Site icon Việt Gia Trang

Theo dòng lịch sử mặt trống đồng – tìm về cội nguồn tiền sử Việt

Lịch sử là quá khứ nhưng đọng mãi trong lòng những người con hiện tại. Lịch sử mặt trống đồng gắn liền với khởi đầu bắt nguồn của dân tộc Việt, con cháu Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ. Cùng Lê Gia tìm hiểu rõ hơn về trống đồng ở bài viết dưới đây nhé.

1. Khai phá, phát hiện lịch sử mặt trống đồng Việt Nam nổi tiếng thế giới.

1.1. Phát hiện ban đầu

Nhắc đến Trống Đồng, người thế giới đều biết nó xuất phát từ Việt Nam. Gốc gác từ Châu Á, trải qua bao đời lịch sử vẫn lưu dấu. Ra đời hơn 5000 năm lịch sử, nhưng để khai phá và nổi tiếng lan rộng phải kế đến thế kỷ 19. Trong thời gian lịch sử mặt trống đồng Việt Nam, với chất liệu, hình ảnh mang đậm chất cổ vật. Thu hút các học giả, nhà nghiên cứu khai quật và tìm hiểu. 

Hình dạng ban đầu được khai quật, trống đồng có vẽ hình những chú ếch khá lạ, mang ý nghĩa “ếch kêu mưa trời”, cầu mưa. Nên phần lớn con người không để ý. Trống đồng được phát hiện ở nhiều vùng khác nhau trên dải đất hình chữ S. Trong đó, khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ được khám phá nhiều. Càng về sau, khi hình ảnh rõ ràng, độc đáo trên trống đồng được tìm ra, khiến nó trở thành cổ vật cần nghiên cứu. 

Một nhà sử học người Nga từng đánh giá rằng, năm 1925 nhà khảo cổ học Victor Golubev trong một lần dạo chơi ở khu chợ làng Thanh Hóa. Ông phát hiện ra được một vật thể được làm từ đồng, khắc họa tinh tế trên bề mặt. Xuất nguồn từ Đông Sơn, vật thể bằng đồng này thu hút hàng loạt nhà nghiên cứu trong Viện Viễn Đông Bác Cổ khai quật bởi niên đại của nó. Tuổi đời, niên đại cao của hàng loạt trống đồng được tìm ra. 

1.2. Nguồn gốc, nơi ra đời xuất phát lịch sử mặt trống đồng

Nhà sử học Golubev là người nghiên cứu, so sánh tỉ lệ chất liệu của các hiện vật được khai quật ở Đông Sơn. Sau quá trình dài tìm hiểu thực địa và trên vật thể, trống đồng được khẳng định xuất phát nguồn gốc từ làng Đông Sơn. Nền văn hóa Đông Sơn được tìm ra, nay thuộc xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nhà khoa học người Nga tiếp tục nghiên cứu, 5 năm sau ông cho ra một bản báo cáo khoa học. Ông khẳng định về nền văn hóa hơn 3000 năm trước tại khu vực châu thổ sông Hồng, sông Mã. Đó là nền văn minh Đông Sơn – văn minh Lạc Việt.

Khám phá không chỉ xuất phát trên các hình ảnh được khắc họa, như khảm trên trống đồng. Nhà Sử học còn nghiên cứu các chi tiết trong sử học về nền văn minh sông Hồng đã qua đi. Nghi lễ cúng bái, tôn giáo, mặt trời, chim,… đều trở thành vật thể sống động. Đó như sự góp nhặt của nhiều nền văn minh khác nhau. Cũng như nhiều quốc gia khác nhau, tạo nên sự độc đáo có một không hai này. 

1.3. Lịch sử mặt trống đồng – khảo cổ dân tộc có từ rất lâu đời

Theo chu trình phát triển của thời đại. Cho tới năm 1930, người ta thường nghĩ rằng, người Việt có khả năng tạo ra các vật thể, dụng cụ bằng đồng là dưới thời Hán trị vì. Là do nền văn minh Hán mang đến. 

Nhưng khi sự khai phá về lịch sử ra đời của trống đồng Đông Sơn. Người ta nhấn mạnh rằng, kim loại dân tộc An Nam lúc này đã có từ thời tiền sử, thời ông cha. Nhà khảo cổ học người Nga Victor Golubev là người phát hiện ra nền văn hóa Đông Sơn. Là người hướng nền tảng cho thế hệ chúng ta biết rõ hơn về lịch sử ông cha. Thời tiền sử, những bộ lạc người Việt sống ven khu sông Hồng, sông Mã đã khai phá và có những kinh nghiệm quý giá, tuyệt vời. 

2. Lịch sử mặt trống đồng trong dân tộc Việt Nam

Trống đồng Đông Sơn là tài sản chung của dân tộc Việt Nam. Đó là sự quý báu mà ông cha để lại cho đời con. Sự khắc họa hình ảnh từ mặt trời, chim, kèn, … trên mặt trống biểu thị chính cuộc sống của con người Việt xưa. 

Trong truyền thuyết Mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân, sự ra đời của những đứa con mang dòng dõi chủng tộc cao sang. Sự kết hợp của biển với rừng, của chim với rồng. Tạo nên dời con “con rồng – cháu tiên” của người Việt bao đời nay. 

Hình ảnh trên chiếc trống đồng còn có những con chim xoay tròn, những điệu múa độc đáo mà chỉ có dưới thời Lạc Việt.  Mặt trời là tín ngưỡng, thiên nhiên là những thứ cao vời mà con người Việt cổ  cúng bái, tôn thờ. Họ không dám chống đối, không dám khinh nhờn. Đó như một phong tục mà những thế hệ bộ lạc mẫu hệ hay phụ hệ đều giữ gìn. Mặt trống đồng Đông Sơn được khắc họa chói lóa hình ảnh mặt trời ở vị trí trung tâm.

Đó như sự giữ gìn, như tin tưởng về sự bảo vệ của tự nhiên, của tạo hóa. Dân làng sẽ an yên, sẽ  vui vẻ, sẽ hạnh phúc. Người Việt cổ xem trống đồng vừa là công cụ trong các lễ hội, để vui đùa hạnh phúc. Vừa là vật tôn thờ, là vật linh thiêng của cả dân làng. 

3. Lịch sử mặt trống đồng tìm kiếm 2 loại

3.1. Trống đồng Ngọc Lũ

Trống đồng Ngọc Lũ là loại trống đồng cổ xưa nhất còn tồn tại của trống Đông Sơn. Được phát hiện vào khoảng năm 1893 – 1894, trống đồng Ngọc Lũ được đưa vào viện Bảo Tàng để giữ gìn, lưu trữ. Trống có patin xanh đã ngả xám, lớn, đúc liền. Tang trống nở, thân hình trụ, chân nón cụt. Điều đặc biệt với 14 ngôi sao sáng điểm tô đặc biệt cho mặt trống. 

Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, những con chim Lạc, thần Mặt Trời, hình người đội mũ cánh chim, bánh lái, mũi tên,… Những đặc trưng đặc biệt dấu ấn cho thời xa xưa. 

Theo truyền thuyết kể lại, mỗi bộ lạc sẽ có một tù trưởng. Mà chỉ có vị tù trưởng được phép những vật dụng đặc biệt nhất là thuyền, mũi tên,…  Đó được xem là người đại diện của thần Mặt Trời. Là người mang sứ mệnh của các vị thần xuống soi sáng cho bộ lạc. Người tù trưởng biết ngày, đêm, biết sáng, tối, mưa gió, muông thú. 

Một điểm tô điểm cho đặc trưng của mặt trống đồng Ngọc Lũ chính là quyển lịch. Mỗi vòng tròn, mang theo các đồ vật khác nhau sẽ giúp họ đếm được ngày, giờ, tháng. Tháng có bao nhiêu ngày, ngày bao nhiêu giờ. 

3.2. Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn khắc họa toàn cảnh sinh học của nền văn minh Lạc Việt. Thiết kế trống tinh tế với tang trống và thân đều có hoa văn vô cùng độc đáo. Đó có thể là con người, động vật hay thực vật ngay chính thời của họ. Hình ảnh vẽ đơn sơ, giản dị nhưng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. 

Hình ảnh cây cỏ, động vật kết hợp với các hoạt động khác nhau bao trùm lên tâm tư, ước nguyện của người Việt cổ. Một cuộc sống vui, vẻ, ấm no, hạnh phúc. Một cuộc sống sung tung, sự gắn kết giữa những con người trong buôn làng với nhau. Dựa trên những ngành nghề được khắc họa trên mặt trống, mô tả hiện thực cuộc sống sinh hoạt. Vừa chăn nuôi, vừa đánh cá, săn thú. Lao động kết hợp với vui chơi, giải trí. Cuộc sống tuy đơn giản, nhưng vô cùng vui vẻ.

Mặt trống đồng Đông Sơn còn chứa đựng nhiều hình ảnh mang ý nghĩa bí ẩn, độc đáo. Lịch sử mặt trống đồng trải qua hàng ngàn năm là minh chứng cho sự phát triển, sự thay đổi của thời đại. Với mỗi con người chúng ta, sự tìm hiểu về lịch sử, sự ghi nhớ những gì đã qua là điều quan trọng. Những gì ghi dấu, khắc họa trên trống đồng là tâm tư của một thời cổ đại, một nền văn minh đã từng huy hoàng.

Nền văn minh Lạc Việt trên dải châu thổ sông Hồng, sông Mã sẽ mãi là điều đáng ca ngợi của dân tộc ta. Lịch sử mặt trống đồng sẽ còn dài, còn những điều mà con người hiện đại không thể giải mã. Hãy tự trải nghiệm, hãy tự chiêm ngưỡng để hiểu được những điều quý giá ấy. 

=> Xem thêm: Bảo vật Quốc gia nằm trên đồi chè

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Exit mobile version