nhân cảm thấy cồn cào ở ruột gan: Cảm thấy khó chịu, nóng rát trong dạ dày.
  • Nóng rát vùng ngực (nằm phía sau xương ức): Thường xuất hiện sau khi ăn no hoặc nằm ngay sau khi ăn.
  • Ăn không tiêu, đầy hơi, nấc cụt, ợ nóng, có cảm giác nôn nao.

Cách điều trị viêm họng do trào ngược

Viêm họng do trào ngược đem lại nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng điểm qua một số cách để điều trị bệnh lý này:

Chữa trị triệu chứng, nguyên nhân gây trào ngược

  • Sử dụng thuốc kháng axit để trung hòa dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI), giúp giảm tiết axit
  • Thuốc kháng viêm như Alphachymotrypsin, lysozyme
  • Thuốc chống dị ứng, thuốc kháng histamin
  • Thay đổi lối sống, lề lối sinh hoạt: Không ăn uống các thực phẩm cay, nóng, chua có thể kích thích, không nằm sau khi ăn.
  • Suy yếu cơ thắt thực quản thông qua vận động, dinh dưỡng và điều trị các bệnh lý liên quan đến thần kinh cơ.
  • Thoát vị cơ hoành sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nếu thoát vị lớn và gây ra biến chứng.
  • Kiểm soát các bệnh lý như tiểu đường, cường giáp hoặc suy giáp để giảm tác động gián tiếp lên dạ dày và thực quản.

Điều trị bởi chuyên gia

1/ Khai thác bệnh sử, tiền sử gia đình

  • Bạn sẽ được bác sĩ hỏi chi tiết về các triệu chứng gặp phải, đặc biệt là các dấu hiệu khác với viêm họng thông thường
  • Tìm hiểu tiền sử bệnh lý gia đình có liên quan đến trào ngược dạ dày, thực quản hoặc các bệnh lý tiêu hóa khác.

2/ Xem xét, đánh giá tổn thương vùng hầu họng

  • Nội soi họng và dạ dày: Nội soi họng giúp đánh giá tổn thương, tình trạng viêm ở niêm mạc họng. Mặt khác, nội soi dạ dày sẽ được áp dụng đánh giá mức độ thương tổn của thực quản và nguyên nhân gây trào ngược.

3/ Điều trị bằng thuốc

Dựa theo kết quả nội soi và đánh giá lâm sàng, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp.

  • Thuốc kháng axit: Giúp trung hòa lượng axit bên trong dạ dày
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giảm tiết axit mạnh mẽ hơn, thường được dùng trong các trường hợp có triệu chứng nặng.
  • Thuốc tăng cường chức năng cơ thắt thực quản sẽ được chỉ định nhằm giảm tần suất trào ngược.
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Có cơ chế ngăn chặn tế bào dạ dày gắn kết, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.

Thuốc cần được sử dụng đúng liều lượng, thời gian bác sĩ chỉ định, hướng dẫn để nhận được hiệu quả tốt nhất.

4/ Phẫu thuật

Khi nào cần phẫu thuật?

  • Khi điều trị bằng thuốc nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.
  • Khi các triệu chứng gây trào ngược khiến thực quản, họng bị tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động.

Phương pháp 

  • Thực hiện phẫu thuật tạo van mới ở cơ tâm vị nhằm tăng cường khả năng đóng mở của cơ tâm vị, giúp ngăn chặn axit trào ngược.

Phòng tránh viêm họng do trào ngược

Một số cách để phòng tránh tình trạng viêm họng do trào ngược gây ra:

  • Không hút thuốc: thuốc lá có thể khiến niêm mạc tổn thương, đặc biệt nicotine trong thuốc lá còn làm giãn cơ thực quản, vô tình tăng tiết acid dạ dày.
  • Không nằm sau khi ăn: Sau khi ăn no sẽ khiến dịch dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản hơn. Vì thế, tốt nhất là sau khi ăn trong 2 giờ không nên nằm ngay, khi nằm cũng nên chú ý đặt đầu cao hơn phần bụng.
  • Duy trì cân nặng: Quá béo, nhiều mỡ ở bụng sẽ tạo ra áp lực cho vùng bụng, từ đó dịch dạ dày và acid dễ trào ngược lên thực quản.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành các bữa nhỏ hơn. Điều này sẽ giúp dạ dày không bị giãn, dịch tiết cũng giảm đi, và cũng dễ hơn để bạn có thể tiêu hóa.
  • Không mặc quần áo bó chật, điều này sẽ tạo ra áp lực lớn cho vùng dạ dày, khiến dịch axit dễ đi ngược lên trên.
  • Lối ăn uống phù hợp: Đặc biệt, bệnh nhân bị trào ngược nên chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm ăn uống trong ngày. Nên tránh xa các loại thức ăn cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều đường hoặc quá nhiều dầu mỡ.

Viêm họng do trào ngược gây ra nhiều khó chịu và còn là tiềm ẩn của một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và áp dụng các cách điều trị phù hợp sẽ giúp bạn thuyên giảm tình trạng này. Bên cạnh đó, đừng quên cải thiện lối sống để cải thiện sức khỏe tổng quan.

Trong trường hợp bạn gặp phải triệu chứng viêm họng kéo dài, hoặc các triệu chứng khác với viêm họng thông thường. Bạn hãy liên hệ với phòng khám Quang Hiền thông qua hotline hoặc địa chỉ bên dưới nhé. Với trang thiết bị y tế hiện đại và bác sĩ chuyên môn cao, phòng khám cam kết mang đến những giải pháp hiệu quả nhất dành cho bạn.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: [email protected]

Filed Under: Uncategorized

  • « Previous Page
  • 1
  • …
  • 9
  • 10
  • 11
  • 12
  • 13
  • …
  • 64
  • Next Page »

Bài viết mới

  • Bảo vệ: Tranh Chấp Hợp Đợp Đồng Ở Doanh Nghiệp FDI: 5 Sai Lầm “Chết Người” Và Giải Pháp Từ Chuyên Gia Pháp Lý 2025
  • Bảo vệ: Mã Ngành Xây Dựng: Bí Quyết Thành Công Cho Doanh Nghiệp FDI Tại Việt Nam 2025
  • Bảo vệ: Bảo Lãnh Diện F2B Mất Bao Lâu? Giải Mã Thời Gian Chờ & Cách Rút Ngắn 65% Quy Trình
  • Cuộc sống
    • Những câu nói hay về cuộc sống
  • Thơ hay
  • Công Nghệ
  • Phim
  • Game
  • Tính phần trăm (%) online

Danh mục

Copyright © 2025 · Generate Pro on Genesis Framework · WordPress · Log in