Ổ cứng được ví như linh hồn của máy tính, là nơi tất cả các dữ liệu của bạn được lưu. Trong khi hầu hết các thành phần của máy tính có thể được thay thế. Tuy nhiên những dữ liệu trên ổ cứng lại không nếu như bạn chưa tạo một bản sao lưu. Vậy nên để đảm bảo ổ cứng của bạn luôn hoạt động tốt. Bạn cần phải kiểm tra tình trạng ổ cứng trên máy tính của mình thường xuyên.
Có nhiều cách khác nhau để kiểm tra tình trạng sức khỏe ổ cứng? Dưới đây Vietgiatrang sẽ hướng dẫn cho bạn 6 cách kiểm tra, đánh giá ổ cứng máy đơn giản nhất nhé!
Kiểm tra bằng BIOS
Phương pháp đầu tiên khá là quen thuộc. Miễn là bạn sử dụng bo mạch chủ tương đối hiện đại, bạn có thể chạy kiểm tra ổ cứng trong BIOS mà không bị bất kỳ sự can thiệp nào từ hệ điều hành.
Các bước như sau:
Khởi động lại máy tính => Ngay khi màn hình vừa sáng lên bạn hãy nhấn phím Delete, F2, F12. Hoặc bất kỳ phím nào mà màn hình khởi động sẽ đưa bạn đến BIOS.
Trong BIOS, sẽ có những dòng hướng dẫn sử dụng. Ví dụ trên chiếc bo mạch MSI Mortar WiFi B550M, trong BIOS, chúng ta có thể vào “Settings => Advanced => NVME self-test” để kiểm tra tình trạng sức khỏe của ổ cứng.
Bạn có thể kiểm tra xem liệu ổ cứng có đang được tiếp nhận bởi máy tính hoặc bo mạch chủ hay không?
Trên laptop Dell và HP, bạn phải được cho phép để kiểm tra tình trạng ổ cứng bằng cách vào BIOS và tìm “Diagnostics.”
Tối ưu hóa và chống phân mảnh trong Windows 10
Nếu ổ cứng của bạn không phải là SSD và nó đang chạy chậm hơn. Bạn hãy kiểm tra xem ổ cứng đã bị phân mảnh như thế nào. Bạn có thể tiến hành kiểm tra tình trạng phân mảnh của ổ cứng bằng công cụ đã được tích hợp trên Windows 10.
Cách thực hiện như sau:
Nhập “defrag” vào menu Start, sau đó hãy vào “Defragment and Optimize Drives”. Tiếp theo hãy chọn ổ cứng và cuối cùng là nhấp vào nút “Analyze.” Nếu sự phân mảnh được phát hiện, hãy nhấp vào “Optimize” (trước đây gọi là “Defrag”) cho ổ đĩa đó để tối ưu.
Hiện nay, các ổ cứng SATA truyền thống đã có thể được thay thế bằng ổ cứng SSD nhanh hơn. Tuy nhiên đây vẫn là một loại ổ cứng phổ biến và phù hợp để lưu trữ ảnh, video, tài liệu, và các loại tệp khác. SSDs hoạt động hơi khác một chút, và chúng không bao giờ cần chống phân mảnh – defragmentation và tối ưu hóa ổ cứng.
Sử dụng công cụ của nhà sản xuất ổ cứng HDD
Hầu hết các nhà sản xuất ổ cứng lớn đều cung cấp các công cụ miễn phí và mạnh mẽ để kiểm tra tình trạng ổ cứng. Bước đầu tiên bạn cần biết cấu tạo của ổ cứng.
Nếu bạn đã biết cấu tạo của ổ cứng, bạn có thể bỏ qua phần này. Nếu chưa biết, bạn hãy nhấn phím Win => nhập “device manager,” và nhấp vào kết quả đầu tiên hiện ra.
Trong Device Manager, mở rộng tùy chọn “Disk drives” và ghi chú lại mã số của ổ cứng. Tiếp theo bạn hãy nhập mã số này vào Google để cho ra kết quả hiển thị ổ cứng. Sau đó, hãy truy cập vào trang web hỗ trợ của nhà sản xuất để tìm công cụ kiểm tra tình trạng ổ cứng của nó.
Dưới đây là liên kết đến trang liên quan của một số thương hiệu ổ cứng lớn nhất hiện nay:
Những công cụ kiểm tra đến từ thương hiệu khác nhau sẽ có cách sử dụng hơi khác biệt. Điều quan trọng là chúng đều có tính năng cho phép bạn kiểm tra tình trạng sức khỏe ổ cứng.
Sử dụng công cụ CHKDSK của Windows
Windows CHKDSK Tool là một công cụ tích hợp sẵn của Windows. Ứng dụng sẽ quét ổ đĩa của bạn để tìm các lỗi hệ thống, các phần xấu và thông báo nếu có bất kỳ vấn đề nào với ổ cứng. Windows CHKDSK Tool còn có thể sửa các vấn đề mà ứng dụng có thể sửa chữa. Hoặc thông báo cho bạn biết nếu có một vấn đề lớn hơn mà nó không thể sửa được.
Để sử dụng CHKDSK bạn làm như sau:
Nhấp chuột phải vào ổ cứng bạn muốn kiểm tra lỗi => chọn “Properties”, nhấp vào tab “Tools”, sau đó nhấp vào nút “Check now”.
Một hộp thoại sẽ mở ra với 2 tùy chọn để sửa các lỗi và quét các phần xấu. Bạn có thể chọn sửa lỗi và các phần xấu. Hoặc nhấp vào Start để chỉ nhận báo cáo về tình trạng lỗi trên ổ cứng.
Công cụ này tập chung vào việc tìm các lỗi và thành phần xấu. Nó sẽ chỉ cho bạn biết nếu có bất kỳ vấn đề lớn nào với ổ cứng. Bạn có thể sử dụng CHKDSK Tool như một công cụ kiểm tra và sửa lỗi cơ bản cho ổ cứng.
Sử dụng WMIC
WMIC là một giao diện dòng lệnh cho phép bạn thực hiện nhiều tác vụ quản trị bao gồm cả việc kiểm tra tình trạng ổ cứng. Nó sử dụng chức năng S.M.A.R.T (Self-Monitoring, Analysis and Reporting Technology – Công nghệ tự giám sát, phân tích và báo cáo) của ổ cứng để xem tình trạng và đưa ra các kết luận cơ bản như “OK,” “Pred Fail,”,…. WMIC cung cấp các thông tin rất nhỏ nhưng nhanh và là một chức năng có sẵn của Windows.
Để kiểm tra ổ cứng với WMIC, hãy nhấn tổ hợp phím Win + R để mở hộp thoại Run => Nhập cmd và nhấn “OK” để mở dấu nhắc lệnh của Windows.
Nhập:
wmic
Và nhấn Enter. Khi giao diện WMI đã sẵn sàng hãy nhập:
diskdrive get status
Nhấn phím Enter một lần nữa. Bạn sẽ thấy được tình trạng của ổ cứng nhanh chóng.
Sử dụng phần mềm của bên thứ ba để kiểm tra tình trạng ổ cứng
Bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra tình trạng ổ cứng của bên thứ 3. Các công cụ này sử dụng tính năng tương tự “S.M.A.R.T” của ổ cứng để nạp dữ liệu giống như WMIC. Tuy nhiên chúng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về ổ cứng thay vì chỉ hiển thị tình trạng ổ cứng tốt hay xấu.
CrystalDiskInfo
CrystalDiskInfo là một công cụ đơn giản và mạnh mẽ để kiểm tra tình trạng ổ cứng.
Công cụ này có ưu điểm:
- Miễn phí để sử dụng
- Chiếm dung lượng rất nhẹ
- Cung cấp tất cả các thông tin được yêu cầu như nhiệt độ, tình trạng sức khỏe, kiểu ổ cứng, các tính năng và một số thuộc tính khác như tỷ lệ đọc/ghi lỗi, thời gian quay vòng,…
Trình cài đặt của CrystalDiskInfo có chứa quảng cáo. Bạn nên sử dụng tùy chọn “Custom Installer” và bỏ tích quảng cáo. Khi đã cài đặt hoàn tất, bạn sẽ thấy tất cả thông tin về ổ cứng trong giao diện chính.
Công cụ này cũng sẽ kiểm tra tình trạng ổ cứng sau mỗi 10 phút (mặc định) và cảnh báo cho bạn nếu có điều gì đó bất thường.
Ngoài ra bạn có thể trải nghiệm Hard Disk Sentinel hoặc HDDScan. Các công cụ này có nhiều chức năng hơn nhưng đối với người dùng thông thường thì CrystalDiskInfo là hoạt động rất tốt.
Trên đây Vietgiatrang đã giới thiệu bạn 6 cách kiểm tra tình trạng ổ cứng máy tính Windows nhanh và đơn giản nhất. Nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào hãy để lại comment để được giải đáp chi tiết nhé!