Site icon Việt Gia Trang

Đánh Giá Website: Các Phương Pháp Đánh Giá Website Hiệu Quả

Có những cách nào để đánh giá website, các phương pháp để có thể giúp SEOer đánh giá website hiệu quả và nhanh chóng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:

Suy cho cùng, việc xây dựng và sử dụng website không chỉ cần có một hình thức đẹp long lanh, nhiều chức năng phức tạp mà để đánh giá một website còn cần rất nhiều yếu tố. Đừng vì hình thức bên ngoài của website mà vội đánh giá ổn hay chưa. Đối với không chỉ các search engine mà quan trọng hơn cả là đối với mỗi người dùng, một website đáng giá phải thỏa mãn các đặc điểm sau

Cách đánh giá website qua nội dung

Một website được đánh giá cao phải phù hợp với mục tiêu xây dựng lên nó. Nội dung trên website phải đầy đủ, hấp dẫn và gây hứng thú với người truy cập. Một điểm rất quan trọng nữa là nội dung phải được cập nhập thường xuyên.

Để đánh giá được chất lượng content, trước tiên bạn cần định rõ đối tượng của website. Có thể là các khách hàng tiềm năng, có thể là các đối tác hiện có của công ty, các nhà đầu tư nước ngoài…Những nhóm khách hàng này muốn gì, tìm gì và cần gì? Như vậy, khi xây dựng nội dung cho website chúng ta mới có thể cung cấp cho người dùng một hệ thống có chất lượng và hiệu quả.

Thời lượng nội dung 

Hãy thử tạo content dài hơn đối thủ. Độ dài bài đăng lý tưởng đối với các công cụ tìm kiếm là 2000 đến 2450+ từ và đối với người đọc thì content dài 1600 từ là hợp lý. Các bài đăng với nhiều từ hơn thường có vị trí xếp hạng cao hơn

Hình ảnh, video và đồ họa

Chỉ sử dụng media có chất lượng cao. Kích thước hình ảnh lý tưởng phải tối thiểu 32 x 32 px. Các bài đăng trên website với hình ảnh, video và đồ họa dễ đọc sẽ hấp dẫn hơn đối với khách truy cập. Số lượng hình ảnh tối ưu trung bình là 7.

Ngữ pháp và chính tả

Bài đăng với những lỗi ngữ pháp và chính tả khiến cho website của bạn nhìn cẩu thả và kém chuyên nghiệp. Hơn nữa, đối với các content khác tiếng Việt, Google, Yahoo và Bing có thể phạt bạn vì lỗi ngữ pháp và chính tả. Đối với content tiếng Anh, bạn có thể sử dụng Grammarly – đây là một ứng dụng kiểm tra ngữ pháp và giúp phát triển nội dung “không sai chính tả”. 

Dễ đọc 

Hãy đảm bảo rằng nội dung dễ đọc và dễ hiểu. Thường thì bạn nên sử dụng các câu ngắn hơn, đoạn văn và các câu chủ động thay cho các câu ghép phức tạp.  

Đánh giá website qua thiết kế

Đương nhiên một website sẽ không được đánh giá cao nếu như khách hàng cảm thấy việc sử dụng quá rối rắm và phức tạp. Khách truy cập vào website của bạn có thể sẽ rất hào hứng nếu như nhìn thấy một giao diện đẹp với content có vẻ chất lượng và cập nhật thường xuyên. Nhưng cũng sẽ nhanh chóng thoát ra nếu tính năng mà chúng ta cung cấp quá phức tạp.

Thiết kế trang web phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, mục đích và đối tượng của bạn. Vậy làm thế nào để bạn biết website của mình đã đảm bảo được các yêu cầu về thiết kế? Cách duy nhất đó là trước khi đặt hàng thiết kế trang web, bạn hãy nghiên cứu các trang web của đối thủ cạnh tranh, đưa ra các ý tưởng về website của bạn sẽ trông như thế nào, để có những định hướng cơ bản. 

Mặc dù không giống nhau hoàn toàn nhưng giữa các website sẽ có một số đặc điểm xác định thiết kế có đạt chất lượng hay không.

Đầu tiên đó là Giao diện người sử dụng (UI) đạt chất lượng

UI là sự xuất hiện, giao diện và cảm nhận của người dùng về trang web. UI tốt là sự nhất quán trong phong cách và cách trình bày (kiểu phông chữ, màu sắc và kích thước; sử dụng màu sắc hợp lý; nút, căn chỉnh và lề), hình ảnh, video và đồ họa chất lượng cao và bố cục website nhất quán.

Tiếp đó là trải nghiệm người dùng (UX)

UX là cảm giác, ấn tượng khi tương tác với trang web của người dùng.  UX tốt là khả năng điều hướng dễ dàng, đơn giản và hợp lý, văn bản rõ ràng, hình ảnh, đồ họa và video có ý nghĩa, thiết kế thân thiện và đáp ứng (Trang web có thể dễ dàng sử dụng trên các thiết bị khác nhau). 

Đánh giá website qua chức năng

Để kiểm tra website của mình có chức năng nào gặp vấn đề hay không, mỗi khi bạn truy cập, hãy coi như mình là một người dùng mới. Bạn có thể sử dụng trình duyệt ẩn danh hoặc tốt hơn là xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt của bạn. Từ cách check thủ công này bạn có thể đảm bảo trang web không có lỗi và thường xuyên được check lỗi. Đảm bảo rằng tất cả các chức năng trên trang web của bạn đang hoạt động; bao gồm các nút (button) không bị “liệt”, không có liên kết bị hỏng và lỗi 404, trang web không có vi-rút và phần mềm độc hại…

Đánh giá website chất lượng qua tốc độ tải trang web

Một yếu tố quan trọng khác để đánh giá một trang web hoạt động tốt là tốc độ của nó. Các trang web phải được tải nhanh, bởi vì, các trang tải chậm dẫn đến tỷ lệ thoát cao. Theo các nghiên cứu, người dùng không chờ quá 3 giây để tải trang web và nếu bạn không muốn mất đối tượng, hãy kiểm tra tốc độ trang web của bạn thường xuyên.

GTMetrix là một công cụ miễn phí mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra tốc độ trang web của mình một cách hiệu quả. 

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ trang web của bạn; có thể là do thiết kế chưa được tối ưu hóa làm chậm website hoặc do code web có đôi chút vấn đề. Hoặc do tốc độ mạng bị ảnh hưởng. Hãy sớm tìm ra nguyên nhân và sửa chữa!

Bảo mật trang web là yếu tố để đánh giá website có đáng tin cậy không

Các trang web an toàn hiện nay phải bắt đầu bằng https. Nếu bạn muốn kiểm tra trang web có được bảo vệ hay không, hãy nhìn vào phía bên trái của URL.

Đánh giá khả năng tương thích đa nền tảng 

Khả năng tương thích đa nền tảng có nghĩa là trang web có thiết kế đáp ứng tương thích với tất cả các thiết bị mới nhất. Do đó khi thiết kế, hãy phát triển website của bạn trên từng nền tảng, chẳng hạn như các loại điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay và máy tính để bàn khác nhau. 

Tương thích với nhiều trình duyệt khác nhau

Đừng chỉ sử dụng một trình duyệt để truy cập website. Thực hiện kiểm tra cho các trình duyệt khác nhau để tìm ra các lỗi khi hiển thị và sử dụng bởi có sự khác biệt giữa các trình duyệt. Bạn có thể sử dụng các trình duyệt phổ biến để check như: Chrome, Firefox, Safari, Internet Explorer và Edge. 

Đánh giá độ tin cậy của trang web 

Một trang web đáng tin cậy có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là khách hàng tiềm năng của bạn truy cập trang web của bạn phải cảm thấy mình có thể tin tưởng đối với thông tin và hoạt động của website. Đây là vài mẹo dành cho bạn:

Giới hạn số lượng quảng cáo trên trang web của bạn. 

Nêu rõ mô tả công ty, giá trị và dịch vụ do website cung cấp.

Có một chat-bot hoặc hình thức liên lạc dễ dàng truy cập.

Tránh các yêu cầu đăng ký không cần thiết và loại bỏ các trường bắt buộc.  

Thêm chức năng đánh giá và lời nhận xét của khách hàng của bạn. 

Cung cấp tất cả thông tin liên lạc của chủ sở hữu website. 

Nếu bạn có bất kỳ tin tức hoặc bài đăng báo chí phản hồi tích cực nào về công ty của bạn, hãy xuất bản nó trên trang web. 

Công ty của bạn từng đạt giải thưởng và thành tích? Hãy giới thiệu để khách hàng của bạn biết về điều đó. 

Bạn cũng xây dựng các sự kiện? Hãy thông báo lên trang web. 

Nêu tất cả các chính sách của website. 

Tránh các thủ thuật SEO mũ đen gây hại. 

Tên miền tương ứng với thương hiệu đang xây dựng. 

Tránh trùng lặp nội dung. 

Cập nhật trang web của bạn thường xuyên. 

Hãy chắc chắn rằng công ty có nhân viên QA có trình độ cao. 

Đảm bảo rằng website có các nút CTA (kêu gọi hành động). 

Cuối cùng hãy luôn kiểm tra để website đảm bảo nguyên tắc về chất lượng của Google. 

Như bạn nhận thấy, bạn không cần phải có bất kỳ kỹ năng kỹ thuật nào để kiểm tra chất lượng trang web của mình. Các để đánh giá một website khá là đơn giản. Xuất bản một trang web chất lượng đòi hỏi thời gian và nỗ lực. Tuy nhiên, chỉ chọn một vài yếu tố chính để tập trung phát triển là không đủ, hãy cố gắng đảm bảo tất cả các yếu tố. Tất cả sẽ giúp bạn tăng lợi nhuận của mình trong tương lai

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Exit mobile version