Site icon Việt Gia Trang

Cách kiểm tra nhiệt độ laptop nhanh và cực đơn giản

Khi laptop nóng lên thì rất có thể đang có những điều tồi tệ sảy ra với máy tính của bạn. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra nhiệt độ laptop trở nên rất quan trọng. Biết được nhiệt độ của laptop bạn sẽ có những biện pháp để hạn chế sự nóng lên của máy tính hiệu quả.

Nếu bạn đang gặp vấn đề với laptop, laptop nóng lên bất thường trong quá trình sử dụng. Xem ngay một số cách kiểm tra, giám nhiệt độ laptop và làm giảm nhiệt độ hiệu quả nhất dưới đây.

Cách kiểm tra nhiệt độ CPU Laptop

Chúng ta có hai tùy chọn để bạn kiểm tra nhiệt độ của máy tính đó là:

1. Kiểm tra nhiệt độ CPU trong laptop bằng phần mềm

Intel và AMD là 2 hãng sản xuất CPU lớn, cả hai hãng đều cung cấp phần mềm để giám sát các sản phẩm CPU của họ. Phần mềm đa năng hiệu quả và miễn phí bạn nên thử đầu tiên chính là Core Temp.

Để kiểm tra kiểm tra nhiệt độ của máy tính với Core Temp bạn là như sau:

Bước 1: Tải xuống và cài đặt phần mềm. Bạn hãy lưu ý bỏ chọn một số hộp checkbox khi cài đặt như hình minh họa dưới đây. 

Cài phần mềm Temp Core để kiểm tra nhiệt độ laptop- lưu ý bỏ chọn mục trên hình đánh dấu

Bước 2:  Mở phần mềm Core Temp, tiếp đó bạn hãy hướng mắt đến phần có nội dung “Core # 0 ”. Tùy thuộc vào máy tính của bạn có mấy lõi CPU mà cửa sổ của bạn trông sẽ có sự khác biệt nhỏ với hình minh họa dưới đây. CPU dưới đây có 4 lõi vì thế có 4 phần Core # 0, 1, 2, 3.

Đọc thông số trên Core Temp

Nếu bạn muốn xem nhiệt độ dưới đơn vị F – Fahrenheit bạn hãy nhấp vào mục Options >> Setting >> Display

Bước 3: Đọc các số liệu từ trái sang phải, Core Temp cho bạn biết 4 điều quan trọng về nhiệt độ của 1 lõi CPU như sau:

2. Kiểm tra nhiệt độ CPU không dùng phần mềm (UEFI / BIOS)

BIOS là viết tắt của Basic Input Output System tức là hệ thống nhập xuất cơ sở nằm trên bo mạch chính của laptop. Nó được xem như là chương trình hoạt động đầu tiên khi khởi động máy tính. Trong hệ điều hành Windows 10 thì BIOS được thay thế bằng UEFI Unified Extensible Firmware Interface (giao diện chương trình cơ sở mở rộng hợp nhất). Về mặt chức năng BIOS và UEFI đều giống nhau.

Nếu máy tính của bạn dùng Win 7 bạn có thể khởi động BIOS bằng cách nhấn các phím như F2 hoặc F12 hoặc ESC hoặc Delete,… Khởi khởi động máy lên, máy tính sẽ chú thích các phím bên dưới màn hình cho bạn biết cách khởi động BIOS.

Kiểm tra nhiệt độ CPU của laptop bằng BIOS có sẵn trên máy

Ở các hệ điều hành cao hơn như win 10 bạn có thể mở UEFI bằng cách nhấn phím Windows >> chọn Power trên màn hình >> nhấn Shift >> chọn Restart.

Máy tính của bạn sẽ khởi động lại và sau đó hiện lên một menu. Bạn cần chọn: Troubleshoot > Advanced options > UEFI Firmware Settings, sau đó nhấn Restart. 

Kiểm tra nhiệt độ CPU của laptop bằng UEFI có sẵn trên máy

Tuy nhiên việc sử dụng BIOS và UEFI được cho là khá bất tiện với người dùng:

Chính vì thế phương pháp kiểm tra nhiệt độ cho laptop tốt hơn sử dụng Temp Core sẽ có nhiều điểm tối ưu hơn.

Cách giám sát nhiệt độ CPU

Bạn cần kiểm tra, giám sát nhiệt độ CPU thường xuyên để đảm bảo máy luôn trong tình trạng tốt nhất.

Do UEFI và BIOS không hiển thị nhiệt độ của máy tính một cách xuyên suốt mà nó sẽ kết thúc khi bạn đi vào sử dụng. Chính vì thế bạn cần một giải pháp phần mềm như Temp Core. 

Giám sát nhiệt độ CPU ở chế độ full màn hình vơi RivaTuner

Bạn sẽ không thể giám sát nhiệt độ của máy tính với Temp Core khi đang xem một bộ phim hay chơi một trò chơi nào đó. Bởi hoạt động ở chế độ toàn màn hình, thanh tác vụ của bạn sẽ bị mất. Có một cách khác để giám sát nhiệt độ ở chế độ full màn hình.

Đi kèm với tiện ích ép xung GPU MSI Afterburner là một công cụ nhỏ tiện lợi có tên RivaTuner. Công cụ cho phép bạn hiển thị nhiệt độ CPU ngay cả khi ở chế độ toàn màn hình. Bạn có thể tải xuống và cài đặt RivaTuner, nhưng các nhà phát triển khuyên bạn nên sử dụng nó cùng với phần mềm  GPU MSI Afterburner. 

Cách thiết lập theo dõi nhiệt độ ở chế độ toàn màn hình

Nhấp vào biểu tượng của MSI AFTERBURNER ở thanh tác vụ dưới màn hình
Chọn mục CPU Temperature
Theo dõi nhiệt độ của máy tính ngay cả khi đang chơi game, xem phim, hoặc các tác vụ dòi hỏi toàn màn hình

Hỏi đáp: Một số câu hỏi thường gặp

1. CPU như thế nào là quá nóng?

Theo sát sát: Khi thực hiện các tác vụ năng như các trò chơi nặng về đồ họa thì nhiệt độ của máy khoảng 40 đến 65 độ C là tốt. 

Tuy nhiên tùy thuộc vào từng kiểu máy mà nhiệt độ quá tải của chúng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như một máy tính laptop mạnh mẽ có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ 75 độ C. Các máy tính chơi game chuyên nghiệp có thể hoạt động ở nhiệt độ 55 độ C khi chạy các tác vụ nặng.

Nhiệt độ của máy tính bao nhiều là bình thường?

Có một giới hạn chung khi CPU hoạt động đó là không được vượt quá 80 độ C. Dù không hoàn toàn là một mức nhiệt đáng cảnh báo. Nhưng bạn không nên để máy tính làm việc quá lâu dưới nhiệt độ này. Nhiệt độ duy trì liên tục ở mức 90 độ C có thể gây tổn hại cho CPU. Vì thế hãy giảm bớt các tác vụ nặng bạn đang giao cho CPU vận hành.

2. Nhiệt độ CPU có ảnh hưởng tới hiệu suất không?

Như đã nói ở trên, tốc độ xử lý của CPU có thể bị giảm nếu duy trì hoạt động ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Ở nhiệt độ 90 độ C trở lên bạn cần gấp rút giảm bớt các tác vụ để giảm nhiệt độ cho máy. Nhiệt cao có thể khiến CPU 3GHz của bạn giảm xuống còn 800MHz do đó hiệu suất máy tính vận hành sẽ giảm đáng kể. 

3. Giảm nhiệt độ CPU của Laptop như thế nào?

Đưa nhiều không khí vào trong máy 

Tăng lượng khí đi vào khe tản nhiệt: Đây là cách làm giảm nhiệt độ laptop hiệu quả. Hãy làm điều đó bằng cách đặt máy tính lên một mặt phẳng nhẵn như bàn làm việc chứ không phải là trên đệm. Ngoài ra hãy đầu tư một bộ đế tản nhiệt cho máy tính nhé!

Mua đế tản nhiệt cho laptop

Làm mát máy tính bằng không khí bên ngoài: Bạn cần đảm bảo không gian bên ngoài phải mát hơn bên trong máy. Tránh làm việc ở nơi có nhiệt độ quá cao.

Làm sạch máy tính cả trong lẫn ngoài

Bít tắc các vùng cũng gây nên sự tăng nhiệt độ của máy tính. Bạn hãy sử dụng dụng cụ làm sạch máy tính để làm sạch bàn phím, khe tản nhiệt. Hoặc sử dụng keo tản nhiệt để giúp việc tản nhiệt được hiệu quả hơn.

Dụng cụ làm sạch máy tính laptop

Chúng ta đã cùng đi qua những cách kiểm tra theo dõi nhiệt độ của laptop và làm giảm nhiệt độ cho laptop. Hãy thực hiện ngay những cách trên để giải quyết vấn đề nhiệt độ laptop tăng cao ngay bạn nhé!

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Exit mobile version